Trắc nghiệm bài Khóc Dương Khuê - Tìm hiểu chung Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đáp án không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A

    Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

  • B

    Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

  • C

    Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh. Câu hỏi tu từ, điệp từ

  • D

    Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Câu 2 :

Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

Dương Khuê (1839 – 1902) , người làng Vân Đình, tỉnh Hà Đông ( nay là huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Dương Khuê là anh của Nguyễn Khuyến.

Dương Khuê đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng bỏ làm quan về quê ở ẩn

Tất cả đều sai

Đáp án B, D sai.

Câu 3 :

Dòng nào dưới đây đúng về bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Nôm

  • B

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Hán

  • C

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Nôm

  • D

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.

Câu 4 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài nào sau đây:

  • A

    Tình cảm gia đình

  • B

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • C

    Tình bằng hữu

  • D

    Tình đồng chí

Câu 5 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • B

    Năm 1903, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • C

    Năm 1904, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • D

    Năm 1905, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

Câu 6 :

Hãy nêu vị trí của các câu thơ sau:

“Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

Câu 7 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A

    Thất ngôn trường thiên

  • B

    Thất ngôn bát cú

  • C

    Song thất lục bát

  • D

    Lục bát

Câu 8 :

Tên chữ Hán của bài thơ Khóc Dương Khuê là:

  • A

    Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư

  • B

    Kí Khắc Niệm Dương niên ông

  • C

    Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài

  • D

    Lão sơn

Câu 9 :

Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh

Câu hỏi tu từ, điệp từ

Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Câu 10 :

Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:

  • A

    Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.

  • B

    Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

  • C

    Ngôn ngữ sắc sảo, triết lí cao.

  • D

    Ngôn ngữ khẩu ngữ

Câu 11 :

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Câu 12 :

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đáp án không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A

    Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

  • B

    Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

  • C

    Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh. Câu hỏi tu từ, điệp từ

  • D

    Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê:

- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

- Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ, điệp từ.

Câu 2 :

Câu nào sau đây nói không chính xác về Dương Khuê?

Dương Khuê (1839 – 1902) , người làng Vân Đình, tỉnh Hà Đông ( nay là huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Dương Khuê là anh của Nguyễn Khuyến.

Dương Khuê đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng bỏ làm quan về quê ở ẩn

Tất cả đều sai

Đáp án B, D sai.

Đáp án

Đáp án B, D sai.

Lời giải chi tiết :

- Dương Khuê là bạn thân của Nguyễn Khuyến. Hai người kết bạn từ thuở thi đậu. Nguyễn Khuyến bỏ quan về quê, Dương Khuê vẫn làm quan nhưng cả hai vẫng giữ được tình bạn gắng bó khăng khít

=> Đáp án B và D sai

Câu 3 :

Dòng nào dưới đây đúng về bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • A

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Nôm

  • B

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Hán

  • C

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Nôm

  • D

    Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn chữ Hán.

Câu 4 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài nào sau đây:

  • A

    Tình cảm gia đình

  • B

    Tình yêu quê hương, đất nước

  • C

    Tình bằng hữu

  • D

    Tình đồng chí

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài tình bằng hữu. Đây là một bài thơ cảm động, thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.

Câu 5 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • B

    Năm 1903, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • C

    Năm 1904, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

  • D

    Năm 1905, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1902, khi nghe tin Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

Câu 6 :

Hãy nêu vị trí của các câu thơ sau:

“Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang

Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”

Đoạn 1

Đoạn 2

Đoạn 3

Đáp án

Đoạn 2

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Các câu thơ thuộc đoạn 2: Những kỉ niệm tươi rói về tình bạn sống lại trong hồi tưởng nhà thơ.

Câu 7 :

Bài thơ Khóc Dương Khuê được Nguyễn Khuyến dịch sang Nôm bằng thể thơ nào?

  • A

    Thất ngôn trường thiên

  • B

    Thất ngôn bát cú

  • C

    Song thất lục bát

  • D

    Lục bát

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thể thơ: Song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 8 :

Tên chữ Hán của bài thơ Khóc Dương Khuê là:

  • A

    Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư

  • B

    Kí Khắc Niệm Dương niên ông

  • C

    Hí tặng song hữu Lê Xá tú tài

  • D

    Lão sơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại tiểu dẫn

Lời giải chi tiết :

Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư).

Câu 9 :

Đâu không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh

Câu hỏi tu từ, điệp từ

Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Đáp án

Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Lời giải chi tiết :

Nội dung nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê:

- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

- Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh, câu hỏi tu từ, điệp từ

Câu 10 :

Ngôn ngữ trong bài thơ Khóc Dương Khuê:

  • A

    Ngôn ngữ trang trọng, cổ điển.

  • B

    Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

  • C

    Ngôn ngữ sắc sảo, triết lí cao.

  • D

    Ngôn ngữ khẩu ngữ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc mà chân thành, trân trọng.

Câu 11 :

Tích vào đáp án  không phải phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến?

Ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến rất phong phú không chỉ trong cách nói mà còn rất mỹ lệ, gợi cảm trong cách miêu tả.

Ngôn ngữ trào phúng của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, hóm hỉnh, nhiều cung bậc.

Nguyễn Khuyến sử dụng vốn ngôn ngữ bình dân nhưng không hề rơi vào sự thông tục hóa, cảnh nào cũng được vẽ, được chạm khắc thần tình đạt đến mức nghệ thuật.

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Đáp án

Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

Thơ Nguyễn Khuyến là thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.

Lời giải chi tiết :

- Thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế là phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.

- Thơ vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian là phong cách nghệ thuật của Tú Xương.

Câu 12 :

Có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Khuyến là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh nhất là trong việc tả cảnh sắc thiên nhiên. Ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam vì những người, cảnh, vật qua cảm nhận của ông đều đậm đà phong vị của quê hương đất nước”. Ý kiến trên đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Ý kiến trên đúng

- Chứng minh qua ba bài thơ viết về mùa thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh:

Từ nhiều bài thơ cúa Nguyễn Khuyến hiện lên hình ảnh những làng quê đồng bằng Bắc Bộ yên ả, thơ mộng mà ông từng thiết tha gắn bó. Viết chùm ba bài thơ về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ nguồn cảm hứng dồi dào với mùa thu, với quê hương. Mỗi bài thơ thu của Nguyễn Khuyến miêu tả, cảm nhận mùa thu ở một không gian, thời gian không giống nhau nhưng tất cả đó đều là những cảnh vật rất thật của nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây, không hề có những ước lệ vốn đã thành quen thuộc trong thơ cổ. Một bầu trời xanh ngắt, ao thu trong veo, một cần trúc hắt hiu trong gió, một ngõ xóm quanh co, mấy gian nhà tranh mái rạ, một hàng giậu phất phơ bóng khói ban chiều... đó đều là những cảnh rất thân thuộc của làng quê Việt Nam. Nó yên ả thanh bình như vốn có tự ngàn đời chứ chưa hề động gót giày của quân xâm lược Pháp. Nó gợi trong ta cái tình quê, hồn quê sâu thẳm. Thi nhân đã cảm nhận những vẻ đẹp ấy của làng quê bằng tâm hồn bình dị mà thanh cao, hồn hậu và vô cùng tinh tế.

close