Trắc nghiệm bài Vi hành - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đáp án nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “vi hành”:

  • A

    Chỉ những bước đi nhẹ nhàng

  • B

    Đi một cách kín đáo, chỉ việc vua cải trang thành thường dân đi lẫn vào dân chúng để tìm hiểu sự thật về dân tình

  • C

    Đi một cách công khai nằm thị uy sức mạnh

  • D

    Chỉ việc đi đường dài

Câu 2 :

Nhân vật xưng “tôi” trong truyện ngắn “Vi hành” là:

  • A

    Vua Khải Định

  • B

    Chàng trai Pháp

  • C

    Cô gái Pháp

  • D

    Tác giả

Câu 3 :

Trong truyện ngắn Vi hành có mấy tình huống nhầm lẫn?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Câu 4 :

Mở đầu truyện ngắn Vi hành là tình huống nhầm lẫn của chính phủ Pháp, không thể phân biệt được người da vàng. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Cặp đôi người Pháp đã nhầm lẫn người An Nam (nhân vật tôi) với ai?

Vua Khải Định

Vua Đồng Khánh

Vua Tương Dực

Câu 6 :

Vua Khải Định được miêu tả qua những chi tiết nào?

  • A

    Đầu thì đội cả "cái đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn".

  • B

    "mũi tẹt", "mắt xếch", "mặt bủng như vỏ chanh".

  • C

    Hành vi, điệu bộ "nhút nhát", "lúng túng", khúm núm.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Qua truyện ngắn Vi hành,  Khải Định hiện lên là một ông vua như thế nào?

  • A

    Một ông vua khả kính

  • B

    Một ông vua hào phóng, lịch lãm

  • C

    Một ông vưa hết lòng vì dân, vì nước

  • D

    Một ông vua bù nhìn, vô dụng

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật chính xuyên suốt tác phẩm Vi hành là:

  • A

    Nghệ thuật hư cấu

  • B

    Nghệ thuật tả cảnh

  • C

    Nghệ thuật trào phúng

  • D

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Câu 9 :

Giọng điệu chính của truyện ngắn Vi hành:

  • A

    Giọng điệu buồn bã, xót xa

  • B

    Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích

  • C

    Giọng điệu tự hào

  • D

    Giọng điệu ngợi ca, trân trọng

Câu 10 :

Ngoài sự mâu thuẫn, đối lập trong hình tượng vua Khải Định, sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp. Đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đáp án nào dưới đây giải thích đúng nghĩa từ “vi hành”:

  • A

    Chỉ những bước đi nhẹ nhàng

  • B

    Đi một cách kín đáo, chỉ việc vua cải trang thành thường dân đi lẫn vào dân chúng để tìm hiểu sự thật về dân tình

  • C

    Đi một cách công khai nằm thị uy sức mạnh

  • D

    Chỉ việc đi đường dài

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

“Vi hành”: đi một cách kín đáo, chỉ việc vua cải trang thành thường dân lẫn vào dân chúng để tìm hiểu sự thật về dân tình. Nhưng ở đây tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại: để ám chi những cuộc đi lén lút, bất chính, cốt thỏa mãn những lạc thú cá nhân của Khải Định.

Câu 2 :

Nhân vật xưng “tôi” trong truyện ngắn “Vi hành” là:

  • A

    Vua Khải Định

  • B

    Chàng trai Pháp

  • C

    Cô gái Pháp

  • D

    Tác giả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhân vật “tôi” ở đây là tác giả.

Câu 3 :

Trong truyện ngắn Vi hành có mấy tình huống nhầm lẫn?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    3

  • D

    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Vi hành có hai tình huống nhầm lẫn:

+ Tình huống nhẫm lẫn của cặp đôi người Pháp

+ Tình huống nhầm lẫn của chính phủ Pháp

Câu 4 :

Mở đầu truyện ngắn Vi hành là tình huống nhầm lẫn của chính phủ Pháp, không thể phân biệt được người da vàng. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Mở đầu truyện với tình huống nhầm lẫn của cặp đôi người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm.

Câu 5 :

Cặp đôi người Pháp đã nhầm lẫn người An Nam (nhân vật tôi) với ai?

Vua Khải Định

Vua Đồng Khánh

Vua Tương Dực

Đáp án

Vua Khải Định

Lời giải chi tiết :

Cặp đôi người Pháp nhìn người An Nam (nhận vật tôi) và nghĩ đó là vua Khải Định.

Câu 6 :

Vua Khải Định được miêu tả qua những chi tiết nào?

  • A

    Đầu thì đội cả "cái đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn".

  • B

    "mũi tẹt", "mắt xếch", "mặt bủng như vỏ chanh".

  • C

    Hành vi, điệu bộ "nhút nhát", "lúng túng", khúm núm.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Vua Khải Định không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng người đọc vẫn hình dung được chân dung một ông vua qua những chi tiết cụ thể, châm biếm:

+ Đầu thì đội cả "cái đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn".

+ "mũi tẹt", "mắt xếch", "mặt bủng như vỏ chanh".

+ Hành vi, điệu bộ "nhút nhát", "lúng túng", khúm núm.

Câu 7 :

Qua truyện ngắn Vi hành,  Khải Định hiện lên là một ông vua như thế nào?

  • A

    Một ông vua khả kính

  • B

    Một ông vua hào phóng, lịch lãm

  • C

    Một ông vưa hết lòng vì dân, vì nước

  • D

    Một ông vua bù nhìn, vô dụng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Vua Khải Định hiện lên chân thực khách quan: một ông vua bù nhìn, vô dụng. Khải Định là vua của một nước nhưng không khác gì một thằng hề, một con rối mua vui cho dân Pháp.

Câu 8 :

Biện pháp nghệ thuật chính xuyên suốt tác phẩm Vi hành là:

  • A

    Nghệ thuật hư cấu

  • B

    Nghệ thuật tả cảnh

  • C

    Nghệ thuật trào phúng

  • D

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật trào phúng là nghệ thuật được tác giả sử dụng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Câu 9 :

Giọng điệu chính của truyện ngắn Vi hành:

  • A

    Giọng điệu buồn bã, xót xa

  • B

    Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích

  • C

    Giọng điệu tự hào

  • D

    Giọng điệu ngợi ca, trân trọng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Kết hợp chặt chẽ giữa giọng văn mỉa mai, châm biếm, đả kích với lối chơi chữ.

Câu 10 :

Ngoài sự mâu thuẫn, đối lập trong hình tượng vua Khải Định, sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Sự mâu thuẫn, đối lập còn xuất hiện trong hình ảnh thực dân Pháp: Là nước văn minh, tự do, dân chủ nhưng lại thi hành những chính sách tàn bạo đối với nhân dân các nước thuộc địa.

close