Trắc nghiệm Phân tích chi tiết Về bài ca dao "Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…" Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A

    Phép đối xứng

  • B

    Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng

  • C

    Điệp từ.

  • D

    Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 2 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cô gái trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  • A

    Tấm lụa đào

  • B

    Bánh trôi nước

  • C

    Hạt mưa sa

  • D

    Chẽn lúa đòng đòng

Câu 3 :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì?

  • A

    Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

  • B

    Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái 

  • C

    Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai 

Câu 4 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, điều gì đã làm nên sự mênh mông cho cảnh vật thiên nhiên?

  • A

    Cánh đồng vàng ươm

  • B

    Sự nhỏ bé của con người

  • C

    Những bông lúa phất phơ trong gió

  • D

    Nắng vàng rải đều trên cánh đồng

Câu 5 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A

    Cô gái

  • B

    Chàng trai

  • C

    Đứa trẻ

  • D

    Đáp án A và B

Câu 6 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, từ ngữ nào được tác giả nhắc đến khi thể hiện cảm xúc với bài ca dao?

Bâng khuâng

Tự hào

Yêu mến

Buồn bã 

Xao xuyến

Câu 7 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Câu 8 :

Các từ “ni”, “tê” trong hai câu ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông thuộc từ ngữ địa phương khu vực nào?

Miền Bắc

Miền Trung  

Miền Nam

Câu 9 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cái hồn của cảnh vật thiên nhiên trong bài ca dao được tạo nên từ chính những bông lúa chín, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 10 :

Đâu là tính từ chính xác dùng để nói về hình ảnh cô gái và cánh đồng trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Tươi sáng, sinh động

Rực rỡ, náo nhiệt

Ồn ào, đông đúc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A

    Phép đối xứng

  • B

    Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng

  • C

    Điệp từ.

  • D

    Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ 2 câu thơ trên và nhớ lại các biện pháp nghệ thuật đã học

Lời giải chi tiết :

Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ trên.

Câu 2 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cô gái trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  • A

    Tấm lụa đào

  • B

    Bánh trôi nước

  • C

    Hạt mưa sa

  • D

    Chẽn lúa đòng đòng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cô gái được so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”.

Câu 3 :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” trong văn bản Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng... có tác dụng gì?

  • A

    Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái

  • B

    Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái 

  • C

    Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái.

Câu 4 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, điều gì đã làm nên sự mênh mông cho cảnh vật thiên nhiên?

  • A

    Cánh đồng vàng ươm

  • B

    Sự nhỏ bé của con người

  • C

    Những bông lúa phất phơ trong gió

  • D

    Nắng vàng rải đều trên cánh đồng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chính con người nhỏ bé đã làm nên sự mênh mông cho cánh đồng, cho cảnh vật thiên nhiên.

Câu 5 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, tác giả khẳng định bài ca dao là lời của ai?

  • A

    Cô gái

  • B

    Chàng trai

  • C

    Đứa trẻ

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả khẳng định bài thơ có thể là lời của cô gái hoặc chàng trai.

Câu 6 :

Trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, từ ngữ nào được tác giả nhắc đến khi thể hiện cảm xúc với bài ca dao?

Bâng khuâng

Tự hào

Yêu mến

Buồn bã 

Xao xuyến

Đáp án

Bâng khuâng

Xao xuyến

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn cuối văn bản.

Lời giải chi tiết :

Câu cuối văn bản: Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi…

Câu 7 :

Sắp xếp các ý sau cho đúng trình tự lập luận của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…?

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Đáp án

Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Phương pháp giải :

Em xem lại bài Phân tích chi tiết Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…

Lời giải chi tiết :

Trình tự đúng:

- Điểm đặc biệt về hình thức nghệ thuật

- Mối quan hệ giữa cánh đồng và cô gái

- Vấn đề bài thơ là lời của ai?

Câu 8 :

Các từ “ni”, “tê” trong hai câu ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông thuộc từ ngữ địa phương khu vực nào?

Miền Bắc

Miền Trung  

Miền Nam

Đáp án

Miền Trung  

Phương pháp giải :

Em nhớ lại kiến thức từ địa phương để trả lời

Lời giải chi tiết :

Các từ “ni”, “tê” thuộc phương ngữ miền Trung.

Câu 9 :

Theo phân tích của tác giả trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…, cái hồn của cảnh vật thiên nhiên trong bài ca dao được tạo nên từ chính những bông lúa chín, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em xem lại văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả, con người mới chính là “cái hồn” của bức tranh thiên nhiên.

Câu 10 :

Đâu là tính từ chính xác dùng để nói về hình ảnh cô gái và cánh đồng trong văn bản Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… ?

Tươi sáng, sinh động

Rực rỡ, náo nhiệt

Ồn ào, đông đúc

Đáp án

Tươi sáng, sinh động

Lời giải chi tiết :

Tươi sáng, sinh động là từ ngữ đúng nhất để chỉ bức tranh trong bài.

close