Trắc nghiệm Lý thuyết tóm tắt nội dung trình bày của người khác Văn 6 Chân trời sáng tạo

Đề bài

Câu 1 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 2 :

Sắp xếp các bước tiến hành tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Lắng nghe nội dung trình bày

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Câu 3 :

Khi lắng nghe nội dung trình bày của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A

    Chú ý nghe từ khóa

  • B

    Nghe hết câu, hết ý

  • C

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D

    Nghe đoạn cuối nội dung

Câu 4 :

Chăm chú lắng nghe người khác trình bày cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nói, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 5 :

Lắng nghe nội dung trình bày của người khác nhằm mục đích gì?

  • A

    Để người đó thấy vui hơn

  • B

    Nhằm thể hiện thiện chí của bản thân mình

  • C

    Để cho thấy mình chăm học

  • D

    Để nắm được các ý chính trong bài trình bày của bạn và tóm tắt lại

Câu 6 :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A

    Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

  • B

    Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động

  • C

    Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày

  • D

    Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng

Câu 7 :

Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 8 :

Khi trình bày bài tóm tắt trên vở, chỉ được dùng các từ ngữ tóm tắt, không được dùng các kí hiệu lạ hoặc số thứ tự, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 9 :

Đâu là nhiệm vụ của người nghe sau khi buổi trình bày nội dung kết thúc?

  • A

    Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

  • B

    Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Câu 10 :

Việc tóm tắt nội dung trình bày là việc của người nghe, người nói không liên quan và chỉ cần hoàn thành bài nói của mình, đúng hay sai?

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là gì?

  • A

    Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • B

    Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • C

    Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác.

  • D

    Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác là tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác.

Câu 2 :

Sắp xếp các bước tiến hành tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Lắng nghe nội dung trình bày

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Đáp án

Lắng nghe nội dung trình bày

Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Lời giải chi tiết :

Thứ tự đúng:

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Câu 3 :

Khi lắng nghe nội dung trình bày của người khác cần lưu ý điều gì?

  • A

    Chú ý nghe từ khóa

  • B

    Nghe hết câu, hết ý

  • C

    Nghe đoạn đầu nội dung

  • D

    Nghe đoạn cuối nội dung

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

Câu 4 :

Chăm chú lắng nghe người khác trình bày cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nói, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Phương pháp giải :

Em tự suy nghĩ và trả lời.

Lời giải chi tiết :

Chăm chú lắng nghe người khác trình bày cũng là cách thể hiện sự tôn trọng đối với người nói

Câu 5 :

Lắng nghe nội dung trình bày của người khác nhằm mục đích gì?

  • A

    Để người đó thấy vui hơn

  • B

    Nhằm thể hiện thiện chí của bản thân mình

  • C

    Để cho thấy mình chăm học

  • D

    Để nắm được các ý chính trong bài trình bày của bạn và tóm tắt lại

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Em suy luận và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Lắng nghe nội dung trình bày của người khác nhằm mục đích nắm được các ý chính trong bài trình bày của bạn và tóm tắt lại.

Câu 6 :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì?

  • A

    Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

  • B

    Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động

  • C

    Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày

  • D

    Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu

Câu 7 :

Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Cách ghi chép tóm tắt nhanh nhất nội dung của người khác là chọn lọc từ và cụm từ then chốt.

Câu 8 :

Khi trình bày bài tóm tắt trên vở, chỉ được dùng các từ ngữ tóm tắt, không được dùng các kí hiệu lạ hoặc số thứ tự, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Câu 9 :

Đâu là nhiệm vụ của người nghe sau khi buổi trình bày nội dung kết thúc?

  • A

    Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

  • B

    Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

  • C

    Cả A và B đều đúng

  • D

    Cả A và B đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhiệm vụ người nghe:

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Câu 10 :

Việc tóm tắt nội dung trình bày là việc của người nghe, người nói không liên quan và chỉ cần hoàn thành bài nói của mình, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai.

- Người nói có nhiệm vụ bàn bạc, thảo luận và giải đáp những thắc mắc của người nghe trong bản tóm tắt mà người nghe vừa hoàn thiện.

close