Trắc nghiệm Ôn tập phần tiếng Việt Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đáp án nào dưới đây không đúng về ngôn ngữ:

  • A

    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng

  • B

    Ngôn ngữ là tài sản riêng của mỗi cá nhân

  • C

    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

  • D

    Ngôn ngữ giúp cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác

Câu 2 :

Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?

  • A

    Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, tiếng, từ, ngữ cố định)

  • B

    Các quy tắc chung (quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)

  • C

    Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)

  • D

    Tất cả các phương án trên

Câu 3 :

Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

  • B

    Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

  • C

    Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

  • D

    Ngôn ngữ do một dân tộc sáng tạo nên

Câu 4 :

Vì sao nói lời nói là sản phẩm của cá nhân?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Muốn giao tiếp với người khác, cá nhân phải tự sáng tạo ra lời nói cá nhân.

  • B

    Khi giao tiếp, cá nhân phải huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.

  • C

    Trong lời nói cá nhân có nhiều cái riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

  • D

    Cá nhân có thể sáng tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.

Câu 5 :

Thương vợ của tác giả nào?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Tú Xương

  • C

    Nguyễn Khuyến

  • D

    Nguyễn Đình Chiểu

Câu 6 :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Các từ ngữ chung

  • B

    Các thành ngữ chung

  • C

    Cách sắp xếp từ ngữ chung

  • D

    Các quy tắc cấu tạo câu

Câu 7 :

Khái niệm ngữ cảnh:

  • A

    Ngữ cảnh là những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó.

  • B

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

  • C

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu.

  • D

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kì nhất định

Câu 8 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của tác giả nào?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Nguyễn Khuyến

  • C

    Nguyễn Đình Chiểu

  • D

    Phan Bội Châu

Câu 9 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong bối cảnh như thế nào?

  • A

    Trận tập kích đồn quân Mĩ ở Cần Giuộc đêm 14-12-1961

  • B

    Ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công ngày 17-2-1859

  • C

    Ngay sau khi triều Nguyễn kí hiệp định dâng cho Pháp các tỉnh Tây Nam Bộ năm 1864

  • D

    Trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14-12-1861

Câu 10 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 11 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu 12 :

Đáp án nào dưới đây không phải là đặc điểm loại hình của tiếng Việt?

  • A

    Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

  • B

    Từ không biến đổi hình thái

  • C

    Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

  • D

    Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu cũng không thay đổi.

Câu 13 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính thông tin thời sự

  • B

    Tính hình tượng

  • C

    Tính ngắn gọn

  • D

    Tính sinh động hấp dẫn

Câu 14 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A

    Tính công khai về quan điểm chính trị

  • B

    Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

  • C

    Tính ngắn gọn

  • D

    Tính truyền cảm, thuyết phục

Câu 15 :

Văn bản dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Còn hơn một tuần nữa, thí sinh cả nước sẽ hoàn thiện hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học.

Trước cột mốc mang tính quyết định này, những thông tin mang tính định hướng, chia sẻ của các chuyên gia sẽ giúp thí sinh định hình bước đầu tiên của hành trình vào đại học một cách thuận lợi, nhanh chóng.

"Định vị" bản thân rõ ràng

Đây là "nước đi" quan trọng trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường. Vì theo chia sẻ của ThS. Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF: "Kỹ năng cần thiết các thí sinh cần lưu ý trước khi đăng ký nguyện vọng là 'định vị' bản thân để xác định năng lực, tính cách, điều kiện; 'định vị' ngành nghề để biết được tố chất phù hợp; 'định vị' thị trường lao động để nắm bắt xu thế phát triển."

(Theo Kenh14.vn)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 16 :

Văn bản dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng

(Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 17 :

Phần cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương được thể hiện như thế nào?

Thể hiện qua việc lựa chọn từ ngữ

Thể hiện qua việc sắp xếp từ ngữ

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 18 :

Nghĩa sự việc của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Câu 19 :

Nghĩa tình thái của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Câu 20 :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ đơn lập

Ngôn ngữ hòa kết

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đáp án nào dưới đây không đúng về ngôn ngữ:

  • A

    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng

  • B

    Ngôn ngữ là tài sản riêng của mỗi cá nhân

  • C

    Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất

  • D

    Ngôn ngữ giúp cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện, vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội ( có thể bao gồm những người cùng một dân tộc, hoặc cùng thuộc các dân tộc khác nhau)

Câu 2 :

Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện qua những phương diện nào?

  • A

    Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, tiếng, từ, ngữ cố định)

  • B

    Các quy tắc chung (quy tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)

  • C

    Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)

  • D

    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại ngôn ngữ - tài sản chung của cả cộng đồng

Lời giải chi tiết :

Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng bao gồm:

Các âm và các thanh (các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu,…)

Ví dụ: a, e, i…thanh huyền, thanh sắc,…

Các tiếng: do sự kết hợp của các âm và thanh theo những quy tắc nhất định

Ví dụ: nhà, cây, người…

Các từ

Ví dụ: máy bay, xe đạp,..

Các ngữ cố định

Ví dụ: nước đổ lá khoai, thuận buồm xuôi gió,…

Các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ

Câu 3 :

Vì sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

  • B

    Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

  • C

    Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

  • D

    Ngôn ngữ do một dân tộc sáng tạo nên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Lời giải chi tiết :

Nói ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

- Trong ngôn ngữ có những yếu tố chung cho mọi cá nhân trong xã hội (âm, tiếng, từ, cụm từ cố định,…)

- Trong ngôn ngữ có những quy tắc và phương thức chung cho mọi cá nhân

- Ngôn ngữ dùng làm phương tiện giao tiếp chung của một cộng đồng xã hội

Câu 4 :

Vì sao nói lời nói là sản phẩm của cá nhân?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Muốn giao tiếp với người khác, cá nhân phải tự sáng tạo ra lời nói cá nhân.

  • B

    Khi giao tiếp, cá nhân phải huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.

  • C

    Trong lời nói cá nhân có nhiều cái riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

  • D

    Cá nhân có thể sáng tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Lời giải chi tiết :

Lời nói là sản phẩm của cá nhân, vì:

- Muốn giao tiếp với người khác, cá nhân phải tự sáng tạo ra lời nói cá nhân.

- Khi giao tiếp, cá nhân phải huy động ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói.

- Trong lời nói cá nhân có nhiều cái riêng của cá nhân: giọng nói, vốn từ vựng, sự sáng tạo nghĩa từ, sáng tạo kết hợp từ, sáng tạo khi sử dụng ngôn ngữ chung.

- Cá nhân có thể sáng tạo ra yếu tố mới theo quy tắc, phương thức chung, góp phần làm cho ngôn ngữ chung phát triển.

Câu 5 :

Thương vợ của tác giả nào?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Tú Xương

  • C

    Nguyễn Khuyến

  • D

    Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản Thương vợ

Lời giải chi tiết :

Thương vợ - Tú Xương.

Câu 6 :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng các yếu tố ngôn ngữ chung nào?

Chọn đáp án không đúng:

  • A

    Các từ ngữ chung

  • B

    Các thành ngữ chung

  • C

    Cách sắp xếp từ ngữ chung

  • D

    Các quy tắc cấu tạo câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ và tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ Thương vợ, Tú Xương đã sử dụng nhiều yếu tố chung và quy tắc chung của ngôn ngữ toàn dân:

- Các từ trong bài thơ đều thuộc ngôn ngữ chung

- Các thành ngữ của ngôn ngữ chung: Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

- Các quy tắc cấu tạo câu: câu tường thuật tỉnh lược chủ ngữ (6 câu thơ đầu) và các kiểu câu cảm thán (lời chửi) ở câu thơ cuối.

=> Cách sắp xếp từ ngữ thuộc về lời nói cá nhân. Mỗi cá nhân có cách sắp xếp từ ngữ khác nhau.

Câu 7 :

Khái niệm ngữ cảnh:

  • A

    Ngữ cảnh là những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó.

  • B

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

  • C

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu.

  • D

    Ngữ cảnh là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kì nhất định

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại khái niệm ngữ cảnh

Lời giải chi tiết :

Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.

Câu 8 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của tác giả nào?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Nguyễn Khuyến

  • C

    Nguyễn Đình Chiểu

  • D

    Phan Bội Châu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 9 :

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác trong bối cảnh như thế nào?

  • A

    Trận tập kích đồn quân Mĩ ở Cần Giuộc đêm 14-12-1961

  • B

    Ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công ngày 17-2-1859

  • C

    Ngay sau khi triều Nguyễn kí hiệp định dâng cho Pháp các tỉnh Tây Nam Bộ năm 1864

  • D

    Trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14-12-1861

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lời giải chi tiết :

Bối cảnh:

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tạo trong bối cảnh trận tập kịch đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 14-12-1861. Trong trận đó có nhiều nghĩa sĩ đã hi sinh. Các nghĩa sĩ giết được tên quan hai Pháp và một số lính thuộc địa của chúng, làm chủ đồn hai ngày rồi bị phản công và thất bại.

Câu 10 :

Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại thành phần nghĩa của câu

Lời giải chi tiết :

Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa.

Câu 11 :

Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:

  • A

    Nghĩa sự việc và nghĩa biểu đạt

  • B

    Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

  • C

    Nghĩa tường minh và nghĩa tình thái

  • D

    Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại hai thành phần nghĩa của câu

Lời giải chi tiết :

Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

Câu 12 :

Đáp án nào dưới đây không phải là đặc điểm loại hình của tiếng Việt?

  • A

    Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

  • B

    Từ không biến đổi hình thái

  • C

    Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

  • D

    Thay đổi trật tự sắp đặt từ (hoặc thay đổi các hư từ được dùng) thì nghĩa của cụm từ, của câu cũng không thay đổi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

- Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

- Từ không biến đổi hình thái

- Ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ

Câu 13 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí?

  • A

    Tính thông tin thời sự

  • B

    Tính hình tượng

  • C

    Tính ngắn gọn

  • D

    Tính sinh động hấp dẫn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí:

- Tính thông tin thời sự

- Tính ngắn gọn

- Tính sinh động, hấp dẫn

Câu 14 :

Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?

  • A

    Tính công khai về quan điểm chính trị

  • B

    Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

  • C

    Tính ngắn gọn

  • D

    Tính truyền cảm, thuyết phục

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận

Lời giải chi tiết :

Đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận:

- Tính công khai về quan điểm chính trị

- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận

- Tính truyền cảm, thuyết phục

Câu 15 :

Văn bản dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Còn hơn một tuần nữa, thí sinh cả nước sẽ hoàn thiện hồ sơ dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học.

Trước cột mốc mang tính quyết định này, những thông tin mang tính định hướng, chia sẻ của các chuyên gia sẽ giúp thí sinh định hình bước đầu tiên của hành trình vào đại học một cách thuận lợi, nhanh chóng.

"Định vị" bản thân rõ ràng

Đây là "nước đi" quan trọng trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường. Vì theo chia sẻ của ThS. Phạm Doãn Nguyên - Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh UEF: "Kỹ năng cần thiết các thí sinh cần lưu ý trước khi đăng ký nguyện vọng là 'định vị' bản thân để xác định năng lực, tính cách, điều kiện; 'định vị' ngành nghề để biết được tố chất phù hợp; 'định vị' thị trường lao động để nắm bắt xu thế phát triển."

(Theo Kenh14.vn)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 16 :

Văn bản dưới đây thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt. Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng

(Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh)

  • A

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

  • D

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 17 :

Phần cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương được thể hiện như thế nào?

Thể hiện qua việc lựa chọn từ ngữ

Thể hiện qua việc sắp xếp từ ngữ

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung bài thơ và lời nói cá nhân

Lời giải chi tiết :

Phần cá nhân thể hiện qua việc sử dụng ngôn ngữ để sáng tạo nên hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương:

- Thể hiện qua lựa chọn từ ngữ

Ví dụ: chọn  quanh năm mà không phải suốt năm, cả năm,…; chọn nuôi đủ (năm con với một chồng), mà không phải nuôi cả, nuôi được,…

- Thể hiện qua việc sắp xếp từ ngữ

Ví dụ: lặn lội thân cò chứ không phải thân cò lặn lội.

Câu 18 :

Nghĩa sự việc của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Đáp án

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa sự việc

Lời giải chi tiết :

Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu.

Câu 19 :

Nghĩa tình thái của câu là:

Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Đáp án

Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe

Phương pháp giải :

Xem lại nghĩa tình thái

Lời giải chi tiết :

Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể được bộc lộ riêng qua các từ ngữ tình thái trong câu.

Câu 20 :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ nào?

Ngôn ngữ đơn lập

Ngôn ngữ hòa kết

Đáp án

Ngôn ngữ đơn lập

Phương pháp giải :

Xem lại Đặc điểm loại hình tiếng Việt

Lời giải chi tiết :

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.

close