Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 1 Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B.

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D.

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B.

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C.

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D.

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B.

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C.

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D.

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

"14.7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)

Câu 2.1

Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

  • A.

    sinh hoạt

  • B.

    nghệ thuật

  • C.

    khoa học

  • D.

    báo chí

Câu 2.2

Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bom rơi đạn nổ

  • B.

    Một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người.

  • C.

    Chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

  • D.

    Người phụ nữ bị tra tấn dữ dội

Câu 2.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn dưới đây:

Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Hoán dụ

Câu 2.4

Dòng nhật kí dưới đây: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu”. thể hiện vẻ đẹp phẩm chất nào của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm?

  • A.

    Lòng yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha.

  • B.

    Sẵn sàng đối diện với cái chết, chấp nhận hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

  • C.

    Sức sống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hùa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi những người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập.

(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, theo tuoitre.vn. 12 – 8 – 2015).

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Câu 3.2

Theo tác giả, vì sao chúng ta cần đứng riêng?

  • A.

    Để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm.

  • B.

    Để tìm ra “cái tôi” của mình.

  • C.

    Để thoát khỏi nỗi sợ hãi đám đông.

  • D.

    Để mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Câu 3.3

Khi dùng cụm từ ma lực của đám đông, tác giả muốn nói điều gì?

  • A.

    Hãy tin vào suy nghĩ của nhiều người.

  • B.

    Hãy làm theo đám đông bởi đám đông luôn đúng.

  • C.

    Đám đông có tác động tích cực đến cá nhân và cộng đồng.

  • D.

    Con người dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi đám đông.

Câu 3.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Không chạy theo đám đông một cách mù quáng.

  • B.

    Đừng chống lại đám đông, bạn sẽ có một kết cục bi thảm.

  • C.

    Hãy tin theo đám đông.

  • D.

    Hãy lắng nghe lời khuyên từ nhiều người.

Câu 4 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu dưới đây:

Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.

Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 4.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

  • A.

    Sinh hoạt

  • B.

    Chính luận

  • C.

    Nghệ thuật

  • D.

    Báo chí

Câu 4.2

Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:

  • A.

    bi lụy.

  • B.

    hạnh phúc.

  • C.

    cau có.

  • D.

    vô cảm.

Câu 4.3

Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:

  • A.

    tự sự

  • B.

    thuyết minh

  • C.

    nghị luận

  • D.

    miêu tả

Câu 4.4

Chủ đề chính của đoạn văn là:

  • A.

    Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.

  • B.

    Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.

  • C.

    Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.

  • D.

    Người chồng bạc bẽo.

Câu 5 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu dưới đây:

“Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn được lên thiên đường, cũng không muốn phải chết để tới đó. Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới. Chưa ai từng thoát khỏi nó. Và nên là như thế, bởi có lẽ Cái Chết là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn có hạn nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…”

                 (Bài phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp tại Stanford, Steve Job)

Câu 5.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Thuyết minh

Câu 5.2

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

  • A.

    Sinh hoạt.

  • B.

    Chính luận.

  • C.

    Nghệ thuật.         

  • D.

    Báo chí

Câu 5.3

Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới?

  • A.

    Cái chết      

  • B.

    Sự sống

  • C.

    Thành công 

  • D.

    Trưởng thành

Câu 5.4

Chủ đề chính của đoạn văn là:

  • A.

    Cuộc sống là không chờ đợi

  • B.

    Cần sáng tạo không ngừng trong cuộc sống

  • C.

    Mọi thành công cần trải qua nỗ lực

  • D.

    Chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh. Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

Những người giàu trí tuệ cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình nên không bao giờ để chúng chế ngự. Đồng thời họ cũng rất nghiêm khắc khi đánh giá bản thân. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

Biết cảm thông có lẽ là thành tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thông là việc bạn đồng cảm và hiểu được ước muốn, nhu cầu và quan điểm của những người sông quanh bạn. Những người biết cảm thông thường rất giỏi trong việc nắm bắt cám xúc của người khác, kể cả những cảm xúc tinh tế nhất. Nhờ vậy, họ luôn biết cách lắng nghe người khác và thiết lập quan hệ với mọi người. Họ không bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khuôn hay phán đoán tình huống quá vội vàng. Họ luôn sống chân thành và cởi mở…

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Quản lý con người và các mối quan hệ là kĩ năng quan trọng của mọi nhà lãnh đạo, vì thế nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc  trong công việc là một cách thể hiện khả năng lãnh đạo của bạn.

(Theo mindtools.com, Trí tuệ cảm xúc – yếu tố quan trọng để thành công)

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 1.2

Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích là:

  • A.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ

  • B.

    Những kiến thức căn bản về cảm xúc

  • C.

    Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc

  • D.

    Trí tuệ tri phối cảm xúc của con người

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Vấn đề được đề cập đến: Những kiến thức căn bản về trí tuệ cảm xúc.

Câu 1.3

Theo bài viết, người có trí tuệ cảm xúc là người như thế nào?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

  • B.

    Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

  • C.

    Là người hiểu rõ bản thân mình

  • D.

    Là người sinh ra đã nhạy cảm với bản thân, với cuộc sống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Người có trí tuệ cảm xúc là người:

- Là người có sự hiểu biết rõ về cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc điều khiển mình mà trái lại biết chế ngự nó.

- Là người hiểu rõ bản thân mình. Họ biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để từ đó phát huy hoặc khắc phục, nhờ vậy họ có thể làm việc hiệu quả hơn. Nhiều người tin rằng sự hiểu rõ bản thân chính là thành tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc…

- Là người biết cảm thông đối với người khác, từ đó biết lắng nghe và thiết lập mối quan hệ tốt đối với mọi người.

Câu 1.4

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Rèn trí tuệ cảm xúc

  • B.

    Cần vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người

  • C.

    Cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí.

  • D.

    Chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên gửi đến nhiều thông điệp ý nghĩa: bài học về rèn trí tuệ cảm xúc, chế ngự cảm xúc nhất thời của bản thân, cần đặt mình vào vị trí của người khác, từ đó biết cư xử thấu tình đạt lí…

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

"14.7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và say tự đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc."

(Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, tr.160)

Câu 2.1

Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên?

  • A.

    sinh hoạt

  • B.

    nghệ thuật

  • C.

    khoa học

  • D.

    báo chí

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính: sinh hoạt

Câu 2.2

Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự khốc liệt của chiến tranh?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bom rơi đạn nổ

  • B.

    Một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người.

  • C.

    Chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

  • D.

    Người phụ nữ bị tra tấn dữ dội

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Những từ ngữ hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh:

- Bom rơi đạn nổ.

- Một tràng pháo bất ngờ giết chết năm người và làm bị thương hai người.

- Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy.

- Chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Câu 2.3

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn dưới đây:

Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

  • A.

    Ẩn dụ

  • B.

    So sánh

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp nghệ thuật so sánh

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh, cho thấy nguy hiểm luôn rình rập xung quanh, từng giờ từng khắc có thể hy sinh bất cứ lúc nào.

Câu 2.4

Dòng nhật kí dưới đây: “Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu”. thể hiện vẻ đẹp phẩm chất nào của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm?

  • A.

    Lòng yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha.

  • B.

    Sẵn sàng đối diện với cái chết, chấp nhận hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

  • C.

    Sức sống, niềm tin mãnh liệt vào tương lai của dân tộc.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung câu nói

Lời giải chi tiết :

Vẻ đẹp phẩm chất: Sẵn sàng đối diện với cái chết, chấp nhận hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.

Câu 3 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Đã đến lúc chúng ta cần tách ra khỏi đám đông, khước từ chuyên chế của nó. Người ta chỉ có thể lắng nghe tiếng nói bên trong mình nếu bỏ được ra ngoài sự ồn ào xung quanh. Chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm. Triết gia Soren Kierkegaard coi đám đông là tập hợp những người lẩn tránh sự nhọc nhằn của quá trình phát triển bản thân. Ma lực của đám đông đã được nhắc tới từ rất sớm. “Không đi theo đám đông để làm điều xấu” là một câu trong Kinh Thánh. Trong một loạt thí nghiệm nổi tiếng của Solomon Asch cách đây 60 năm, người tham gia thí nghiệm ngồi cùng với một số người khác (thực chất là những người đồng mưu với Asch). Mọi người trong nhóm được yêu cầu so sánh độ dài của một số đường thẳng – một bài tập cho trẻ con. Tuy nhiên, nếu những người đồng mưu nhất loạt cùng chọn một câu trả lời rõ ràng là sai thì tới 30% người tham gia thí nghiệm sẽ từ bỏ cách đánh giá của mình để hùa vào đám đông. Trạng thái một mình là cần thiết để phát triển bản sắc và nuôi dưỡng sự sáng tạo. Một mình không có nghĩa là phải tách khỏi những người khác một cách vật lý. Một mình là một quan điểm sống, một trạng thái tinh thần độc lập.

(Trích Vẻ đẹp của người đứng một mình, theo tuoitre.vn. 12 – 8 – 2015).

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 3.2

Theo tác giả, vì sao chúng ta cần đứng riêng?

  • A.

    Để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm.

  • B.

    Để tìm ra “cái tôi” của mình.

  • C.

    Để thoát khỏi nỗi sợ hãi đám đông.

  • D.

    Để mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả, vì sao chúng ta cần đứng riêng để tìm ra mình, để bảo vệ tư duy độc lập và nuôi dưỡng ý thức trách nhiệm.

Câu 3.3

Khi dùng cụm từ ma lực của đám đông, tác giả muốn nói điều gì?

  • A.

    Hãy tin vào suy nghĩ của nhiều người.

  • B.

    Hãy làm theo đám đông bởi đám đông luôn đúng.

  • C.

    Đám đông có tác động tích cực đến cá nhân và cộng đồng.

  • D.

    Con người dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi đám đông.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào văn bản

Lời giải chi tiết :

Khi dùng cụm từ ma lực của đám đông, tác giả muốn nói đám đông thường tạo ra xu thế, trào lưu, ảnh hưởng để lôi kéo các cá nhân. Con người vốn dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông vì người ta thường tin rằng những gì được đám đông thừa nhận là đúng.

Câu 3.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

  • A.

    Không chạy theo đám đông một cách mù quáng.

  • B.

    Đừng chống lại đám đông, bạn sẽ có một kết cục bi thảm.

  • C.

    Hãy tin theo đám đông.

  • D.

    Hãy lắng nghe lời khuyên từ nhiều người.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Bài học: Không chạy theo đám đông một cách mù quáng.

Câu 4 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu dưới đây:

Bạn cũ ngồi than thở, nói ghét Sài Gòn lắm, chán Sài Gòn lắm, trời ơi, thèm ngồi giữa rơm rạ quê nhà lắm, nhớ Bé Năm Bé Chín lắm. Lần nào gặp nhau thì cũng nói nội dung đó, có lúc người nghe bực quá bèn hỏi vặt vẹo, nhớ sao không về. Bạn tròn mắt, về sao được, con cái học hành ở đây, công việc ở đây, miếng ăn ở đây.

Nghĩ, thương thành phố, thấy thành phố sao giống cô vợ dại dột, sống với anh chồng thẳng thừng tôi không yêu cô, nhưng rồi đến bữa cơm, anh ta lại về nhà với vẻ mặt quạu đeo, đói meo, vợ vẫn mỉm cười dọn lên những món ăn ngon nhất mà cô có. Vừa ăn chồng vừa nói tôi không yêu cô. Ăn no anh chồng vẫn nói tôi không yêu cô. Cô nàng mù quáng chỉ thản nhiên mỉm cười, lo toan nấu nướng cho bữa chiều, bữa tối.

Bằng cách đó, thành phố yêu anh. Phố cũng không cần anh đáp lại tình yêu, không cần tìm cách xóa sạch đi quá khứ, bởi cũng chẳng cách nào người ta quên bỏ được thời thơ ấu, mối tình đầu. Của rạ của rơm, của khói đốt đồng, vườn cau, rặng bần... bên mé rạch. Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây. Ai đó cất tiếng gọi trẻ con về bữa cơm chiều, chén đũa khua trong cái mùi thơm quặn của nồi kho quẹt. Xao động đến từng chi tiết nhỏ”.

(Trích Yêu người ngóng núi, Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 4.1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

  • A.

    Sinh hoạt

  • B.

    Chính luận

  • C.

    Nghệ thuật

  • D.

    Báo chí

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 4.2

Từ “quạu đeo” ở dòng thứ 2 trong đoạn văn thứ 2 có nghĩa là:

  • A.

    bi lụy.

  • B.

    hạnh phúc.

  • C.

    cau có.

  • D.

    vô cảm.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản và nghĩa của từ

Lời giải chi tiết :

Từ “quạu đau” là phương ngữ miền Nam, chỉ trạng thái con người nhăn nhó vì bực dọc, khó chịu.

Câu 4.3

Phương thức biểu đạt chủ yếu của những câu văn: “Lũ cá rúc vào những cái vũng nước quánh đi dưới nắng. Bầy chim trao trảo lao xao kêu quanh quầy chuối chín cây…” là:

  • A.

    tự sự

  • B.

    thuyết minh

  • C.

    nghị luận

  • D.

    miêu tả

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung đoạn văn và các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ hoặc màu sắc, đường nét, nhạc điệu để làm cho người khác hình dung được hình thức các sự vật hoặc hình dáng, tâm trạng trong khung cảnh nào đó.

Trong câu văn trên, tác giả miêu tả hoạt động của lũ cá và bầy chim.

Câu 4.4

Chủ đề chính của đoạn văn là:

  • A.

    Nỗi nhớ quê của kẻ tha hương.

  • B.

    Sự cưu mang của mảnh đất Sài Gòn.

  • C.

    Niềm chán ghét khi phải tha phương cầu thực của người xa quê.

  • D.

    Người chồng bạc bẽo.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Đoạn văn viết về sự nuôi sống, đùm bọc của mảnh đất Sài Gòn dành cho nhân vật trữ tình.

Câu 5 :

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu dưới đây:

“Không ai muốn chết. Ngay cả những người muốn được lên thiên đường, cũng không muốn phải chết để tới đó. Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới. Chưa ai từng thoát khỏi nó. Và nên là như thế, bởi có lẽ Cái Chết là phát minh tuyệt vời nhất của Sự Sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó loại bỏ cái cũ để mở đường cho cái mới. Bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày nào đó không xa, bạn sẽ trở nên cũ kỹ và bị loại bỏ. Xin lỗi vì đã nói thẳng nhưng điều đó là sự thật.

Thời gian của bạn có hạn nên đừng lãng phí thời gian sống cuộc đời của người khác. Đừng bị mắc kẹt trong những giáo điều, đó là sống chung với kết quả của những suy nghĩ của người khác. Đừng để những quan điểm của người khác gây nhiễu và lấn át tiếng nói từ bên trong bạn. Điều quan trọng nhất là có can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành gì. Mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu…”

                 (Bài phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp tại Stanford, Steve Job)

Câu 5.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Nghị luận

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 5.2

Phong cách ngôn ngữ của văn bản là:

  • A.

    Sinh hoạt.

  • B.

    Chính luận.

  • C.

    Nghệ thuật.         

  • D.

    Báo chí

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 5.3

Theo tác giả, cái gì là đích đến mà chúng ta đều phải tới?

  • A.

    Cái chết      

  • B.

    Sự sống

  • C.

    Thành công 

  • D.

    Trưởng thành

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhưng Cái Chết là đích đến mà tất cả chúng ta đều phải tới.

Câu 5.4

Chủ đề chính của đoạn văn là:

  • A.

    Cuộc sống là không chờ đợi

  • B.

    Cần sáng tạo không ngừng trong cuộc sống

  • C.

    Mọi thành công cần trải qua nỗ lực

  • D.

    Chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nội dung của đoạn văn chấp nhận thủ tiêu những yếu tố lạc hậu, cũ kĩ để tự đổi mới, sáng tạo không ngừng. Đủ niềm tin để làm việc mình muốn, sống là chính mình.

close