Trắc nghiệm bài Nhớ đồng - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Nhớ đồng của tác giả nào?

  • A

    Tố Hữu

  • B

    Huy Cận

  • C

    Xuân Diệu

  • D

    Hàn Mặc Tử

Câu 2 :

Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng để tặng người bạn nào?

  • A

    Vũ Đình Liên

  • B

    Nguyễn Thi

  • C

    Nguyễn Chí Thanh

  • D

    Huy Cận

Câu 3 :

Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?

  • A

    Máu và hoa

  • B

    Ra trận

  • C

    Từ ấy

  • D

    Ta với ta

Câu 4 :

Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào?

  • A

    Thừa Phủ 

  • B

    Hỏa Lò

  • C

    Sơn La

  • D

    La Bảo

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

***

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Những hồn chất phác hiền như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Nhớ đồng  – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

 

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời…

(Nhớ đồng – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

 

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

(Nhớ đồng – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Câu 8 :

Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu

  • A

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 9 :

Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?

Máu lửa

Xiềng xích

Giải phóng

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Nhớ đồng?

Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, quen thuộc

Giọng thơ tha thiết

Hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhớ đồng của tác giả nào?

  • A

    Tố Hữu

  • B

    Huy Cận

  • C

    Xuân Diệu

  • D

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhớ đồng  – Tố Hữu

Câu 2 :

Tố Hữu sáng tác bài thơ Nhớ đồng để tặng người bạn nào?

  • A

    Vũ Đình Liên

  • B

    Nguyễn Thi

  • C

    Nguyễn Chí Thanh

  • D

    Huy Cận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhớ đồng được sáng tác tặng Vịnh (đồng chí Nguyễn Chí Thanh, bạn hoạt động cách mạng với Tố Hữu).

Câu 3 :

Nhớ đồng được in trong tập thơ nào?

  • A

    Máu và hoa

  • B

    Ra trận

  • C

    Từ ấy

  • D

    Ta với ta

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhớ đồng được in trong tập thơ Từ ấy.

Câu 4 :

Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày tháng Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao nào?

  • A

    Thừa Phủ 

  • B

    Hỏa Lò

  • C

    Sơn La

  • D

    La Bảo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhớ đồng được sáng tác trong những ngày Tố Hữu bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).

Câu 5 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

***

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mát thở yên vui

Những hồn chất phác hiền như đất

Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!

(Nhớ đồng  – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Đáp án

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi

Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời

Vẩn vơ theo mãi vòng quanh quẩn

Muốn thoát, than ôi, bước chẳng rời

 

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời…

(Nhớ đồng – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Đáp án

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm.

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây:

Cho tới chừ đây, tới chừ đây

Tôi mơ qua cửa khám bao ngày

Tôi thu tất cả trong thầm lặng

Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

 

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

(Nhớ đồng – Tố Hữu)

Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày tháng chưa bị giam cầm

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Đáp án

Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Trở lại thực tại nhà giam, lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

Câu 8 :

Giá trị nội dung của bài thơ Nhớ đồng – Tố Hữu

  • A

    Bức tranh phong cảnh, cũng là bức tranh tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của tác giả trong một mối tình xa xăm, vô vọng

  • B

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Bài thơ Nhớ đồng là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài

- Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, yêu đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

Câu 9 :

Bài thơ Nhớ đồng nằm trong phần nào của tập thơ Từ ấy?

Máu lửa

Xiềng xích

Giải phóng

Đáp án

Xiềng xích

Lời giải chi tiết :

Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập Từ ấy.

Câu 10 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Nhớ đồng?

Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, quen thuộc

Giọng thơ tha thiết

Hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Đáp án

Hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ gần gũi, giản dị, quen thuộc.

- Giọng thơ tha thiết

close