Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 3 Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chị ơi!

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.

( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?

  • A.

    Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.

  • B.

    Nhận nhầm chồng với bạn chồng

  • C.

    Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng

  • D.

    Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình

Câu 1.4

Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình nghĩa con người

  • C.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • D.

    Tình đồng chí

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bức tranh của tôi

Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh

Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Cửa sổ

Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố

Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…

Và rung rinh vài nhánh cây, chũm quả

Cùng với những gì gọi là cuộc đời

Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời

Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất

Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:

“- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”

(Nguyễn Duy, trích từ tập thơ Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 2.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Câu 2.2

Theo đoạn thơ, bức tranh đẹp nhất là bức tranh nào?

  • A.

    Bức tranh núi Lam Sơn

  • B.

    Bức tranh cánh đồng

  • C.

    Bức tranh khói trắng

  • D.

    Bức tranh màu xanh

Câu 2.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

  • A.

    Điệp, nhân hóa

  • B.

    Điệp, liệt kê

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Câu 2.4

Bức tranh màu xanh trong đoạn thơ gợi lên bức tranh cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Bức tranh cuộc sống tươi đẹp, giàu sức sống

  • B.

    Bức tranh cuộc sống thanh bình, giản dị

  • C.

    Bức tranh cuộc sống ồn ào, huyên náo

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

 

Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim

lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh

tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh

thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm

 

Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm

chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm

chỉ xin được suốt đời bám biển

như một người đánh cá ngay lành

 

Như một ngư dân Việt rất thường dân

yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc

thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc

vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa

 

Những dây thừng chiếu bó nẹp tre

mang một lời thề nóng bỏng

dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng

chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà

 

Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa

đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép

kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt

vẫn trái tim yêu nước khôn cùng (…)

(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo - Báo Văn nghệ quân đội. com.)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 3.2

Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Sóng lặng biển yên

  • B.

    Cá đầy khoang mỗi sớm

  • C.

    Suốt đời bám biển

  • D.

    Đủ cơm ăn mỗi ngày

Câu 3.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

  • A.

    Ẩn dụ, so sánh

  • B.

    So sánh, liệt kê

  • C.

    Ẩn dụ, điệp từ

  • D.

    Ẩn dụ, liệt kê

Câu 3.4

Tình cảm của tác giả qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Tình yêu quê hương biển đảo

  • B.

    Niềm tự hào, ngợi ca về đất nước, con người

  • C.

    Ý thức, trách nhiệm bảo vệ biển đảo, quê hương

  • D.

    Lên án, tố cáo tội ác chiến tranh

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc?  Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
     Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)

Câu 4.1

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên:

  • A.

    Chính luận

  • B.

    Nghệ thuật

  • C.

    Khoa học

  • D.

    Báo chí

Câu 4.2

Theo đoạn trích, những điều cần làm trước mắt là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường

  • B.

    Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân.

  • C.

    Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.

  • D.

    Không ngừng học tập, nghiên cứu, cống hiến.

Câu 4.3

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn sau: Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc?  Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc

  • B.

    Ẩn dụ, câu hỏi tu từ

  • C.

    Câu hỏi tu từ, liệt kê

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Câu 4.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ sống có ý nghĩa

  • B.

    Sống hết mình, cống hiến hết mình

  • C.

    Hãy làm những điều bản thân yêu thích

  • D.

    Tận hưởng, hưởng thụ cuộc sống ngay từ bây giờ để không hối tiếc.

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…Trái tim bạn là nơi cất giữ đam mê của bạn. Và nó luôn đói khát. Nếu bạn không cho nó ăn no đủ, niềm đam mê sẽ chết dần chết mòn, sẽ cạn kiệt. Khi ấy - sống mà không đam mê, không tha thiết, bạn chỉ kéo lê đời mình trong sự bất mãn, hồ nghi và mặc cảm mà thôi.

Hãy bằng mọi giá tìm thấy niềm đam mê ẩn giấu trong ta. Hãy bằng mọi giá chỉ ra được đâu là khả năng của bạn, đâu là thứ bạn yêu thích nhất, đâu là việc mà bạn không thể trì hoãn đến sáng mai. Ở nơi nào đó, trong bạn, chắc chắn phải có một niềm đam mê như vậy. Không cứ nó phải là điều gì to tát, lý tưởng rạng ngời: thay đổi thế giới, trở thành người xuất chúng, mưu bá đồ vương, lập kỳ tích trong khoa học hay nghệ thuật. Chỉ cần nó đúng là niềm đam mê: bất cứ đam mê nào, vâng, không loại trừ gì, đều đáng để bạn quan tâm và nuôi dưỡng. Đừng để ngọn lửa tắt. […]

Thử nghĩ lại đi, lúc nào bạn không còn thấy mê thích, đó là lúc quả tim chỉ còn làm nhiệm vụ bơm máu, một cái máy bơm giật cục và chai sạn, Frédéric Beigbeder đã từng nói vậy. Bạn không phải nhập viện, không phải dùng thuốc trợ tim, bạn vẫn sống khỏe phây phây (trong mặc cảm/bất mãn/hồ nghi), trời đang xanh hay ráng hồng, bạn chẳng quan tâm, người đáng yêu hay đáng sợ, bạn không để ý, bạn kéo dài thời gian trên cõi đời này bằng ăn ngủ đi lại bởi vì bạn có còn yêu thương mong muốn gì nữa đâu…

Thế thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ bi kịch nào, bạn cũng không được dừng yêu. Yêu gì cũng được, một người, một vật, một tôn giáo, một công việc, không có cái nào xứng đáng hơn cái nào. “Trái tim biết rõ nơi nó muốn trú ngụ”, đây không phải là phát biểu của tôi, nó thuộc về Steve Jobs.

Hãy học yêu việc mình làm, sản phẩm mình tạo ra, đứa con mình sinh thành, người mình gửi trao niềm tin. Bạn phải yêu, giá nào cũng phải yêu và bảo vệ, bởi nếu không, bạn mong gì người khác yêu nổi bạn và những gì thuộc về bạn? Khi bạn cất tiếng hát mà chính bạn còn chán nó, còn thấy mặc cảm vì giọng mình, thì ai sẽ là người yêu thích giọng hát ấy đây? Khi bạn không có một kỷ niệm nào để gìn giữ và trân trọng, thì ai sẽ là người trân trọng bạn, giữ bạn trong đám rối ký ức của họ?

                  (Trích Thức ăn cho quả tim, Quốc Bảo, Cuốn sổ trắng, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 232)

Câu 5.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    biểu cảm

  • B.

    miêu tả

  • C.

    nghị luận

  • D.

    tự sự

Câu 5.2

Theo tác giả, việc để cho trái tim luôn đói khát để lại tác hại gì?

  • A.

    Niềm đam mê sẽ chết dần chết mòn, sẽ cạn kiệt

  • B.

    Không còn cảm nhận được tình yêu

  • C.

    Thờ ơ, vô cảm với bản thân và mọi người xung quanh

  • D.

    Không còn những khao khát yêu và được yêu

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Yêu gì cũng được, một người, một vật, một tôn giáo, một công việc, không có cái nào xứng đáng hơn cái nào. 

  • A.

    So sánh, điệp từ

  • B.

    Liệt kê, điệp từ

  • C.

    Nhân hóa, liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ, điệp từ

Câu 5.4

Câu nói của Frédéric BeigbederLúc nào bạn không còn thấy mê thích, đó là lúc quả tim chỉ còn làm nhiệm vụ bơm máu, một cái máy bơm giật cục và chai sạn” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Khi con tim không còn tìm thấy đam mê, con tim như đã chết.

  • B.

    Khi bạn tìm thấy đam mê, bạn sẽ yêu bản thân mình hơn.

  • C.

    Khi không tìm thấy và theo đuổi những niềm đam mê, con người sẽ sống thật tẻ nhạt; chỉ là tồn tại vô thức chứ không phải là sống có ý nghĩa.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chị ơi!

Chỉ gọi được thế thôi

Anh chiến sỹ đưa đường bỗng thấy nghẹn lời

Không làm sao anh còn nói nổi:

Chị đặt hoa nhầm rồi

Mộ anh ấy ở bên tay trái

Chỉ có một vòng hoa chị mang từ quê lại

Hoa viếng mộ bên này đã có chúng tôi!

Chị hiểu ý em rồi

Xin cho chị đặt hoa bên mộ đó

Cả cánh rừng chỉ có hai ngôi mộ

Viếng mộ anh có chị đến đây rồi.

( Viếng chồng - Trần Ninh Hồ)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Tình huống éo le người vợ gặp phải trong văn bản trên là gì?

  • A.

    Đặt nhầm vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình.

  • B.

    Nhận nhầm chồng với bạn chồng

  • C.

    Quên không mang hoa khi đến thăm mộ chồng

  • D.

    Quên không mang hoa đến ngôi mộ cạnh mộ của chồng mình

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tình huống éo le: Sự nhầm lẫn của người vợ khi đặt vòng hoa lên mộ không phải của chồng mình. Cái khó của người vợ: đặt nhầm vị trí của vòng hoa, song không thể và cũng không nên sửa.

Câu 1.4

Tình cảm nào được ca ngợi trong văn bản trên

  • A.

    Tình cảm gia đình

  • B.

    Tình nghĩa con người

  • C.

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • D.

    Tình đồng chí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa của con người.

Câu 2 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bức tranh của tôi

Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh

Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh Cửa sổ

Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố

Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…

Và rung rinh vài nhánh cây, chũm quả

Cùng với những gì gọi là cuộc đời

Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời

Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất

Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:

“- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm

Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”

(Nguyễn Duy, trích từ tập thơ Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

Câu 2.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Sinh hoạt

  • D.

    Khoa học

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2.2

Theo đoạn thơ, bức tranh đẹp nhất là bức tranh nào?

  • A.

    Bức tranh núi Lam Sơn

  • B.

    Bức tranh cánh đồng

  • C.

    Bức tranh khói trắng

  • D.

    Bức tranh màu xanh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

Bức tranh đẹp nhất là bức tranh màu xanh.

Câu 2.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc

Mỗi hạt mưa, làn sương, cảnh chim

Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn

Và phác trong tôi bao đường nét bình yên

  • A.

    Điệp, nhân hóa

  • B.

    Điệp, liệt kê

  • C.

    So sánh, nhân hóa

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp điệp, liệt kê

- Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp da dạng, phong phú của cuộc sống, niềm yêu thương, gắn bó, trân trọng từng vẻ đẹp cuộc đời bình dị, thân thuộc.

Câu 2.4

Bức tranh màu xanh trong đoạn thơ gợi lên bức tranh cuộc sống như thế nào?

  • A.

    Bức tranh cuộc sống tươi đẹp, giàu sức sống

  • B.

    Bức tranh cuộc sống thanh bình, giản dị

  • C.

    Bức tranh cuộc sống ồn ào, huyên náo

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bức tranh màu xanh trong văn bản gợi chính suy nghĩ về bức tranh cuộc sống của mỗi người với những nét vẽ gần gũi, giản dị, tươi đẹp và đầy sức sống.

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

 

Không bay lên trời vẫn ngang dọc như chim

lưới cá đầy mồ hôi tuôn lấp lánh

tàu vỏ sắt ý chí màu thép lạnh

thuộc Hoàng Sa, Trường Sa từng tấc đảo nổi chìm

 

Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm

chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm

chỉ xin được suốt đời bám biển

như một người đánh cá ngay lành

 

Như một ngư dân Việt rất thường dân

yêu biển mình cũng là yêu Tổ quốc

thương cha ông xưa thuyền nan đơn độc

vẫn lên đường trực chỉ Hoàng Sa

 

Những dây thừng chiếu bó nẹp tre

mang một lời thề nóng bỏng

dẫu thân xác này dạt trôi theo sóng

chỉ khát mong ngày trở lại quê nhà

 

Lớp cháu con của Hải đội Hoàng Sa

đi đánh cá hôm nay tàu vỏ thép

kĩ thuật cao mà trái tim nồng nhiệt

vẫn trái tim yêu nước khôn cùng (…)

(“Những ngư dân yêu nước rất thường dân” – Thanh Thảo - Báo Văn nghệ quân đội. com.)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 3.2

Trong đoạn trích, niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Sóng lặng biển yên

  • B.

    Cá đầy khoang mỗi sớm

  • C.

    Suốt đời bám biển

  • D.

    Đủ cơm ăn mỗi ngày

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Niềm mong ước của ngư dân Việt Nam được thể hiện qua đoạn thơ:

Chỉ nguyện cầu sóng lặng biển êm

chỉ ao ước cá đầy khoang mỗi sớm

chỉ xin được suốt đời bám biển

như một người đánh cá ngay lành

Câu 3.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ:

Trên sóng xanh những đàn ngựa biển

lướt dưới mặt trời dưới trăng sao

ngựa biển hôm nay choàng giáp sắt

như ngựa thiêng Thánh Gióng thuở nào

  • A.

    Ẩn dụ, so sánh

  • B.

    So sánh, liệt kê

  • C.

    Ẩn dụ, điệp từ

  • D.

    Ẩn dụ, liệt kê

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ “đàn ngựa biển, so sánh như ngựa thiêng Thánh Gióng.

Tác dụng: Khắc họa hình ảnh những con thuyền đánh cá như đàn ngựa chiến oai phong, lẫm liệt. Đồng thời thể hiện thái độ ngợi ca của tác giả.

Câu 3.4

Tình cảm của tác giả qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Tình yêu quê hương biển đảo

  • B.

    Niềm tự hào, ngợi ca về đất nước, con người

  • C.

    Ý thức, trách nhiệm bảo vệ biển đảo, quê hương

  • D.

    Lên án, tố cáo tội ác chiến tranh

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Tình cảm của tác giả:

- Tình yêu quê hương biển đảo

- Niềm tự hào, ngợi ca về đất nước, con người

- Ý thức, trách nhiệm bảo vệ biển đảo, quê hương

Câu 4 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

      Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc?  Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
     Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com ; 26/ 03/ 2016)

Câu 4.1

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên:

  • A.

    Chính luận

  • B.

    Nghệ thuật

  • C.

    Khoa học

  • D.

    Báo chí

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 4.2

Theo đoạn trích, những điều cần làm trước mắt là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường

  • B.

    Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân.

  • C.

    Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.

  • D.

    Không ngừng học tập, nghiên cứu, cống hiến.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, những điều cần làm trước mắt là:

- Tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

- Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân.

- Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.

Câu 4.3

Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn sau: Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc?  Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

  • A.

    Câu hỏi tu từ, điệp cấu trúc

  • B.

    Ẩn dụ, câu hỏi tu từ

  • C.

    Câu hỏi tu từ, liệt kê

  • D.

    Nhân hóa, liệt kê

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Phép liệt kê, câu hỏi tu từ

=> Tác dụng: Diễn tả sự trăn trở, băn khoăn của tác giả về việc khi còn trẻ chúng ta đã làm được những gì?

Câu 4.4

Thông điệp rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ sống có ý nghĩa

  • B.

    Sống hết mình, cống hiến hết mình

  • C.

    Hãy làm những điều bản thân yêu thích

  • D.

    Tận hưởng, hưởng thụ cuộc sống ngay từ bây giờ để không hối tiếc.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp rút ra từ văn bản trên: Những điều bản thân cần làm để tuổi trẻ sống có ý nghĩa.

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

…Trái tim bạn là nơi cất giữ đam mê của bạn. Và nó luôn đói khát. Nếu bạn không cho nó ăn no đủ, niềm đam mê sẽ chết dần chết mòn, sẽ cạn kiệt. Khi ấy - sống mà không đam mê, không tha thiết, bạn chỉ kéo lê đời mình trong sự bất mãn, hồ nghi và mặc cảm mà thôi.

Hãy bằng mọi giá tìm thấy niềm đam mê ẩn giấu trong ta. Hãy bằng mọi giá chỉ ra được đâu là khả năng của bạn, đâu là thứ bạn yêu thích nhất, đâu là việc mà bạn không thể trì hoãn đến sáng mai. Ở nơi nào đó, trong bạn, chắc chắn phải có một niềm đam mê như vậy. Không cứ nó phải là điều gì to tát, lý tưởng rạng ngời: thay đổi thế giới, trở thành người xuất chúng, mưu bá đồ vương, lập kỳ tích trong khoa học hay nghệ thuật. Chỉ cần nó đúng là niềm đam mê: bất cứ đam mê nào, vâng, không loại trừ gì, đều đáng để bạn quan tâm và nuôi dưỡng. Đừng để ngọn lửa tắt. […]

Thử nghĩ lại đi, lúc nào bạn không còn thấy mê thích, đó là lúc quả tim chỉ còn làm nhiệm vụ bơm máu, một cái máy bơm giật cục và chai sạn, Frédéric Beigbeder đã từng nói vậy. Bạn không phải nhập viện, không phải dùng thuốc trợ tim, bạn vẫn sống khỏe phây phây (trong mặc cảm/bất mãn/hồ nghi), trời đang xanh hay ráng hồng, bạn chẳng quan tâm, người đáng yêu hay đáng sợ, bạn không để ý, bạn kéo dài thời gian trên cõi đời này bằng ăn ngủ đi lại bởi vì bạn có còn yêu thương mong muốn gì nữa đâu…

Thế thì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ bi kịch nào, bạn cũng không được dừng yêu. Yêu gì cũng được, một người, một vật, một tôn giáo, một công việc, không có cái nào xứng đáng hơn cái nào. “Trái tim biết rõ nơi nó muốn trú ngụ”, đây không phải là phát biểu của tôi, nó thuộc về Steve Jobs.

Hãy học yêu việc mình làm, sản phẩm mình tạo ra, đứa con mình sinh thành, người mình gửi trao niềm tin. Bạn phải yêu, giá nào cũng phải yêu và bảo vệ, bởi nếu không, bạn mong gì người khác yêu nổi bạn và những gì thuộc về bạn? Khi bạn cất tiếng hát mà chính bạn còn chán nó, còn thấy mặc cảm vì giọng mình, thì ai sẽ là người yêu thích giọng hát ấy đây? Khi bạn không có một kỷ niệm nào để gìn giữ và trân trọng, thì ai sẽ là người trân trọng bạn, giữ bạn trong đám rối ký ức của họ?

                  (Trích Thức ăn cho quả tim, Quốc Bảo, Cuốn sổ trắng, NXB Hội nhà văn, 2015, tr. 232)

Câu 5.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    biểu cảm

  • B.

    miêu tả

  • C.

    nghị luận

  • D.

    tự sự

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học.

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 5.2

Theo tác giả, việc để cho trái tim luôn đói khát để lại tác hại gì?

  • A.

    Niềm đam mê sẽ chết dần chết mòn, sẽ cạn kiệt

  • B.

    Không còn cảm nhận được tình yêu

  • C.

    Thờ ơ, vô cảm với bản thân và mọi người xung quanh

  • D.

    Không còn những khao khát yêu và được yêu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo đoạn trích, việc để cho trái tim đói khát  sẽ dẫn đến tác hại: Nếu bạn không cho nó ăn no đủ, niềm đam mê sẽ chết dần chết mòn, sẽ cạn kiệt. Khi ấy - sống mà không đam mê, không tha thiết, bạn chỉ kéo lê đời mình trong sự bất mãn, hồ nghi và mặc cảm mà thôi.

Câu 5.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Yêu gì cũng được, một người, một vật, một tôn giáo, một công việc, không có cái nào xứng đáng hơn cái nào. 

  • A.

    So sánh, điệp từ

  • B.

    Liệt kê, điệp từ

  • C.

    Nhân hóa, liệt kê

  • D.

    Ẩn dụ, điệp từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

– Biện pháp tu từ: liệt kê, điệp từ “một”…

– Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu dành cho một người, một vật, một tôn giáo, một công việc, tất cả đều xứng đáng như nhau vì không có niềm đam mê nào xứng đáng hơn niềm đam mê nào. Chỉ cần là niềm đam mê chân chính, đem đến nguồn năng lượng tích cực và ý nghĩa cho cuộc sống thì tất cả đều xứng đáng được trân trọng.

Câu 5.4

Câu nói của Frédéric BeigbederLúc nào bạn không còn thấy mê thích, đó là lúc quả tim chỉ còn làm nhiệm vụ bơm máu, một cái máy bơm giật cục và chai sạn” được hiểu như thế nào?

  • A.

    Khi con tim không còn tìm thấy đam mê, con tim như đã chết.

  • B.

    Khi bạn tìm thấy đam mê, bạn sẽ yêu bản thân mình hơn.

  • C.

    Khi không tìm thấy và theo đuổi những niềm đam mê, con người sẽ sống thật tẻ nhạt; chỉ là tồn tại vô thức chứ không phải là sống có ý nghĩa.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung câu nói

Lời giải chi tiết :

Câu nói của Frédéric BeigbederLúc nào bạn không còn thấy mê thích, đó là lúc quả tim chỉ còn làm nhiệm vụ bơm máu, một cái máy bơm giật cục và chai sạn” được hiểu:

- Khi không tìm thấy và theo đuổi những niềm đam mê, con người sẽ sống thật tẻ nhạt; chỉ là tồn tại vô thức chứ không phải là sống có chất lượng. 

- Đời sống tâm hồn nghèo nàn, đơn điệu; không cảm nhận thấy thế giới xung quanh có bao điều thú vị; không đánh thức được năng khiếu và khả năng sáng tạo vô tận của chính mình.  

close