Trắc nghiệm bài Hạnh phúc một tang gia - Phân tích Văn 11

Đề bài

Câu 1 :

Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa:

  • A

    Thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

  • B

    Thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập tạo nên tiếng cười bi hài

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2 :

Nguyên nhân chính dẫn đến niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình khi cụ cố tổ chết là:

  • A

    Cụ cố tổ mất đi, “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Uớc nguyện của mọi người trong gia đình thành sự thực

  • B

    Được lăng xê những bộ tang phục tân thời, táo bạo

  • C

    Cụ tổ chết đi, gia đình được dịp khoe sự giàu có với thiên hạ

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Chi tiết nào thể hiện niềm vui sướng của cụ cố Hồng khi cha mất?

  • A

    “Điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến

  • B

    “Sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”

  • C

    Sung sướng vì đôi sừng hươu vô hình của mình có giá trị to đến vậy

  • D

    “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “Uí kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”

Câu 4 :

Vì sao ông Phán mọc sừng lại vui khi nhà có tang?

  • A

    Tin rằng “đôi sừng” có giá trị của mình sẽ được trả công

  • B

    Được dịp quảng cáo tiệm may Âu hóa

  • C

    Khoe tài chụp ảnh

  • D

    Lăng xê những bộ y phục táo bạo

Câu 5 :

Cậu Tú Tân vui sướng vì điều gì?

  • A

    Được trả tiền vì có công gây ra cái chết của cụ cố tổ

  • B

    Được khoe học thức

  • C

    Khoe tài chụp ảnh

  • D

    Mặc bộ y phục mới

Câu 6 :

“Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ....” Anh (chị) hãy cho biết mục đích của Tuyết?

  • A

    Để khiêu khích và tỏ thái độ bất cần đời.

  • B

    Để cổ suý cho phong trào Âu hoá.

  • C

    Để chứng minh cho thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh

  • D

    Đế gây chú ý với Xuân Tóc Đỏ

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

"Đám tang còn mang đến cả niềm vui cho những người ngoài gia đình."

Đúng
Sai
Câu 8 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A

    Một đám tang sang trọng

  • B

    Một đám tang trang nghiêm

  • C

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Câu 9 :

Trong cảnh hạ huyệt, nhân vật nào đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư?

  • A

    Văn Minh

  • B

    Cậu Tú Tân

  • C

    Ông Typn

  • D

    Ông Phán

Câu 10 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu nội

  • D

    Cháu ngoại

Câu 11 :

Phán mọc sừng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu trai

  • D

    Cháu rể

Câu 12 :

Tuyết ngây thơ có mối quan hệ như thế nào với cụ cổ tổ?

  • A

    Con gái

  • B

    Con dâu

  • C

    Cháu gái

  • D

    Cháu dâu

Câu 13 :

Văn Minh vợ có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con gái

  • B

    Cháu dâu

  • C

    Cháu gái

  • D

    Con gái

Câu 14 :

Cụ cố Hồng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu trai

  • D

    Cháu rể

Câu 15 :

Lúc hạ huyệt, ông Phán dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ thứ gì?

  • A

    Một cái giấy bạc ba đồng gấp tư

  • B

    Một cái giấy bạc bốn đồng gấp tư

  • C

    Một cái giấy bạc năm đồng gấp tư

  • D

    Năm đồng bạc trắng hoa xòe

Câu 16 :

Đâu là chân dung “đám trai thanh gái lịch” của xã hội thượng lưu trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng?

  • A

    Nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

  • B

    Sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng.

  • C

    Lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang.

  • D

    Trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.

Câu 17 :

Qua đoạn trích Hạnh phúc của tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ gì?

  • A

    Cảm thương người quá cố

  • B

    Băn khoăn về sự tha hóa của con người

  • C

    Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở “thành thị” những năm trước Cách mạng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong đám tang cụ cố tổ, Văn Minh mặt lúc nào cũng đăm đăm, chiêu chiêu vì chưa biết làm thế nào để tổ chức đám ma to tát, linh đình. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 19 :

Lí do nào sau đây khiến vợ chồng Văn Minh “hạnh phúc” trước cái chết của cụ cố tổ?

  • A

    Được chia tài sản theo di chúc, đồng thời cũng được dịp quảng cáo những mốt tang phục mới

  • B

    Có cơ hội “tống cổ” một cô em gái khác ra khỏi nhà

  • C

    Được ông bà nhờ cậy, giao quyền quán xuyến những việc lớn trong đám tang.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 20 :

Trong đám tang cụ cố tổ, sư cụ chùa Tăng Phú "sung sướng, vênh váo" vì điều gì?

  • A

    Vì được dịp khoe huân chương, khoe râu

  • B

    Vì được đọc kinh thuê trong lúc đang thất nghiệp

  • C

    Được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa:

  • A

    Thể hiện sự châm biếm, mỉa mai

  • B

    Thể hiện sự mâu thuẫn, đối lập tạo nên tiếng cười bi hài

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề xuất hiện như một sự châm biếm, mỉa mai: tang gia mà lại hạnh phúc

- Nhan đề thể hiện sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tiếng cười bi hài: Một bên là sự tang thương, mất mát đáng lẽ phải đau buồn lại song hành với hạnh phúc, niềm vui

=> Nhan đề là dự báo một màn hài kịch sắp diễn ra với nhiều nghịch lí và những pha “cười ra nước mắt”

Câu 2 :

Nguyên nhân chính dẫn đến niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình khi cụ cố tổ chết là:

  • A

    Cụ cố tổ mất đi, “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Uớc nguyện của mọi người trong gia đình thành sự thực

  • B

    Được lăng xê những bộ tang phục tân thời, táo bạo

  • C

    Cụ tổ chết đi, gia đình được dịp khoe sự giàu có với thiên hạ

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính: Cụ cố tổ mất đi, “cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Uớc nguyện của mọi người trong gia đình thành sự thực

Câu 3 :

Chi tiết nào thể hiện niềm vui sướng của cụ cố Hồng khi cha mất?

  • A

    “Điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến

  • B

    “Sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”

  • C

    Sung sướng vì đôi sừng hươu vô hình của mình có giá trị to đến vậy

  • D

    “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “Uí kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Niềm hạnh phúc của cụ cố Hồng:

- Mới chỉ 50 tuổi nhưng luôn ước kơ được gọi là cụ cố, được khen già

- Nhắm mắt tưởng tượng lúc “mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu”

=> Nhân vật điển hình cho sự ngu dốt và háo danh

Câu 4 :

Vì sao ông Phán mọc sừng lại vui khi nhà có tang?

  • A

    Tin rằng “đôi sừng” có giá trị của mình sẽ được trả công

  • B

    Được dịp quảng cáo tiệm may Âu hóa

  • C

    Khoe tài chụp ảnh

  • D

    Lăng xê những bộ y phục táo bạo

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ông Phán mọc sừng đã được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng.  Ông ta tin rằng “đôi sừng” của mình có giá trị nên được trả công.

Câu 5 :

Cậu Tú Tân vui sướng vì điều gì?

  • A

    Được trả tiền vì có công gây ra cái chết của cụ cố tổ

  • B

    Được khoe học thức

  • C

    Khoe tài chụp ảnh

  • D

    Mặc bộ y phục mới

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cậu Tú Tân vui sướng vì được dịp khoe tài chụp ảnh, sẵn sàng mấy cái máy ảnh đã lâu cậu không được dùng đến.

Câu 6 :

“Hôm nay Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh. Thấy thiên hạ đồn mình hư hỏng nhiều quá, Tuyết bèn mặc bộ Ngây thơ....” Anh (chị) hãy cho biết mục đích của Tuyết?

  • A

    Để khiêu khích và tỏ thái độ bất cần đời.

  • B

    Để cổ suý cho phong trào Âu hoá.

  • C

    Để chứng minh cho thiên hạ biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh

  • D

    Đế gây chú ý với Xuân Tóc Đỏ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong đám ma cụ cố tổ, cô Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh.

Câu 7 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đúng hay sai?

"Đám tang còn mang đến cả niềm vui cho những người ngoài gia đình."

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Đám tang mang đến cả niềm vui cho những người ngoài gia đình:

- Xuân Tóc Đỏ: uy tín ngày càng cao

- Bạn bè cụ cố Hồng được dịp khoe huân chương, râu

- Hai viên cảnh sát Min Đơ và Min Toa được thuê giữ trật tự cho đám tang trong lúc đang thất nghiệp

- Đám giai thanh gái lịch có dịp hẹn hò, tình tứ, chê bai, bình phẩm nhau.

- Sư cụ chùa Tăng Phú được dịp vênh váo vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

Câu 8 :

Chi tiết: “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, có đến lốc bốc xoảng và bú – dích, và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa” thể hiện:

  • A

    Một đám tang sang trọng

  • B

    Một đám tang trang nghiêm

  • C

    Một đám tang hỗn loạn, pha tạp, giống như đám rước, đám hội

  • D

    Một đám tang theo đúng nghi thức truyền thống

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đám tang cụ cố tổ hỗn loạn, chẳng khác gì một đám rước lố lăng, vô văn hóa của những con người vô đạo đức.

Câu 9 :

Trong cảnh hạ huyệt, nhân vật nào đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ một cái giấy bạc năm đồng gấp tư?

  • A

    Văn Minh

  • B

    Cậu Tú Tân

  • C

    Ông Typn

  • D

    Ông Phán

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

“Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”. Đây là biểu hiện cao nhất của sự ghẻ lạnh tinh người. Bên huyệt mộ, tiếng khóc “Hứt!..Hứt..! Hứt!” thực chất chỉ là diễn trò để che lấp đi một vụ thanh toán tiền nong của những kẻ “có công”.

Câu 10 :

Ông Văn Minh có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu nội

  • D

    Cháu ngoại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn Minh là cháu nội của cụ cố tổ.

Câu 11 :

Phán mọc sừng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu trai

  • D

    Cháu rể

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Phán mọc sừng là cháu rể của cụ cố tổ.

Câu 12 :

Tuyết ngây thơ có mối quan hệ như thế nào với cụ cổ tổ?

  • A

    Con gái

  • B

    Con dâu

  • C

    Cháu gái

  • D

    Cháu dâu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Tuyết ngây thơ là cháu gái của cụ cố tổ.

Câu 13 :

Văn Minh vợ có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con gái

  • B

    Cháu dâu

  • C

    Cháu gái

  • D

    Con gái

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn Minh vợ là cháu dâu của cụ cố tổ.

Câu 14 :

Cụ cố Hồng có mối quan hệ như thế nào với người quá cố?

  • A

    Con trai

  • B

    Con rể

  • C

    Cháu trai

  • D

    Cháu rể

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Cụ cố Hồng là con trai của cụ cố tổ.

Câu 15 :

Lúc hạ huyệt, ông Phán dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ thứ gì?

  • A

    Một cái giấy bạc ba đồng gấp tư

  • B

    Một cái giấy bạc bốn đồng gấp tư

  • C

    Một cái giấy bạc năm đồng gấp tư

  • D

    Năm đồng bạc trắng hoa xòe

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư… Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm sư cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ.

Câu 16 :

Đâu là chân dung “đám trai thanh gái lịch” của xã hội thượng lưu trong tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia – Vũ Trọng Phụng?

  • A

    Nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

  • B

    Sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực tuyết, ai nấy đều cảm động hơn những khi tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng.

  • C

    Lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang.

  • D

    Trên mặt lại hơi có một vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Chi tiết miêu tả đám giai thanh, gái lịch: Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Đoan, vân vân,…Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

Câu 17 :

Qua đoạn trích Hạnh phúc của tang gia, nhà văn Vũ Trọng Phụng bày tỏ thái độ gì?

  • A

    Cảm thương người quá cố

  • B

    Băn khoăn về sự tha hóa của con người

  • C

    Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ở “thành thị” những năm trước Cách mạng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Thái độ của tác giả: Phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Trong đám tang cụ cố tổ, Văn Minh mặt lúc nào cũng đăm đăm, chiêu chiêu vì chưa biết làm thế nào để tổ chức đám ma to tát, linh đình. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Sai

- Văn Minh “chỉ phiền một nỗi không biết xử trí với Xuân Tóc Đỏ ra sao cho phải,…Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to,…Làm thế nào? Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng với cái mặt một người nhà có đám.

Câu 19 :

Lí do nào sau đây khiến vợ chồng Văn Minh “hạnh phúc” trước cái chết của cụ cố tổ?

  • A

    Được chia tài sản theo di chúc, đồng thời cũng được dịp quảng cáo những mốt tang phục mới

  • B

    Có cơ hội “tống cổ” một cô em gái khác ra khỏi nhà

  • C

    Được ông bà nhờ cậy, giao quyền quán xuyến những việc lớn trong đám tang.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Niềm vui của vợ chồng Văn Minh

+ Được chia tài sản theo đúng di chúc

+ Có dịp lăng xê những tang phục mới

Câu 20 :

Trong đám tang cụ cố tổ, sư cụ chùa Tăng Phú "sung sướng, vênh váo" vì điều gì?

  • A

    Vì được dịp khoe huân chương, khoe râu

  • B

    Vì được đọc kinh thuê trong lúc đang thất nghiệp

  • C

    Được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Sư cụ chùa Tăng Phú vui mừng vì được dịp "vênh váo", khoe khoang vì có công đánh đổ hội Phật giáo.

close