Trắc nghiệm bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Căn cứ vào đâu để tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

  • A

    Tiếng “nước mình” được nhiều dân tộc trên thế giới biết đến và học tập theo

  • B

    Tiếng “nước mình” có nhiều từ ngữ phong phú, có thể diễn tả được tất cả khía cạnh của cuộc sống.

  • C

    Người An Nam có thể dịch các tác phẩm của người nước ngoài sang tiếng nước mình và có thể diễn đạt rõ ràng những điều họ suy nghĩ

  • D

    Nhiều tác phẩm tiếng Việt không thể dịch sang các ngôn ngữ khác do các ngôn ngữ đó không thể diễn tả hết được.

Câu 2 :

Trong văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức?

  • A

    Tiếng nói, chữ viết

  • B

    Kinh tế

  • C

    Chính trị

  • D

    Quân sự

Câu 3 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh cho rằng một số người đã lấy lí do gì để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình?

  • A

    Tiếng mẹ đẻ khó học

  • B

    Tiếng mẹ đẻ quá nghèo nàn

  • C

    Tiếng mẹ đẻ không phải ngôn ngữ chính thức

  • D

    Tiếng mẹ đẻ khó giao tiếp với các nước khác

Câu 4 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?

  • A

    Coi thường văn hóa phương Tây, cố chấp không chịu học tập theo những điều hay của nền văn hóa đó.

  • B

    Đem văn hóa phương Tây cải biến thành văn hóa dân tộc dẫn đến làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc

  • C

    Coi thường văn hóa dân tộc, đánh mất tiếng mẹ đẻ, chạy theo những giá trị tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.

  • D

    Thích nói tiếng Tây dù chỉ “bập bẹ năm ba tiếng”, cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu mà được xem là đào tạo theo kiểu phương Tây.

Câu 5 :

Theo Nguyễn An Ninh, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ:

  • A

    Bản sắc văn hóa dân tộc

  • B

    Sự tự do của mình

  • C

    Nền văn minh phương Đông

  • D

    Sự phát triển dân tộc

Câu 6 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ đươc Nguyễn An Ninh nhắc đến là:

  • A

    Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra.

  • B

    Suy nghĩ kĩ trước khi nói và viết

  • C

    Để diễn đạt rõ ràng suy nghĩ cần phải trau dồi vốn từ 

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Theo Nguyễn An Ninh, tiếng nói có vai trò như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?

  • A

    Tránh được nguy cơ bị các dân tộc khác đồng hóa

  • B

    Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

  • C

    Người bảo vệ quý báu  nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

  • D

    Giúp mở rộng giao lưu, tiếp xúc với các quốc gia trên thế giới.

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài là:

Học ít nhất một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu, nhưng không kéo theo phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

Thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Cả hai đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Căn cứ vào đâu để tác giả nhận định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

  • A

    Tiếng “nước mình” được nhiều dân tộc trên thế giới biết đến và học tập theo

  • B

    Tiếng “nước mình” có nhiều từ ngữ phong phú, có thể diễn tả được tất cả khía cạnh của cuộc sống.

  • C

    Người An Nam có thể dịch các tác phẩm của người nước ngoài sang tiếng nước mình và có thể diễn đạt rõ ràng những điều họ suy nghĩ

  • D

    Nhiều tác phẩm tiếng Việt không thể dịch sang các ngôn ngữ khác do các ngôn ngữ đó không thể diễn tả hết được.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dẫn chứng tiếng “nước mình” không nghèo nàn:

Người An Nam có thể dịch các tác phẩm của người nước ngoài sang tiếng nước mình và có thể diễn đạt rõ ràng những điều họ suy nghĩ.

Câu 2 :

Trong văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, tác giả cho rằng yếu tố nào là quan trọng nhất giúp các dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức?

  • A

    Tiếng nói, chữ viết

  • B

    Kinh tế

  • C

    Chính trị

  • D

    Quân sự

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Theo Nguyễn An Ninh: “Tiếng nói là người bảo vệ quý giá nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”.

Câu 3 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh cho rằng một số người đã lấy lí do gì để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình?

  • A

    Tiếng mẹ đẻ khó học

  • B

    Tiếng mẹ đẻ quá nghèo nàn

  • C

    Tiếng mẹ đẻ không phải ngôn ngữ chính thức

  • D

    Tiếng mẹ đẻ khó giao tiếp với các nước khác

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn.

(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

 

Câu 4 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa”?

  • A

    Coi thường văn hóa phương Tây, cố chấp không chịu học tập theo những điều hay của nền văn hóa đó.

  • B

    Đem văn hóa phương Tây cải biến thành văn hóa dân tộc dẫn đến làm lu mờ bản sắc văn hóa dân tộc

  • C

    Coi thường văn hóa dân tộc, đánh mất tiếng mẹ đẻ, chạy theo những giá trị tầm thường của văn hóa châu Âu để chứng tỏ mình được đào tạo theo kiểu Tây.

  • D

    Thích nói tiếng Tây dù chỉ “bập bẹ năm ba tiếng”, cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu mà được xem là đào tạo theo kiểu phương Tây.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng học đòi Tây hóa: Thích nói tiếng Tây dù chỉ “bập bẹ năm ba tiếng”, cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu mà được xem là đào tạo theo kiểu phương Tây.

Câu 5 :

Theo Nguyễn An Ninh, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ:

  • A

    Bản sắc văn hóa dân tộc

  • B

    Sự tự do của mình

  • C

    Nền văn minh phương Đông

  • D

    Sự phát triển dân tộc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, từ chối tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình.

(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)

Câu 6 :

Trong tác phẩm Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ đươc Nguyễn An Ninh nhắc đến là:

  • A

    Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra.

  • B

    Suy nghĩ kĩ trước khi nói và viết

  • C

    Để diễn đạt rõ ràng suy nghĩ cần phải trau dồi vốn từ 

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:

“Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra”.

Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Câu 7 :

Theo Nguyễn An Ninh, tiếng nói có vai trò như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?

  • A

    Tránh được nguy cơ bị các dân tộc khác đồng hóa

  • B

    Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

  • C

    Người bảo vệ quý báu  nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

  • D

    Giúp mở rộng giao lưu, tiếp xúc với các quốc gia trên thế giới.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tiếng nói là người bảo vệ quý báu  nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Câu 8 : Con hãy chọn đáp án đúng nhất

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước mình với ngôn ngữ nước ngoài là:

Học ít nhất một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu, nhưng không kéo theo phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

Thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

Cả hai đáp án trên

Đáp án

Cả hai đáp án trên

Lời giải chi tiết :

- Học ít nhất một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu, nhưng không kéo theo phải từ bỏ tiếng mẹ đẻ

- Thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

close