Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 8 Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

    “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì? 

  • A.

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B.

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C.

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu hỏi:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 2.1

Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Câu 2.2

Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai? 

  • A.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

  • B.

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

  • C.

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

  • D.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Câu 2.3

Nêu biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”

  • A.

    So sánh

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ và nhân hóa

Câu 2.4

Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ. 

  • A.

    Sự hi sinh của người mẹ

  • B.

    Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ

  • C.

    Thời gian vô thường làm tuổi xuân mẹ qua nhanh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.

Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.

Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. .......

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều".

(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Câu 3.2

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên"

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Câu 3.3

Câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện” muốn đề cao điều gì?

  • A.

    Người có bằng cấp cao

  • B.

    Người có năng lực thực tế

  • C.

    Người có nhiều mối quan hệ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3.4

Ý nghĩa của lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp"?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải biết quý trọng thời gian.

  • B.

    Cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội sự nghiệp từ khi còn trẻ để gây dựng sự nghiệp cho bản thân.

  • C.

    Nếu bạn không cố gắng ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ bị thụt lùi

  • D.

    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Câu 4 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

...Thất bại đầu tiên trong cuộc đời mỗi người đều rất đau đớn. Không một ai là ngoại lệ cả. Những người chưa quen với thất bại khi lập kế hoạch cho tương lai thường có ý nghĩ “biết đâu". Tỉ lệ cạnh tranh cao nhưng biết đâu mình sẽ đỗ. Gần đây tình hình kinh tế không được tốt lắm nhưng nếu mình chăm chỉ biết đâu cửa hàng của mình sẽ thành công lớn. Họ thường tưởng tượng những điều như thế. Không nhiều người chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cụ thể nếu họ thi trượt hay kinh doanh thất bát. Đặc biệt, càng những trường hợp nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra, khi giấc mơ đổ vỡ, họ càng cảm thấy bế tắc hơn vì chưa từng nghĩ đến phương án nào khác. Ngoài ra, những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những người sống mà chưa từng gặp khó khăn, họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải thất bại đầu tiên trong đời.

Nhưng bạn có biết không? Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục lần nữa trong cuộc đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Và đã là con người thì bất kì ai cũng phải trải qua những lần nản lòng như thế cho đến lúc chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường. Hãy nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất bại. Bạn thất bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém người khác. Thất bại chỉ là bài học đáng quỷ để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được như mình muốn. Vì vậy, sau khi thất bại, hãy bình tĩnh tự hỏi: thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình? Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này, khả năng bạn lặp lại thất bại tương tự là rất lớn.

(Trích Khi lần đầu tiên thất bại trong đời, Yêu những điều không hoàn hảo, Hae Min, NXB Nhã Nam, 2018, tr.142- 143)

Câu 4.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Thuyết minh

Câu 4.2

Theo tác giả, những đối tượng nào sẽ dễ tuyệt vọng khi gặp thất bại đầu tiên trong cuộc đời?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra

  • B.

    Những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ

  • C.

    Những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.

  • D.

    Những người yếu đuối

Câu 4.3

Từ “biết đâu” trong đoạn trích thể hiện tâm lí gì của các bạn trẻ khi lập kế hoạch cho tương lai?

  • A.

    Tâm lí hi vọng, mong chờ

  • B.

    Tâm lí hoài nghi, ngờ vực

  • C.

    Tâm lí sợ hãi, lo lắng

  • D.

    Tâm lí vui vẻ, háo hức

Câu 4.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.

    Bài học về niềm tin trong cuộc sống

  • B.

    Cố gắng để không gặp thất bại

  • C.

    Chấp nhận và dám dối diện với thất bại

  • D.

    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sông như đời người trên sông

Em yêu anh có yêu được như sông

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

 

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

 

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

 

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

(Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Câu 5.2

Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Vậy nhà thơ đã nêu ra những điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu?

  • A.

    Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác; Trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

  • B.

    Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông; Trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

  • C.

    Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Suối nguồn đi suốt mênh mông; Tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Câu 5.3

Chỉ ra biện pháp tu từ không được sử dụng trong khổ thơ:

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Câu 5.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải hi sinh tình yêu cho lợi ích chung.

  • B.

    Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.

  • C.

    Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu

  • D.

    Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi:

    “Một năm đi qua. Mùa xuân thứ hai đã đến. Màu xanh thẫm của đỗ, của ngô, của lạc, màu xanh non của lá mạ, màu đỏ tươi của ớt chín lấn dần lên các thứ màu nham nhở khác của đất hoang… Một mảnh vải trắng làm rèm che cửa, một giàn liễu leo có những chấm hoa đỏ thắm như nhung ở mé hiên phía trước,bóng lá loáng mướt của rặng chuối, màu càng rực của khóm đu đủ, mấy con ngỗng bì bạch ở mé nhà, tiếng guốc đi lẹp kẹp, bóng dáng nặng nề của những chị có mang ở khu gia đình, những ngọn đèn le lói, mảng thuốc bay qua ánh đèn trông rõ từng sợi xanh. Tiếng cười the thé, tiếng thủ thỉ, tiếng la hét, tiếng trẻ con khóc. Người ta làm việc, người ta yêu nhau, và làm cho nhau đau khổ. Những nỗi niềm, những tâm sự, những mong ước. Cuộc sống vĩ đại đã trở lại rồi”

(Mùa lạc – Nguyễn Khải)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên:

  • A.

    Nghị luận

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Tự sự

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 1.2

Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? 

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 1.3

Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    So sánh

  • B.

    Liệt kê

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Điệp

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

-  Những biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: so sánh, liệt kê, điệp.

- Tác dụng: Tái hiện sự hồi sinh của cảnh vật và cuộc sống con người.

Câu 1.4

Đoạn văn nói về vấn đề gì? 

  • A.

    Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

  • B.

    Miêu tả sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật, con người

  • C.

    Miêu tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật trên mảnh đất khô cằn.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung chính

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Miêu tả sự hồi sinh của con người và sự vật vào mùa xuân, cả thiên nhiên và con người đều bừng lên sức sống mới.

Câu 2 :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu hỏi:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 2.1

Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Miêu tả

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Nghị luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2.2

Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai? 

  • A.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

  • B.

    Còn những bí và bầu thì lớn xuống

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

  • C.

    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

  • D.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên 

    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

 Xem lại kiến thức biện pháp tương phản đối lập

Lời giải chi tiết :

Câu thơ sử dụng nghệ thuật tương phản:

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Câu 2.3

Nêu biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”

  • A.

    So sánh

  • B.

    Ẩn dụ

  • C.

    Nhân hóa

  • D.

    Ẩn dụ và nhân hóa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp tu từ: nhân hóa“Thời gian chạy qua tóc mẹ”

Câu 2.4

Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ. 

  • A.

    Sự hi sinh của người mẹ

  • B.

    Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ

  • C.

    Thời gian vô thường làm tuổi xuân mẹ qua nhanh

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung hai đoạn thơ

Lời giải chi tiết :

- Đều nói về nỗi vất vả, sự hi sinh của người mẹ để con được thành người.

- Tình yêu thương của nhân vật trữ tình dành cho mẹ.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Thực tế cuộc sống quanh ta cũng cho thấy, có khá nhiều người không có bằng ĐH, không xuất chúng, cũng chẳng nổi tiếng như Bill Gates, nhưng sự thành công của họ lại có phần vượt trội không ít người có bằng ĐH.

Ngày nay, khi bạn có thực tài, nếu không làm cho cơ quan Nhà nước thì làm ở khu vực tư nhân; nếu không tư nhân thì là nước ngoài. Hay tự mình... dùng mình! Thậm chí, nếu ở trong nước không có đất dụng võ thì ra thế giới... Với công việc, năm châu bốn biển đều có thể là nhà của mình.

Hiện xã hội cũng đang "khát" nhân lực, hàng trăm ngàn công ty đang cần hàng triệu người có thực tâm, thực lực để giúp họ. Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện. Còn giả sử bạn nộp đơn vào một số nơi nào đó mà họ không quan tâm đến giá trị thực thì chắc hẳn nơi đó không thuộc về bạn. .......

Cuộc đời không quá dài để mình có thể phung phí thời gian, nhưng cũng đủ dài để làm được những gì mà mình muốn. Và cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên. Hãy tin rằng: "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp. Và rằng, trong cuộc đời, chỉ có "sự học" và "thực học" của mình mới tạo nên giá trị và quyết định thân phận của chính mình, và điều đó còn lớn lao hơn "ĐH" rất nhiều".

(Lược ghi ý kiến của ông Giản Tư Trung – Hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE)

Câu 3.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3.2

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: "Cuộc đời cũng giống như cuộc đua marathon, dù có bị thua kém bạn bè ở những km đầu tiên nhưng mình vẫn có thể là người về đích trước tiên"

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Ẩn dụ

  • D.

    Hoán dụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp tu từ: So sánh (Cuộc đời so sánh với cuộc đua marathon)

- Tác dụng: Làm tăng sức gọi hình cho sự diễn đạt, giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến sự việc đang bàn luận. Qua đó, người viết khẳng định ý chí, nghị lực, tinh thần vượt khó, sự cầu tiến,… sẽ tạo động lực để tuổi trẻ đạt được mục tiêu mình đề ra.

Câu 3.3

Câu nói: "Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện” muốn đề cao điều gì?

  • A.

    Người có bằng cấp cao

  • B.

    Người có năng lực thực tế

  • C.

    Người có nhiều mối quan hệ

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

"Chẳng hạn, họ cần một chuyên gia giỏi về điện (bất kể có bằng hay không), chứ họ không cần một kỹ sư điện, nhưng lại hiểu biết quá ít về điện"  muốn khẳng định điều quan trọng mà người tuyển dụng cần là người có năng lực thực tế chứ không phải những người có bằng cấp cao nhưng lại không có thực lực.

Câu 3.4

Ý nghĩa của lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp"?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải biết quý trọng thời gian.

  • B.

    Cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội sự nghiệp từ khi còn trẻ để gây dựng sự nghiệp cho bản thân.

  • C.

    Nếu bạn không cố gắng ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ bị thụt lùi

  • D.

    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

- Nội dung lời khuyên "18 tuổi, bạn còn hơn 60 năm cuộc đời, vẫn còn kịp, nhưng phải nhanh lên kẻo không kịp" : Tương lai tuổi trẻ còn rộng mở, vẫn còn kịp để cố gắng phấn đấu, sống cống hiến làm đẹp cho cuộc đời mình. Thế nhưng nếu vì thế mà chần chừ thì chúng ta sẽ lãng phí thời gian, đánh mất tuổi xuân.

+ Phải biết quý trọng thời gian, sống cống hiến hết mình cho cuộc đời.

+ Cơ hội không đến nhiều lần trong cuộc đời. Vì thế, cần luôn tận dụng, nắm bắt nó từ khi còn trẻ để làm nên sự nghiệp của bản thân.

+ Nếu bạn không cố gắng ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ bị thụt lùi.

Câu 4 :

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

...Thất bại đầu tiên trong cuộc đời mỗi người đều rất đau đớn. Không một ai là ngoại lệ cả. Những người chưa quen với thất bại khi lập kế hoạch cho tương lai thường có ý nghĩ “biết đâu". Tỉ lệ cạnh tranh cao nhưng biết đâu mình sẽ đỗ. Gần đây tình hình kinh tế không được tốt lắm nhưng nếu mình chăm chỉ biết đâu cửa hàng của mình sẽ thành công lớn. Họ thường tưởng tượng những điều như thế. Không nhiều người chuẩn bị sẵn phương án giải quyết cụ thể nếu họ thi trượt hay kinh doanh thất bát. Đặc biệt, càng những trường hợp nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra, khi giấc mơ đổ vỡ, họ càng cảm thấy bế tắc hơn vì chưa từng nghĩ đến phương án nào khác. Ngoài ra, những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ, hoặc những người sống mà chưa từng gặp khó khăn, họ sẽ tuyệt vọng vô cùng khi gặp phải thất bại đầu tiên trong đời.

Nhưng bạn có biết không? Những thất bại như hôm nay sẽ còn tìm đến hàng chục lần nữa trong cuộc đời bạn. Sẽ còn vô số chuyện không tiến triển theo kế hoạch mà bạn đã đặt ra. Và đã là con người thì bất kì ai cũng phải trải qua những lần nản lòng như thế cho đến lúc chết. Điều đó có nghĩa rằng thất bại ngày hôm nay của bạn là điều hết sức bình thường. Hãy nhớ điều quan trọng nhất: không phải vì bạn đã thất bại một lần mà cả cuộc đời bạn trở thành kẻ thất bại. Bạn thất bại không phải vì bạn có nhiều khuyết điểm hay thua kém người khác. Thất bại chỉ là bài học đáng quỷ để bạn nhận ra rằng mình đã chọn sai cách tiếp cận để đạt được như mình muốn. Vì vậy, sau khi thất bại, hãy bình tĩnh tự hỏi: thất bại lần này đã đem lại bài học gì cho mình? Phải tìm được câu trả lời rõ ràng về nguyên nhân thất bại, bạn mới có thể trưởng thành hơn. Nếu thiếu quá trình này, khả năng bạn lặp lại thất bại tương tự là rất lớn.

(Trích Khi lần đầu tiên thất bại trong đời, Yêu những điều không hoàn hảo, Hae Min, NXB Nhã Nam, 2018, tr.142- 143)

Câu 4.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu cảm

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 4.2

Theo tác giả, những đối tượng nào sẽ dễ tuyệt vọng khi gặp thất bại đầu tiên trong cuộc đời?

Chọn đáp án không đúng.

  • A.

    Những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra

  • B.

    Những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ

  • C.

    Những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.

  • D.

    Những người yếu đuối

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

- Những người hay tuyệt vọng khi thất bại là: những người nỗ lực hết sức mình và chỉ tập trung vào một mục tiêu đã đặt ra; những người hay được khen là học giỏi từ nhỏ; những người sống mà chưa từng gặp khó khăn.

Câu 4.3

Từ “biết đâu” trong đoạn trích thể hiện tâm lí gì của các bạn trẻ khi lập kế hoạch cho tương lai?

  • A.

    Tâm lí hi vọng, mong chờ

  • B.

    Tâm lí hoài nghi, ngờ vực

  • C.

    Tâm lí sợ hãi, lo lắng

  • D.

    Tâm lí vui vẻ, háo hức

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Từ “biết đâu” cho thấy tâm lí hi vọng, mong chờ những điều may mắn đến với mình.

Câu 4.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.

    Bài học về niềm tin trong cuộc sống

  • B.

    Cố gắng để không gặp thất bại

  • C.

    Chấp nhận và dám dối diện với thất bại

  • D.

    Cần trân trọng quãng thời gian khi còn trẻ để cống hiến và hưởng thụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bài học được rút ra từ văn bản trên: Cuộc đời này chúng ta sẽ gặp liên tiếp những nhất bại, và từ trong thất bại đó con người ngày một khôn lớn, trưởng thành hơn. Nếu cả cuộc đời mà ta chưa từng gặp thất bại thì tức là bạn chưa từng nỗ lực, cố gắng, chưa từng sống một cách trọn vẹn. Đừng sợ thất bại một lần, hai lần mà chỉ sợ bạn không dám đối diện với thất bại, buông thả để cuộc đời là một thất bại lớn.  

Câu 5 :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sông như đời người trên sông

Em yêu anh có yêu được như sông

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

 

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

 

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

 

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả

Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

(Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988)

Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

  • A.

    Tự sự

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Biểu Cảm

  • D.

    Thuyết minh

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại các phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 5.2

Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Vậy nhà thơ đã nêu ra những điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu?

  • A.

    Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác; Trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

  • B.

    Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông; Trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

  • C.

    Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Suối nguồn đi suốt mênh mông; Tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh.

  • D.

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Điểm tương đồng giữa dòng sông và tình yêu:

- Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.

- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.

- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh

Câu 5.3

Chỉ ra biện pháp tu từ không được sử dụng trong khổ thơ:

Đời sông trôi như đời người trên sông

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

  • A.

    So sánh

  • B.

    Nhân hóa

  • C.

    Điệp từ

  • D.

    Liệt kê

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

- Biện pháp:

+ So sánh: Đời sông trôi như đời người mênh mông

+ Liệt kê: tin bến, tin bờ, tin sức mình, tin ánh sáng, tin mái chèo

+ Điệp từ “tin”

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

+ Nhấn mạnh niềm tin, nghị lực vào cuộc sống.

Câu 5.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Phải hi sinh tình yêu cho lợi ích chung.

  • B.

    Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.

  • C.

    Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu

  • D.

    Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên:

- Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.

- Hãy cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách trong tình yêu

- Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.

close