Trắc nghiệm bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) - Phân tích Văn 11Đề bài
Câu 1 :
Hình ảnh nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm:
Câu 2 :
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, hình ảnh bãi cát dài mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
Câu 3 :
Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả như thế nào?
Câu 4 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lối suối, giận khôn vơi!” (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát) Hai câu thơ trên thể hiện tâm tư gì của tác giả?
Câu 5 :
Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Đầu gió hơi men thơm quán rượu / Người say vô số, tỉnh bao người” thể hiện thái độ gì của tác giả? Tích vào đáp án đúng Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi
Sự trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác Tác giả tự hỏi chính bản thân mình Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường Tất cả các đáp án trên
Câu 6 :
Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Điệp ngữ Câu hỏi tu từ Hoán dụ Nhân hóa Tất cả các đáp án trên Đáp án A và B
Câu 7 :
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?
Câu 8 :
Từ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” có ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
Câu 9 :
Nội dung sau đây đúng hay sai? “Câu thơ cuối có ý nghĩa như một lời thúc giục tác giả đi tiếp, kiên trì trên con đường danh lợi” Đúng Sai
Câu 10 :
Điểm giống nhau giữa bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì? Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân. Đều là thể hát nói Tất cả đều đúng Đáp án A và B Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Hình ảnh nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Hình ảnh “trường sa” được láy đi láy lại nhiều lần, tạo sự ám ảnh về bãi cát mênh mông, vô tận.
Câu 2 :
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, hình ảnh bãi cát dài mang ý nghĩa biểu tượng cho điều gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Hình ảnh “bãi cát dài” biểu tượng cho con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến đích. Muốn tìm được chân lí, tìm được cái đích thực có ý nghĩa cho cuộc đời, con người ta phải trải qua vô vàn khó khăn, thử thách.
Câu 3 :
Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả như thế nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Hình ảnh người đi trên bãi cát: + Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc + Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển + Thời gian: Mặt trời lặn vẫn còn đi + Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân => Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng mệt mỏi, chán chường.
Câu 4 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lối suối, giận khôn vơi!” (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát) Hai câu thơ trên thể hiện tâm tư gì của tác giả?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nhịp điệu chậm, đều, buồn: người đi tự nhận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh – lợi danh. Đó là nỗi ngao ngán của kẽ sĩ đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ tịt. => Chọn D
Câu 5 :
Câu hỏi tu từ trong câu thơ “Đầu gió hơi men thơm quán rượu / Người say vô số, tỉnh bao người” thể hiện thái độ gì của tác giả? Tích vào đáp án đúng Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi
Sự trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác Tác giả tự hỏi chính bản thân mình Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường Tất cả các đáp án trên Đáp án
Tất cả các đáp án trên Lời giải chi tiết :
Câu hỏi tu từ: - Sự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi - Sự trách móc, giận dữ như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi chính bản thân mình. Ông nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường
Câu 6 :
Câu thơ “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!/ Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Điệp ngữ Câu hỏi tu từ Hoán dụ Nhân hóa Tất cả các đáp án trên Đáp án A và B Đáp án
Đáp án A và B Lời giải chi tiết :
Nghệ thuật: - Điệp ngữ “bãi cát dài” - Câu hỏi tu từ: “tính sao đây?” Tác dụng : nhấn mạnh bãi cát mênh mông, vô tận. Câu hỏi tu từ cũng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại.
Câu 7 :
Trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát, yếu tố nào không phải là yếu tố tả thực?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Lời giải chi tiết :
“Quán rượu” là hình ảnh biểu tượng. Cuộc mưu cầu danh lợi có thể hiểu như quán rượu: số người say vô số, người tỉnh táo rất hiếm.
Câu 8 :
Từ “đường cùng” trong câu thơ “Hãy nghe ta hát khúc đường cùng” có ý nghĩa ẩn dụ cho điều gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
"Khúc đường cùng" là hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng cho nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm như thế nào. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Câu 9 :
Nội dung sau đây đúng hay sai? “Câu thơ cuối có ý nghĩa như một lời thúc giục tác giả đi tiếp, kiên trì trên con đường danh lợi” Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Lời giải chi tiết :
- Sai - Câu thơ cuối như một lời nhắc nhở, thúc giục tìm kiếm lối thoát, tìm kiếm một con đường đi, thoát khỏi “bãi cát dài” càng đi càng lún.
Câu 10 :
Điểm giống nhau giữa bài thơ “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) và bài thơ “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát) là gì? Đều bộc lộ bản lĩnh, phong cách cá nhân Đều bộ lộ nhân cách của những nhà Nho chân chính, biết lễ nghĩa, lo nghĩ cho quyền lợi của đất nước, nhân dân. Đều là thể hát nói Tất cả đều đúng Đáp án A và B Đáp án
Đáp án A và B Phương pháp giải :
Giống nhau về tư tưởng, nhân cách của hai tác giả. Lời giải chi tiết :
“Bài ca ngắn đi trên bãi cát” (Cao Bá Quát) và “Bài ca ngất ngưởng” (Nguyễn Công Trứ) hai tác phẩm thấm đẫm vẻ đẹp nhân cách của nhà Nho chân chính Chứng minh: - Thể hiện quan điểm của mình về con đường danh lợi - Khẳng định phong cách cá nhân
|