Trắc nghiệm Kiểm tra tổng hợp cuối năm Văn 11Đề bài
Câu 1 :
Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác
Câu 2 :
Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện mối sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao lao?
Câu 3 :
Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ “chiều”. Đó là bài thơ nào?
Câu 4 :
Hai câu thơ: Lời yêu mỏng manh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay? (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào?
Câu 5 :
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, ai là người phê phán “bọn học trò trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa /…/ mà chẳng biết có dân”?
Câu 6 :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
Câu 7 :
Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nội dung (tính chất) nào mà văn học trung đại chưa có?
Câu 8 :
Một bạn muốn xếp thật chính xác các tác phẩm: (1) Một thời đại trong thi ca; (2) Hai đứa trẻ; (3) Tôi yêu em; (4) Rô-mê-ô và Giu-li-ét vào các thể loại: truyện, thơ, kịch, nghị luận. Hãy chọn cách sắp xếp đúng:
Câu 9 :
Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu:
Câu 10 :
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các yếu tố của ngữ cảnh?
Câu 11 :
Chọn câu trả lời đầy đủ và chính xác về nội dung của nghĩa tình thái trong câu.
Câu 12 :
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Câu 13 :
Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Câu 14 :
Có mấy thao tác lập luận trong văn nghị luận?
Câu 15 :
Văn bản dưới đây sử dụng thao tác lập luận chính nào? Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam3) hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể biết những tác phẩm tương tự ? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ? (Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Sắp xếp các bài thơ sau theo trình tự thời gian sáng tác
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại hoàn cảnh sáng tác các tác phẩm Lời giải chi tiết :
- Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu - Nhớ rừng – Thế Lữ - Chiều tối – Hồ Chí Minh - Từ ấy – Tố Hữu
Câu 2 :
Trong các tác phẩm dưới đây, bài thơ nào thể hiện mối sầu nhân thế của một linh hồn nhỏ trước vũ trụ bao lao?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại nội dung các tác phẩm đã học Lời giải chi tiết :
Qua bài thơ Tràng giang, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một “cái tôi” cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Câu 3 :
Trong các bài thơ sau, có một bài thơ thất viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ “chiều”. Đó là bài thơ nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các văn bản đã học Lời giải chi tiết :
Bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh viết về buổi chiều, nhưng trong các dòng thơ không hề có một chữ “chiều”.
Câu 4 :
Hai câu thơ: Lời yêu mỏng manh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay? (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết của bài thơ nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại hai câu thơ cuối các tác phẩm đã học Lời giải chi tiết :
Hai câu thơ: Lời yêu mỏng manh như màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay? (Xuân Quỳnh, Hoa cỏ may) phảng phất tinh thần và câu chữ trong hai câu kết bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? - “Sương khói mờ nhân ảnh”: Cảnh vật và con người mờ ảo - Ai biết tình ai có đậm đà?: Câu hỏi tu từ kết hợp với đại từ phiếm chỉ “ai” => Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm đắm trong cõi mộng. Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo càng ngày càng rõ của tình yêu, hạnh phúc.
Câu 5 :
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, ai là người phê phán “bọn học trò trong nước ham quyền thế, ham bả vinh hoa /…/ mà chẳng biết có dân”?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các tác phẩm đã học Lời giải chi tiết :
Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích là bởi ba bốn trăm năm trở về đây, bọn học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh hót, chỉ biết có vua mà chẳng biết có dân. Bọn ấy muốn giữ túi tham mình được đầy mãi, địa vị của mình được vũng mãi, bèn kiếm cách thiết pháp luật, phá tan tành đoàn thể của quốc dân. (Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội ở nước ta)
Câu 6 :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) Khổ thơ trên thể hiện chính xác tâm trạng nào của nhà thơ?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại khổ thơ đầu bài thơ Từ ấy Lời giải chi tiết :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim (Tố Hữu, Từ ấy) => Khổ thơ thể hiện niềm vui sướng, say mê của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
Câu 7 :
Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có nội dung (tính chất) nào mà văn học trung đại chưa có?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 Lời giải chi tiết :
Văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 xuất hiện nội dung mới: Sự thức tỉnh, trỗi dậy mạnh mẽ của “cái tôi” cá nhân.
Câu 8 :
Một bạn muốn xếp thật chính xác các tác phẩm: (1) Một thời đại trong thi ca; (2) Hai đứa trẻ; (3) Tôi yêu em; (4) Rô-mê-ô và Giu-li-ét vào các thể loại: truyện, thơ, kịch, nghị luận. Hãy chọn cách sắp xếp đúng:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các thể loại các tác phẩm đã học Lời giải chi tiết :
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Thơ Tôi yêu em – Pu-skin - Kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét – Sếch-xpia - Nghị luận Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh.
Câu 9 :
Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần nghĩa của câu:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại hai thành phần nghĩa của câu Lời giải chi tiết :
Hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
Câu 10 :
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các yếu tố của ngữ cảnh?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại ngữ cảnh Lời giải chi tiết :
Các yếu tố của ngữ cảnh: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập tới và văn cảnh.
Câu 11 :
Chọn câu trả lời đầy đủ và chính xác về nội dung của nghĩa tình thái trong câu.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nghĩa tình thái Lời giải chi tiết :
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu hoặc đối với người nghe.
Câu 12 :
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại đặc điểm về ngôn ngữ phong cách ngôn ngữ chính luận Lời giải chi tiết :
- Đặc điểm về ngôn ngữ phong cách ngôn ngữ chính luận: Nhiều từ ngữ chính trị; câu văn chuẩn mực, gần với phán đoán và suy luận logic; sử dụng các biện pháp tu từ để giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
Câu 13 :
Đáp án nào dưới đây không phải đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại đặc trưng phong cách ngôn ngữ chính luận Lời giải chi tiết :
Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận: - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận - Tính công khai về quan điểm chính trị - Tính truyền cảm, thuyết phục
Câu 14 :
Có mấy thao tác lập luận trong văn nghị luận?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các thao tác lập luận Lời giải chi tiết :
Các 6 thao tác lập luận trong văn nghị luận: - Thao tác giải thích - Thao tác phân tích - Thao tác chứng minh - Thao tác bình luận - Thao tác so sánh - Thao tác bác bỏ
Câu 15 :
Văn bản dưới đây sử dụng thao tác lập luận chính nào? Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam3) hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu ? Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể biết những tác phẩm tương tự ? Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người ? (Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các thao tác nghị luận đã học và nội dung chính văn bản Lời giải chi tiết :
Tác giả sử dụng thao tác bác bỏ để bác bỏ quan điểm “tiếng mẹ đẻ nghèo nàn”. |