Trắc nghiệm bài Xin lập khoa luật - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Bộ luật nào được Nguyễn Trường Tộ nhắc đến trong tác phẩm?

  • A

    Luật Hồng Đức

  • B

    Luật Đại Việt

  • C

    Luật Gia Long

  • D

    Luật Hình thư

Câu 2 :

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào?

  • A

    Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính

  • B

    Tam cương ngũ thường

  • C

    Chính trị

  • D

    Việc hành chính của sáu bộ

Câu 3 :

“ Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm”

Đúng
Sai
Câu 4 :

Theo Nguyễn Trường Tộ, pháp luật có vai trò như thế nào trong xã hội?

  • A

    Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội

  • B

    Pháp luật đảm bảo an toàn xã hội

  • C

    Pháp luật đảm bảo phát triển xã hội

  • D

    Tất cả đều đúng

Câu 5 :

Câu văn nào nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua?

  • A

    “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy”

  • B

    “Vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”

  • C

    “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

"Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật"

Đúng
Sai
Câu 7 :

Chi tiết nào dưới đây thể hiện Nho học không tôn trọng pháp luật?

  • A

    “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa”

  • B

    “Các sách Nho chỉ nói xuông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”

  • C

    “Từ xưa đến này các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc

  • D

    “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

Câu 8 :

Nguyễn Trường Tộ dùng lập luận để bác bỏ quan điểm nào sau đây?

  • A

    “Luật lệ chỉ tốt chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”

  • B

    “Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 9 :

Tích vào đáp án không thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức?

Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức

Luật lệ tốt cho việc cai trị, trong luật không có đạo đức thì mới nghiêm minh, công bằng.

Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức.

Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư và trong luật cũng vậy.

Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.

Câu 10 :

Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

  • A

    Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

  • B

    Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bộ luật nào được Nguyễn Trường Tộ nhắc đến trong tác phẩm?

  • A

    Luật Hồng Đức

  • B

    Luật Đại Việt

  • C

    Luật Gia Long

  • D

    Luật Hình thư

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại chú thích

Lời giải chi tiết :

Bộ luật được nhắc đến đến : Luật Gia Long.

Thời Gia Long, chỉ từ năm 1802 đến 1819. Năm 1802, Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long. Luật nước ở đây chỉ “Hoàng Việt luật lệ (vẫn được gọi vắn tắt là luật Gia Long), bộ luật được soạn dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Gia Long, hoàn thành năm 1811.

Câu 2 :

Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào?

  • A

    Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến việc hành chính

  • B

    Tam cương ngũ thường

  • C

    Chính trị

  • D

    Việc hành chính của sáu bộ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Pháp luật bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh, đi từ phạm trù đạo đức đến phạm trù hành chính.

Câu 3 :

“ Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- “Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh của quốc gia, trong đó tam cương ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”

=> Luật bao trùm cả vấn đề đạo đức và trách nhiệm

Câu 4 :

Theo Nguyễn Trường Tộ, pháp luật có vai trò như thế nào trong xã hội?

  • A

    Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội

  • B

    Pháp luật đảm bảo an toàn xã hội

  • C

    Pháp luật đảm bảo phát triển xã hội

  • D

    Tất cả đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Pháp luật đảm bảo cân bằng xã hội

Câu 5 :

Câu văn nào nhấn mạnh vai trò của luật đối với việc trị dân của vua?

  • A

    “Vua cũng không được đoán phạt một người nào theo ý mình mà không có chữ kí của các quan trong bộ ấy”

  • B

    “Vua không dự vào những việc ngũ hình để tỏ đạo nhân ái”

  • C

    “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- “Quan dùng luật để trị dân, dân theo luật mà giữ gìn”

=> Nhấn mạnh vai trò của luật đối việc trị dân của vua

Câu 6 :

Nội dung dưới đây đúng hay sai?

"Theo Nguyễn Trường Tộ, Nho học truyền thống có tôn trọng pháp luật"

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Không

- Nho học truyền thống không tôn trọng pháp luật, đến Khổng Tử cũng không nhận ra điều này.

Câu 7 :

Chi tiết nào dưới đây thể hiện Nho học không tôn trọng pháp luật?

  • A

    “Biết rằng đạo làm người không gì lớn bằng trung hiếu, không gì cần thiết bằng lễ nghĩa”

  • B

    “Các sách Nho chỉ nói xuông trên giấy, không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng”

  • C

    “Từ xưa đến này các vua chúa nắm quyền thống trị cứu nước giúp đời đều nhờ hiểu luật, còn các sách vở khác cũng chỉ là phụ thuộc

  • D

    “Nếu bảo luật chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi, thế là không biết rằng trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nho học không có truyền thống tôn trọng pháp luật:

- Chỉ nói suông trên giấy, ghi chép sách vở, chỉ làm rối trí thêm chẳng được tích sự gì

- Không làm cũng chẳng bị ai phạt, có làm cũng chẳng được ai thưởng

=> Luật có vai trò biến lí thuyết của sách nho trở thành hiện thực

Câu 8 :

Nguyễn Trường Tộ dùng lập luận để bác bỏ quan điểm nào sau đây?

  • A

    “Luật lệ chỉ tốt chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”

  • B

    “Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ông dùng lập luận để bác bỏ quan điểm “Luật lệ chỉ tốt cho việc cai trị chứ không có đạo đức tinh vi”

=> Ông khẳng định “trái luật là tội, giữ đúng luật là đức”

Câu 9 :

Tích vào đáp án không thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp và đạo đức?

Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức

Luật lệ tốt cho việc cai trị, trong luật không có đạo đức thì mới nghiêm minh, công bằng.

Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức.

Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư và trong luật cũng vậy.

Làm đúng luật là đã trọn vẹn đạo làm người.

Đáp án

Luật lệ tốt cho việc cai trị, trong luật không có đạo đức thì mới nghiêm minh, công bằng.

Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức:

- Trái luật là tội, giữ đúng luật là đức

- Tận dụng cái lẽ công bằng trong luật mà xử sự thì mọi quyền, pháp đều là đạo đức

- Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư, trong luật cũng vậy

- Làm đúng luật là đã chọn vẹn đạo làm người.

Câu 10 :

Việc Nguyễn Trường Tộ nhắc đến Khổng Tử và các khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?

  • A

    Tác giả trích dẫn lời Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

  • B

    Biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lí người nghe

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Khổng Tử có nhận ra hạn chế của Nho giáo hay không?

- Biện pháp lập luận tác giả sử dụng ở đây là gì?

Lời giải chi tiết :

Tác giả đưa ra quan niệm đạo luật của đạo Nho: “Từ tam cường ngũ thường cho đến việc hành chính của sáu bộ đều đầy đủ”: 

- Tam cương ngũ thường là luật bao trùm xã hội và gia đình dưới chế độ phong kiến, đó là trụ cột giữ kỉ cương của chế độ phong kiến

- Tác giả phê phán đạo Nho ở tính chất vô tích sự, nói suông không có tác dụng

- Vì vậy cần có luật và luật phải gắn với thực tiễn hành động của con người, là làm theo luật

 => Tác giả trích dẫn lời nói của Khổng Tử bởi chính Khổng Tử cũng nhận ra hạn chế của giáo lý, đạo đức Nho giáo

Đây chính là biện pháp lập luận “gậy ông đập lưng ông” để tác động trực tiếp lên tâm lý của người nghe

close