Trắc nghiệm bài Bài ca ngất ngưởng - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Câu 2 :

Khái niệm : “Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân”.

Khái niệm trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

          “Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”

Đúng
Sai
Câu 4 :

Em hãy sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau trong bài thơ Bài ca

ngất ngưởng:

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Câu 5 :

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Vũ trụ nội mạc phi phận sự, 

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

 

 

Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu

Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

Quãng đời khi cáo quan về hưu

Câu 6 :

Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  • A

    Ca trù

  • B

    Hát nói

  • C

    Hát xoan (hát xuân)

  • D

    Hát ả đào

Câu 7 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

  • A

    Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.

  • B

    Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

  • C

    Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.

  • D

    Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.

Câu 8 :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Đảo ngữ

Điệp ngữ

Vận dụng thành công thể hát nói

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Sáng tác sau 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • B

    Sáng tác trước 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

  • C

    Sáng tác trước năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

  • D

    Sáng tác sau năm 1848, khi ông đang làm quan cho triều đình.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài ca ngất ngưởng được sáng tác sau năm 1848, khi ông đã cáo quan về hưu và sống cuộc đời tự do, nhàn tản.

Câu 2 :

Khái niệm : “Hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân”.

Khái niệm trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Hát nói là một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cô đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói. Đây là thể thơ cột trụ của hát ca trù, đặc biệt thịnh hành vào thế kỷ XIX.

Câu 3 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

          “Nguyễn Công Trứ là người kế thừa và phát triển cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Sửa lại: Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đã có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó.

Câu 4 :

Em hãy sắp xếp lại vị trí các câu thơ sau trong bài thơ Bài ca

ngất ngưởng:

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

Đáp án

C.“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

A.“Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục”

B.“Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bài ca ngất ngưởng:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây, cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!”

Câu 5 :

Nối cột A với cột B sao cho thích hợp

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Vũ trụ nội mạc phi phận sự, 

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

 

 

Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu

Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

Quãng đời khi cáo quan về hưu

Đáp án

Đô môn giải tổ chi niên,
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người tái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không tiên, không vướng tục

Quan điểm sống ngất ngưởng khi về hưu

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Quãng đời khi cáo quan về hưu

Vũ trụ nội mạc phi phận sự, 

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

 

 

Quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

Lời giải chi tiết :

- Đoạn 1 (6 câu thơ đầu) : quan điểm sống ngất ngưởng khi làm quan

- Đoạn 2 (10 câu thơ tiếp) : quan niệm sống ngất ngưởng khi về hưu

- Đoạn 3 (còn lại) : đoạn đời khi cáo quan về hưu

Câu 6 :

Thể loại văn học nào sau đây không đúng với Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ?

  • A

    Ca trù

  • B

    Hát nói

  • C

    Hát xoan (hát xuân)

  • D

    Hát ả đào

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hát xoan (hát xuân) không phải thể loại của Bài ca ngất ngưởng.

Câu 7 :

Đáp án không phải giá trị nội dung của bài thơ Bài ca ngất ngưởng?

  • A

    Bài thơ thể hiện rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời, sau những trải nghiệm đắng cay của cuộc sống quan trường.

  • B

    Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

  • C

    Thái độ coi thường danh lợi, vượt lên thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại.

  • D

    Bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Gía trị nội dung Bài ca ngất ngưởng: Bài thơ thể hiện rất rõ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ giai đoạn cuối đời. Đó là thái độ coi thường danh lợi, vượt lên những thói thường để sống cuộc sống tự do, tự tại. Vì vậy, nội dung bài thơ viết về những kỉ niệm đẹp đẽ, vinh hoa phú quý của những ngày Nguyễn Công Trứ còn làm quan là nội dung sai.

Câu 8 :

Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Bài ca ngất ngưởng

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Đảo ngữ

Điệp ngữ

Vận dụng thành công thể hát nói

Đáp án

Sử dụng điển tích, điển cố

Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

Vận dụng thành công thể hát nói

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật:

- Vận dụng thành công thể hát nói

- Sử dụng điển tích, điển cố

- Giọng điệu thơ hóm hỉnh, ý vị trào phúng, khoa trương

close