Trắc nghiệm Vài nét về Nguyễn Đình Chiểu Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

  • B

    Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

  • C

    Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  • D

    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

Câu 2 :

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A

    Nông dân

  • B

    Nho giáo

  • C

    Quan lại đã sa sút

  • D

    Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng

Câu 3 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.

  • B

    Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.

  • C

    Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước

  • D

    Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.

Câu 4 :

Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Sĩ phu yêu nước

  • B

    Thầy đồ, thầy thuốc

  • C

    Nhà thơ

  • D

    Tất cả đều đúng

Câu 5 :

Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

  • A

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi bị mù hai mắt

  • B

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược

  • C

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi mẹ mất

  • D

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi lấy vợ

Câu 6 :

Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Dương Từ - Hà Mậu

Chạy giặc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Văn tế Trương Định

Truyện Lục Vân Tiên

Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh

Câu 7 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:

  • A

    Trung Bộ

  • B

    Bắc Bộ

  • C

    Nam Bộ

  • D

    Tất cả đều đúng

Câu 8 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.

  • B

    Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt

  • C

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

  • D

    Ông đề cao tư tưởng Nho gia

Câu 9 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Con người nhân hậu

  • B

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C

    Con người thủy chung

  • D

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Câu 10 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

        

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định

  • B

    Làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương

  • C

    Làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

  • D

    Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu sinh ra tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh).

Câu 2 :

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình như thế nào?

  • A

    Nông dân

  • B

    Nho giáo

  • C

    Quan lại đã sa sút

  • D

    Gia đình có truyền thống đấu tranh cách mạng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ông ảnh hưởng tư tưởng này từ gia đình

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho.

Câu 3 :

Nội dung nào dưới đây không đúng về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.

  • B

    Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh. Nhưng sau đó chữa khỏi được.

  • C

    Nguyễn Đình Chiểu bị hôn thê bội ước

  • D

    Sau khi đóng cửa chịu tang, ông mở trường dạy học và làm thuốc.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849. Nhưng chưa kịp thi thì nghe tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, vì thời tiết thất thường, vất vả khóc thương nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Trong thời gian nghỉ lại Quảng Nam chữa bệnh, tuy bệnh không hết nhưng ông đã được vị danh y truyền dạy nghề thuốc.

Câu 4 :

Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Sĩ phu yêu nước

  • B

    Thầy đồ, thầy thuốc

  • C

    Nhà thơ

  • D

    Tất cả đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu vừa là nhà thơ, thầy đồ, thầy thuốc. Đồng thời, ông cũng là một sĩ phu yêu nước chân chính.

Câu 5 :

Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu được chia làm mấy giai đoạn, đó là những giai đoạn nào?

  • A

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi bị mù hai mắt

  • B

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược

  • C

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi mẹ mất

  • D

    Hai giai đoạn: Trước và sau khi lấy vợ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cuộc đời sáng tác của ông được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược.

Câu 6 :

Tác phẩm nào không phải là sáng tác giai đoạn sau khi thực dân Pháp xâm lược của tác giả Nguyễn Đình Chiểu?

Dương Từ - Hà Mậu

Chạy giặc

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Văn tế Trương Định

Truyện Lục Vân Tiên

Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh

Đáp án

Dương Từ - Hà Mậu

Truyện Lục Vân Tiên

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm Truyện Lục Vân TiênDương Từ - Hà Mậu là sáng tác ở giai đoạn đầu

Câu 7 :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm màu sắc của:

  • A

    Trung Bộ

  • B

    Bắc Bộ

  • C

    Nam Bộ

  • D

    Tất cả đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu mang đậm sắc thái của Nam Bộ, bình dị, chân chất.

Câu 8 :

Đáp án không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Ông thường sáng tác bằng chữ Nôm, ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm.

  • B

    Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh người nông dân trong văn học Việt

  • C

    Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian

  • D

    Ông đề cao tư tưởng Nho gia

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là nghệ thuật trong bài Thương vợ của Tú Xương.

Câu 9 :

Đáp án không phải mẫu người lí tưởng trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu?

  • A

    Con người nhân hậu

  • B

    Con người ngay thẳng, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

  • C

    Con người thủy chung

  • D

    Con người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu mang nặng tư tưởng đạo dức nhân nghĩa. Đạo lí làm người của ông mang tinh thần nhân nghĩa của đạo Nho. Vì vậy, mẫu người lí tưởng trong các sáng tác của ông là con người nhân hậu, ngay thẳng, thủy chung, dám đấu tranh với các thế lực tàn bạo, cứu nhân độ thế.

Câu 10 :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là nhà thơ tiêu biểu nhất cho dòng văn chương đạo đức, ngoài ra còn được xem là:

  • A

    Người đi tiên phong trong việc làm giàu có ngôn ngữ đặc trưng Nam Bộ.

  • B

    Người đi tiên phong trong các tác giả Nam Bộ đưa văn học Nam Bộ hoà            vào dòng chảy chung của văn học nước nhà.

  • C

    Là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời thuộc Pháp.

  • D

    Là người có số phận bất hạnh nhưng trái tim vô cùng quả cảm.

        

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bài Chạy giặc là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Đình Chiểu được xem là lá cờ đầu của văn thơ chống ngoại xâm thời Pháp thuộc.

close