Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 5 Văn 12Đề bài Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Cổ thụ Không biết mình mấy chục người ôm Không biết bóng mình trùm rộng, hẹp Không biết mình nghìn năm tuổi...
Da thịt bọc kín những vết sẹo Xanh rờn cùng gió mưa Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm Chim làm tổ phía sau giông bão Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc Cắt da thịt cây để đếm vòng đời Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. (Nguyễn Minh Khiêm-vannghenamdinh.com) Câu 1
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu bài thơ:
Câu 3
Câu thơ Những vết thương trong ruột thành trầm khiến anh/chị liên tưởng đến một người có tính cách như thế nào?
Câu 4
Thái độ của thi nhân trong đoạn thơ sau: Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc Cắt da thịt cây để đếm vòng đời Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. ?
Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không ai dạy cả. Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi... Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên ... Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích.
...Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
Trang tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng. chọn vợ, chọn tương lai ... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta tưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chi vui khi có người tâng bốc, chi hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018) Câu 5
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 6
Theo tác giả, bản năng mạnh mẽ nhất của con người là gì?
Câu 7
Hình ảnh “Chim trong lồng” trong văn bản là hình ảnh ẩn dụ cho con người như thế nào?
Câu 8
Bài học tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm) Câu 9
Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong văn bản:
Câu 10
Những từ ngữ, hình ảnh nào được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp dòng sông? Chọn đáp án không đúng.
Câu 11
Câu thơ Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu 12
Tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản trên Chọn đáp án phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng Biển có trời thêm rộng Trời xanh cho biển xanh Mặt trời lên đến đâu Cũng lên từ phía biển Nơi ánh sáng bắt đầu Tỏa triệu vòng yêu mến Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói Biển ơi cho ta hỏi Biển mặn từ bao giờ Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu.. Biển chìm trong đêm thâu Ðể chân trời lại rạng Khát khao điều mới lạ Ta đẩy thuyền ra khơi Dù bão giông vất vả Không quản gì biển ơi! (Lâm Thị Mĩ Dạ, Biển, www.thivien.net) Câu 13
Xác định thể thơ của văn bản trên
Câu 14
Những từ ngữ chỉ tính chất của biển được thể hiện trong văn bản trên là những từ ngữ nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
Câu 15
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Biển ơi! Biển thẳm sâu
Câu 16
Đoạn thơ sau tác giả muốn gửi đến thông điệp gì? Nhặt chi con ốc vàng Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch, Tr.117, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019) Câu 17
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Câu 18
Theo tác giả, đố kị là gì?
Câu 19
Dựa vào đoạn trích, “bình đẳng” được hiểu như thế nào? Chọn đáp án phù hợp nhất
Câu 20
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan. (2) Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế. […] (3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội. (Dẫn theo https://nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-tu-te-tro-nen-binh-thuong-su-tu-te-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm) Câu 21
Xác định thao tác lập lập chính của văn bản:
Câu 22
Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay?
Câu 23
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình.
Câu 24
Thông điệp qua văn bản trên:
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt Vượt cao hơn sự chết vẫn soi đường Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương.
Ôi ta khóc tim ta dường như xé Từ trái tim giọt lệ hóa câu nguyền Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế Nỗi đau này cao cả thiêng liêng. (Trích Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương, Việt Phương, 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 238) Câu 25
Xác định thể thơ của văn bản trên
Câu 26
Những hình ảnh nào trong đoạn trích diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời.
Câu 27
Hai câu thơ sau thể hiện điều gì? Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Chọn đáp án phù hợp nhất:
Câu 28
Tình cảm của tác giả đối với Bác qua đoạn trích trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012) Câu 29
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Câu 30
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn dưới đây: Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn.
Câu 31
Theo tác giả, khoảng thời gian hạnh phúc nhất là khoảng thời gian nào?
Câu 32
Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì? Chọn đáp án không phù hợp:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏ, Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Và cả trái đất này.
Cũng thế, giây và phút, Ta tưởng ngắn, không dài, Đã làm nên thế kỷ, Quá khứ và tương lai.
Những sai lầm nhỏ bé, Ta tưởng chẳng là gì, Tích lại là tai họa Làm ta chệch hướng đi.
Những điều tốt nhỏ nhặt, Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường. (Thái Bá Tân dịch từ Tiếng Anh. Nguồn: Fb Thái Bá Tân (13/7/2012) Câu 33
Xác định thể thơ của văn bản trên
Câu 34
Những điều tốt nhỏ nhặt, Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên:
Câu 35
Nội dung chính tác giả muốn thể hiện trong hai khổ thơ đầu:
Câu 36
Thông điệp rút ra từ văn bản trên:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”. (2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc. (3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […] (4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại. (Trích Đừng sống dựa vào người khác, tapchidoanhnhan.net, ngày 21/04/2015) Câu 37
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Câu 38
Theo Bill Gate, thói quen ỷ lại là gì?
Câu 39
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn 4:
Câu 40
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Lời giải và đáp án Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi: Cổ thụ Không biết mình mấy chục người ôm Không biết bóng mình trùm rộng, hẹp Không biết mình nghìn năm tuổi...
Da thịt bọc kín những vết sẹo Xanh rờn cùng gió mưa Lúc nào lộc cũng tươi như đời mới bắt đầu.
Hoa cứ dâng hương sắc về phía nắng Quả cứ thơm về phía đợi gieo mầm Chim làm tổ phía sau giông bão Những vết thương trong ruột thành trầm.
Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc Cắt da thịt cây để đếm vòng đời Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. (Nguyễn Minh Khiêm-vannghenamdinh.com) Câu 1
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ: tự do Câu 2
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu bài thơ:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Nghệ thuật điệp cấu trúc câu: Không biết…. - Tác dụng: Nhấn mạnh sự to lớn, lâu năm của cây. Câu 3
Câu thơ Những vết thương trong ruột thành trầm khiến anh/chị liên tưởng đến một người có tính cách như thế nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung câu thơ Lời giải chi tiết :
Câu thơ khiến ta liên tưởng đến một con người có tính cách kiên cường, cứng cỏi và có sự chịu đựng, kìm nén đau thương. Câu 4
Thái độ của thi nhân trong đoạn thơ sau: Kẻ giản đơn đo cây bằng thước tấc Cắt da thịt cây để đếm vòng đời Nghiền hoa quả tính độ đường, độ muối Cây lặng im miền cành gãy, lá rơi. ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Thái độ tác giả: xót xa, thương tiếc khi cây bị tàn phá. Đọc văn bản dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Vừa lọt lòng mẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú”. Không ai dạy cả. Rồi ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi... Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên. Ngã cú ngã đầu tiên ... Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi. Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mong manh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích.
...Nếu chúng ta không chứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm. Nếu bạn không tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức để làm điều khó hơn?
Trang tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng. chọn vợ, chọn tương lai ... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta tưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chi vui khi có người tâng bốc, chi hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018) Câu 5
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 6
Theo tác giả, bản năng mạnh mẽ nhất của con người là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại. Câu 7
Hình ảnh “Chim trong lồng” trong văn bản là hình ảnh ẩn dụ cho con người như thế nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
- Chim trong lồng để nói về cuộc sống của con người sống an nhàn, thụ động, mất tự do.
- Qua hai hình ảnh gà rừng và chim trong lồng tác giả muốn nói rằng: chúng ta đã đánh mất bản năng sống độc lập, chỉ ưa những gì sắp đặt sẵn, sống thụ động, lệ thuộc. Câu 8
Bài học tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Bài học tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên: - Học kĩ năng sống để tồn tại - Sống độc lập, tự chủ - Làm chủ cuộc đời của chính mình … Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì
Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay
(Trích Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm) Câu 9
Xác định hai phương thức biểu đạt chính trong văn bản:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: miêu tả, biểu cảm Câu 10
Những từ ngữ, hình ảnh nào được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp dòng sông? Chọn đáp án không đúng.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Những từ ngữ, hình ảnh nào được sử dụng để miêu tả vẻ đẹp dòng sông: Cát trắng phẳng lì, dòng lấp lánh, xanh xanh bãi mía bờ dâu, ngô khoai biêng biếc…. Câu 11
Câu thơ Đứng bên này sông sao nhớ tiếc/ Sao xót xa như rụng bàn tay sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật so sánh
- Tác dụng: Diễn tả một cách cụ thể cảm giác bàng hoàng, đau đớn khi nghe tin quê hương rơi vào tay giặc – như mất đi một phần thân thể của chính mình. Qua đó, nhà thơ bày tỏ tình cảm gắn bó sâu nặng, máu thịt với quê hương. Câu 12
Tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản trên Chọn đáp án phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
- Tình yêu quê hương - Nỗi nhớ, sự tiếc nuối quá khứ bình yên, tươi đẹp của quê hương - Nỗi đau đớn, xót xa khi quê hương bị giặc chiếm đóng, giày xéo Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Biển trời soi mắt nhau
Cho sao về với sóng Biển có trời thêm rộng Trời xanh cho biển xanh Mặt trời lên đến đâu Cũng lên từ phía biển Nơi ánh sáng bắt đầu Tỏa triệu vòng yêu mến Biển ơi! Biển thẳm sâu
Dạt dào mà không nói Biển ơi cho ta hỏi Biển mặn từ bao giờ Nhặt chi con ốc vàng Sóng xô vào tận bãi Những cái gì dễ dãi Có bao giờ bền lâu.. Biển chìm trong đêm thâu Ðể chân trời lại rạng Khát khao điều mới lạ Ta đẩy thuyền ra khơi Dù bão giông vất vả Không quản gì biển ơi! (Lâm Thị Mĩ Dạ, Biển, www.thivien.net) Câu 13
Xác định thể thơ của văn bản trên
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ
Lời giải chi tiết :
Thể thơ: 5 chữ Câu 14
Những từ ngữ chỉ tính chất của biển được thể hiện trong văn bản trên là những từ ngữ nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Những từ ngữ chỉ tính chất cảu biển: rộng, xanh, thẳm sâu, dạt dào, mặn Câu 15
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ: Biển ơi! Biển thẳm sâu
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: Biển ơi - Biện pháp điệp: biển, biển ơi Câu 16
Đoạn thơ sau tác giả muốn gửi đến thông điệp gì? Nhặt chi con ốc vàng Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung đoạn thơ
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn thơ:
- Những điều dễ dãi, dễ dàng đạt là những giá trị sẵn có, không cần phấn đấu, không cần đấu tranh mà cũng có được thì sẽ dễ mất đi.
- Để đạt được những giá trị bền vững thì con người cần phải vượt qua những khó khăn, mất mát, tổn thất.
- Cần phải nỗ lực, quyết tâm hướng đến những giá trị bền vững bằng sự đấu tranh, bằng sự khẳng định, quyết tâm, thậm chí cả hi sinh, mất mát. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”. (Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch, Tr.117, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019) Câu 17
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 18
Theo tác giả, đố kị là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản và dựa vào hiểu biết của bản thân Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Câu 19
Dựa vào đoạn trích, “bình đẳng” được hiểu như thế nào? Chọn đáp án phù hợp nhất
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
“Bình đẳng” có nghĩa là: ai cũng có các quyền, địa vị và nghĩa vụ ngang nhau. Chúng ta được học tập, được tự do, được lựa chọn, được ước mơ…Nghĩa là ai cũng có cơ hội để phát triển bản thân. Và không ai cản trở chúng ta trong các quyền ấy. Câu 20
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản: - Ai cũng có cơ hội để phát triển bản thân, vậy nên hãy luôn phấn đấu hết khả năng để đạt được thành công, đừng nên so sánh, đừng ghen tị, đố kị với người khác. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Tuy nhiên, những điều chưa tốt đó đã bị khai thác quá nhiều, khoét quá sâu nên nhiều người dễ nghĩ đó là sự phổ quát. Hơn nữa, người ta thường có xu hướng nhìn thấy những cái xấu nhiều hơn cái tốt, vì thế mọi sự liên quan đến hành vi xấu dễ bị đánh giá chủ quan. (2) Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình. Lớn lên trong lời ru của mẹ, trưởng thành từ chiếc nôi gia đình với những câu ca dao, tục ngữ; những bài học làm người khó quên… Tất cả là hành lang quan trọng để người ta làm người tử tế. […] (3) Tuy nhiên, sự tử tế không phải là tài sản quý theo kiểu của để dành cũng không phải là món quà tự nhiên được ban tặng mà đó là hành trình làm người, hoàn thiện bản thân. Sự tử tế có được nhờ nguyên tắc của việc làm theo cái đúng dẫu là bắt chước; dựa trên quá trình rèn giũa, điều chỉnh và hoàn thiện để có những suy nghĩ, bày tỏ cảm xúc và hành vi tốt – ngay cả với nút like hay những dòng bình luận trên mạng xã hội. (Dẫn theo https://nld.com.vn/ban-doc/de-dieu-tu-te-tro-nen-binh-thuong-su-tu-te-khong-phai-la-mon-qua-20171009222913227.htm) Câu 21
Xác định thao tác lập lập chính của văn bản:
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các thao tác lập luận đã học Lời giải chi tiết :
Thao tác lập luận chính: Bình luận Câu 22
Theo tác giả, không thể phủ nhận điều gì trong xã hội hiện nay?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Không thể phủ nhận trong xã hội hiện nay vẫn tồn tại kiểu người vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sống thiếu trách nhiệm với cộng đồng, chỉ quan tâm đến những cảm giác và cảm xúc của cá nhân… Câu 23
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: Trong khi đó, những điều giản đơn như gặp người lớn phải chào thưa, gặp người thân lễ phép, gặp người ơn phải trân quý, kính trọng… được cụ thể hóa thành những điều bình dị rất đời thường, ngay trong chính mỗi gia đình.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật Lời giải chi tiết :
- Biện pháp điệp từ “gặp” - Biện pháp liệt kê. Câu 24
Thông điệp qua văn bản trên:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp: Học cách sống tử tế, làm người tử tế. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt Vượt cao hơn sự chết vẫn soi đường Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương.
Ôi ta khóc tim ta dường như xé Từ trái tim giọt lệ hóa câu nguyền Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế Nỗi đau này cao cả thiêng liêng. (Trích Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương, Việt Phương, 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ XX, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 238) Câu 25
Xác định thể thơ của văn bản trên
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ/ Số câu trong bài thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ: tự do Câu 26
Những hình ảnh nào trong đoạn trích diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời.
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Những từ ngữ, hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự tiếc thương vô hạn của mọi người trước sự kiện Bác Hồ qua đời: - Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất - Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt - Ôi ta khóc tim ta dường như xé - Nỗi đau này cao cả thiêng liêng Câu 27
Hai câu thơ sau thể hiện điều gì? Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường Chọn đáp án phù hợp nhất:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung hai câu thơ Lời giải chi tiết :
Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường - Hai câu thơ trên thể hiện tấm lòng và lối sống của Bác. Suốt cuộc đời mình, Người luôn sẵn sàng quên mình để hướng tới hoài bão lớn lao: đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. - Lối sống: thanh bạch, giản dị. Câu 28
Tình cảm của tác giả đối với Bác qua đoạn trích trên? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại nội dung đoạn thơ Lời giải chi tiết :
Tình cảm của tác giả thể hiện qua văn bản trên: - Tiếc thương, đau xót vô hạn khi Bác về cõi vĩnh hằng - Trân trọng, biết ơn tấm lòng và công ơn của Bác - Cảm phục trước lối sống giản dị và thanh cao của Bác Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng những khoảnh khắc quý giá trong chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! (Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012) Câu 29
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 30
Biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn dưới đây: Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, có gia đình hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống bạn mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn.
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp điệp cấu trúc: Đừng đợi … hay … - Tác dụng: Nhấn mạnh và khẳng định hạnh phúc là thứ luôn hiện hữu xung quanh chúng ta vì vậy hãy luôn tận hưởng nó mà không cần chờ đợi điều gì. Câu 31
Theo tác giả, khoảng thời gian hạnh phúc nhất là khoảng thời gian nào?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chính ta đang sống. Câu 32
Thông điệp rút ra từ văn bản trên là gì? Chọn đáp án không phù hợp:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản: - Hãy biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc đời - Hãy dành thời gian quan tâm, yêu thương những người thân, người xung quanh ta. - Qúy trọng thời gian. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ Những giọt nước bé nhỏ, Những hạt bụi đang bay Đã làm nên biển lớn Và cả trái đất này.
Cũng thế, giây và phút, Ta tưởng ngắn, không dài, Đã làm nên thế kỷ, Quá khứ và tương lai.
Những sai lầm nhỏ bé, Ta tưởng chẳng là gì, Tích lại là tai họa Làm ta chệch hướng đi.
Những điều tốt nhỏ nhặt, Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường. (Thái Bá Tân dịch từ Tiếng Anh. Nguồn: Fb Thái Bá Tân (13/7/2012) Câu 33
Xác định thể thơ của văn bản trên
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại số chữ trong câu thơ Lời giải chi tiết :
Thể thơ: 5 chữ Câu 34
Những điều tốt nhỏ nhặt, Những lời nói yêu thương Làm trái đất thành đẹp, Đẹp như chốn thiên đường. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên:
Đáp án : B Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Nghệ thuật: so sánh, điệp - Tác dụng: Nhấn mạnh tác dụng của những điều tốt đẹp, những lời nói yêu thương đến cuộc sống của chúng ta. Câu 35
Nội dung chính tác giả muốn thể hiện trong hai khổ thơ đầu:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại hai khổ thơ đầu Lời giải chi tiết :
Nội dung chính: Mọi điều lớn lao đều được bắt đầu từ những thứ bé nhỏ, giản đơn. Câu 36
Thông điệp rút ra từ văn bản trên:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Thông điệp rút ra từ văn bản trên: - Ý nghĩa, vai trò của những điều nhỏ bé trong cuộc sống. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công, muốn làm nên nghiệp lớn, bạn phải đá chúng ra khỏi con đường của mình”. (2) Đối với những người thành đạt trong sự nghiệp, từ chối ỷ lại vào người khác là một thử nghiệm lớn đối với năng lực bản thân. Điều đó có nghĩa là không thể dựa dẫm vào người khác, bởi vì như vậy là đã giao phó vận mệnh của mình vào tay người khác, mất đi quyền tự chủ trong công việc. (3) Có một số người mỗi khi gặp phải chuyện gì, việc đầu tiên nghĩ đến là tìm kiếm sự giúp đỡ của người khác, có người là bất luận là có việc hay không, đều thích đi theo người khác cho rằng người khác có thể giải quyết mọi khó khăn của mình. Trong cuộc sống, những người như vậy ở đâu cũng có. Đó là những người có tâm lí ỷ lại. […] (4) Gặp phải vấn đề là nghĩ ngay đến người khác, đi theo người khác, cầu cứu sự giúp đỡ của người khác; người khác nói sao mình làm vậy, họ bảo mình kinh doanh mình cũng làm theo; không có lòng tự trọng, không dám tin tưởng vào bản thân, không dám làm theo chủ trương của mình, không dám tự mình quyết định; ở nhà thì ỷ lại bố mẹ, ở bên ngoài ỷ lại đồng sự, ỷ lại cấp trên, không dám tự mình sáng tạo, không dám thể hiện mình, sợ phải độc lập – những hành vi trên đều chứng tỏ bạn chưa chín chắn, nhân cách của bạn không kiện toàn, bạn chỉ là một bản sinh vật với một cơ thể và tâm lí lười nhác, được đặt tên là sự ỷ lại. (Trích Đừng sống dựa vào người khác, tapchidoanhnhan.net, ngày 21/04/2015) Câu 37
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 38
Theo Bill Gate, thói quen ỷ lại là gì?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Bill Gate (doanh nhân nổi tiếng người Mĩ) nói: “Thói quen ỷ lại là một hòn đá cản bước bạn đến với thành công. Câu 39
Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn 4:
Đáp án : D Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật điệp cú pháp "không dám,…"; liệt kê - Tác dụng: Nhấn mạnh những biểu hiện về việc bạn đang ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Câu 40
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết :
Nội dung chính: Thói quen sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác sẽ cản bước bạn đến với thành công.
|