Trắc nghiệm bài Tương tư - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Tương tư của tác giả nào?

  • A

    Nguyễn Bính

  • B

    Huy Cận

  • C

    Xuân Diệu

  • D

    Hàn Mặc Tử

Câu 2 :

Tương tư được trích trong tập thơ nào của Nguyễn Bính?

  • A

    Tâm hồn tôi

  • B

    Lỡ bước sang ngang

  • C

    Mười hai bến nước

  • D

    Hương cố nhân

Câu 3 :

Tương tư được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A

    Song thất lục bát

  • B

    8 chữ

  • C

    Lục bát

  • D

    7 chữ

Câu 4 :

Bài thơ Tương tư cuả Nguyễn Bính được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1936

  • B

    1937

  • C

    1938

  • D

    1939

Câu 5 :

Nội dung sau về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính đúng hay sai?

Tương tư là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính”.

Đúng
Sai
Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Câu 8 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính:

  • A

    Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế.

  • B

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Câu 9 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Tương tư?

  • A

    Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

  • B

    Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

  • C

    Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

  • D

    Giọng thơ châm biếm, xót xa

Câu 10 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A

    Tình cảm gia đình

  • B

    Tình yêu đôi lứa

  • C

    Tình yêu nước

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tương tư của tác giả nào?

  • A

    Nguyễn Bính

  • B

    Huy Cận

  • C

    Xuân Diệu

  • D

    Hàn Mặc Tử

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tương tư  – Nguyễn Bính

Câu 2 :

Tương tư được trích trong tập thơ nào của Nguyễn Bính?

  • A

    Tâm hồn tôi

  • B

    Lỡ bước sang ngang

  • C

    Mười hai bến nước

  • D

    Hương cố nhân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tương tư rút trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính.

Câu 3 :

Tương tư được sáng tác theo thể thơ nào?

  • A

    Song thất lục bát

  • B

    8 chữ

  • C

    Lục bát

  • D

    7 chữ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: lục bát.

Câu 4 :

Bài thơ Tương tư cuả Nguyễn Bính được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1936

  • B

    1937

  • C

    1938

  • D

    1939

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tương tư được sáng tác năm 1939

Câu 5 :

Nội dung sau về bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính đúng hay sai?

Tương tư là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Tương tư rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”, rất tiêu biểu cho phong cách thơ chân quê của Nguyễn Bính.

Câu 6 :

Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của trời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Bao giờ bến mới gặp đò?

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Đáp án

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Câu 7 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây?

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

(Tương tư – Nguyễn Bính)

Chàng trai bày tỏ nỗi tương tư của mình

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Đáp án

Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Khao khát hạnh phúc lứa đôi trọn vẹn.

Câu 8 :

Giá trị nội dung của bài thơ Tương tư – Nguyễn Bính:

  • A

    Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế.

  • B

    Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc sống bên ngoài. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

  • C

    Bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người.

  • D

    Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Bài thơ diễn tả nỗi nhớ mong của chàng trai với những diễn biến chân thực, tinh tế. Trong đó mối duyên quê quện chặt với cảnh quê một cách nhuần nhị.

Câu 9 :

Đáp án nào dưới đây không phải nghệ thuật của bài thơ Tương tư?

  • A

    Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

  • B

    Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

  • C

    Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

  • D

    Giọng thơ châm biếm, xót xa

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn

- Sử dụng cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi

- Ngôn ngữ thơ dung dị, hồn nhiên, dân dã nhưng vẫn pha chất lãng mạn, thơ mộng

Câu 10 :

Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính viết về đề tài gì?

  • A

    Tình cảm gia đình

  • B

    Tình yêu đôi lứa

  • C

    Tình yêu nước

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đề tài Tương tư: tình yêu đôi lứa.

close