Trắc nghiệm Nghĩa của câu (tiếp theo) Văn 11Đề bài
Câu 1 :
Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?
Câu 2 :
Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:
Câu 3 :
Nghĩa tình thái của câu là: Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe
Câu 4 :
Nội dung sau đúng hay sai? “Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó” Đúng Sai
Câu 5 :
Người nói thể hiện thái độ, tình cảm đối với người thông qua:
Câu 6 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 7 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Tao không thể là người lương thiện được nữa” (Chí Phèo – Nam Cao)
Câu 8 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao” (Làng – Kim Lân)
Câu 9 :
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau: “Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu” (Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)
Câu 10 :
Thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe trong câu dưới đây: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” (Chí Phèo – Nam Cao)
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Nghĩa của câu bao gồm mấy thành phần?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại thành phần nghĩa của câu Lời giải chi tiết :
Mỗi câu có hai thành phần nghĩa.
Câu 2 :
Hai thành phần nghĩa của câu bao gồm:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại hai thành phần nghĩa của câu Lời giải chi tiết :
Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái
Câu 3 :
Nghĩa tình thái của câu là: Là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe Đáp án
Thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe Lời giải chi tiết :
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
Câu 4 :
Nội dung sau đúng hay sai? “Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó” Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Lời giải chi tiết :
- Đúng - Khi đề cập đến sự việc nào đó, người nói không thể không bộc lộ thái độ, sự đánh giá của mình đối với sự việc đó.
Câu 5 :
Người nói thể hiện thái độ, tình cảm đối với người thông qua:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Người nói thể hiện tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua từ ngữ xưng hô, từ cảm thán, từ tình thái ở cuối câu.
Câu 6 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp” (Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nghĩa tình thái Lời giải chi tiết :
Nghĩa tình thái: Khẳng định tính chân thực của sự việc.
Câu 7 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Tao không thể là người lương thiện được nữa” (Chí Phèo – Nam Cao)
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nghĩa tình thái Lời giải chi tiết :
Nghĩa tình thái: khẳng định khả năng của sự việc
Câu 8 :
Nghĩa tình thái của câu dưới đây: “Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao” (Làng – Kim Lân)
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại nghĩa tình thái Lời giải chi tiết :
Nghĩa tình thái: Phỏng đoán sự việc.
Câu 9 :
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe qua câu sau: “Thưa thầy, giá nhà con khỏe khoắn, thì nhà con chả giám kêu” (Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan)
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Lời giải chi tiết :
Thái độ kính cẩn thể hiện qua từ “Thưa thầy”.
Câu 10 :
Thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe trong câu dưới đây: “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” (Chí Phèo – Nam Cao)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nghĩa tình thái Lời giải chi tiết :
Thái độ thân mật, gần gũi.
|