Trắc nghiệm bài Từ ấy - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Câu 2 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Câu 3 :

Tố Hữu đã không sử dụng hình ảnh nào dưới đây để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

  • A

    Nắng hạ

  • B

    Mặt trời chân lí

  • C

    Vườn hoa lá

  • D

    Trời cao

Câu 4 :

Ánh sáng được miêu tả trong khổ 1 bài thơ “Từ ấy” là ánh sáng như thế nào?

Dịu nhẹ

Trong trẻo, tinh khôi

Chói chang, rực rỡ

Câu 5 :

Nội dung sau về hai câu thơ bài thơ Từ ấy đúng hay sai?

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Chính lí tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người ý nghĩa hơn”.

Đúng
Sai
Câu 6 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A

    ẩn dụ

  • B

    hoán dụ

  • C

    so sánh

  • D

    nhân hóa

Câu 7 :

Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa

Đề cao “cái ta” chung của mọi người

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Câu 8 :

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Câu 9 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A

    Quần chúng lao khổ

  • B

    Những ngươi chiến sĩ

  • C

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 10 :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Hoán dụ

  • B

    Nhân hóa

  • C

    So sánh

  • D

    Ẩn dụ

Câu 11 :

Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

  • A

    Điệp từ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Nhân hóa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh ẩn dụ: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim.

=> Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

Câu 2 :

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Ẩn dụ

  • B

    Hoán dụ

  • C

    So sánh

  • D

    Nhân hóa

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật so sánh

=> Diễn tả niềm vui sướng tột cùng của người thanh niên yêu nước khi tìm thấy lẽ sống đúng đắn của cuộc đời mình.

Câu 3 :

Tố Hữu đã không sử dụng hình ảnh nào dưới đây để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng?

  • A

    Nắng hạ

  • B

    Mặt trời chân lí

  • C

    Vườn hoa lá

  • D

    Trời cao

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tố Hữu sử dụng hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, sây mê khi bắt gặp lí tưởng.

Câu 4 :

Ánh sáng được miêu tả trong khổ 1 bài thơ “Từ ấy” là ánh sáng như thế nào?

Dịu nhẹ

Trong trẻo, tinh khôi

Chói chang, rực rỡ

Đáp án

Chói chang, rực rỡ

Lời giải chi tiết :

“Mặt trời chân lí chói qua tim”

=> Ánh sáng chói chang, rực rỡ của một ngày nắng hạ.

Câu 5 :

Nội dung sau về hai câu thơ bài thơ Từ ấy đúng hay sai?

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Chính lí tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người ý nghĩa hơn”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

=> Chính lí tưởng của Đảng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người ý nghĩa hơn”.

Câu 6 :

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên:

  • A

    ẩn dụ

  • B

    hoán dụ

  • C

    so sánh

  • D

    nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: “trăm nơi” chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi.

Câu 7 :

Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào?

Đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa

Đề cao “cái ta” chung của mọi người

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Đáp án

Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người

Lời giải chi tiết :

Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

Câu 8 :

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người”

Động từ “buộc” thể hiện điều gì?

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Yêu cầu, trách nghiệm đối với người chiến sĩ khi được giác ngộ lí tưởng của Đảng

Đáp án

Ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của người chiến sĩ

Lời giải chi tiết :

“Buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người.

Câu 9 :

Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ Từ ấy, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến đối tượng nào?

  • A

    Quần chúng lao khổ

  • B

    Những ngươi chiến sĩ

  • C

    Những người lãnh đạo của Đảng

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.

Câu 10 :

“Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A

    Hoán dụ

  • B

    Nhân hóa

  • C

    So sánh

  • D

    Ẩn dụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ:

“Khối đời”: Chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau phấn đấu vì mục tiêu chung.

Câu 11 :

Đoạn thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

  • A

    Điệp từ

  • B

    Ẩn dụ

  • C

    Hoán dụ

  • D

    Nhân hóa

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Điệp từ “là”, số từ ước lệ “vạn”

=> Nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

close