Trắc nghiệm bài Dọn về làng - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Câu thơ nào dưới đây thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến?

“Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn”

“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn / Người đông như kiến, súng đầy như củi”

“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

“Sáng mai về làng, sửa nhà nhà phát cỏ / Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”

Câu 2 :

Những câu nào dưới đây tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp?

“Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng

Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”

“Nó vét hết áo quần trong túi

Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

“Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh

Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”

“Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

Cha ơi! Cha không biết nói rồi”

Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tác giả thể hiện thái độ như thế nào?

Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Câu 4 :

Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Cười vang

Tháo khăn phủ mặt cho chồng

Người xuống làng

Ô tô kêu vang đường cái

Vai đeo đầy tay nải

Ríu rít tiếng cười trẻ con

Câu 5 :

 “Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

 Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”

Hai câu thơ trên là lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 6 :

Hình tượng người mẹ trong bài thơ dọn về làng là ai?

  • A

    Người mẹ thân yêu trong tâm thức của tác giả

  • B

    Người mẹ quê hương

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng:

  • A

    Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • B

    Với ngôn ngữ thơ hào hùng, giọng thơ bi tráng, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • C

    Với ngôn ngữ thơ lãng mạn, giọng điệu tâm tình, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • D

    Với giọng thơ trữ tình – chính luận sâu sắc, thiết tha, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

Câu 8 :

Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?

“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn

Người đông như kiến, súng đầy như củi”

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Hoán dụ

Câu 9 :

Các từ ngữ “hàng đàn, quên tết tháng giêng quên rằm tháng bảy, mày tao”, là những từ ngữ:

  • A

    Mộc mạc, chân thực

  • B

    Tinh tế

  • C

    Táo bạo

  • D

    Đáp án A và B

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Câu thơ nào dưới đây thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến?

“Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng / Tây bị chết bị bắt sống hàng đàn”

“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn / Người đông như kiến, súng đầy như củi”

“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

“Sáng mai về làng, sửa nhà nhà phát cỏ / Cày ruộng vườn trồng lúa ngô khoai”

Đáp án

“Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy / Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

“Cơn gió bão trên rừng cây đổ / Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân khi thực dân Pháp đến:

- “Mấy tháng năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy

   Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi”

- “Cơn gió bão trên rừng cây đổ

   Cơn sấm sét lán sụp xuống nát cửa

   Đường đi lại vắt bám đầy chân”

=> Cuộc sống của nhân dân bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.

Câu 2 :

Những câu nào dưới đây tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp?

“Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng

Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”

“Nó vét hết áo quần trong túi

Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

“Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh

Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”

“Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

Cha ơi! Cha không biết nói rồi”

Tất cả các đáp án trên

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Những câu thơ tố cáo tội cáo tội ác của giặc:

- “Súng nổ kìa! Giặc Tây lại đến lùng

  Từng cái lán, nó đốt đi trơ trụi”

- “Nó vét hết áo quần trong túi

  Mẹ địu em chạy tót lên rừng”

- “Giặc đã bắt cha con đi, nó đánh

  Cha chửi Việt gian, cha đánh lại Tây”

- “Cha ngã xuống nằm trên mặt đất

  Cha ơi! Cha không biết nói rồi”

=> Tố cáo tội ác chồng chất của thực dân Pháp

Câu 3 :

Qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp, tác giả thể hiện thái độ như thế nào?

Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

Tất cả các đáp án trên

Đáp án A và B

Đáp án

Tất cả các đáp án trên

Lời giải chi tiết :

Thái độ của tác giả qua việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp:

- Khắc sâu mối thù với quân xâm lược

- Thể hiện sự nhận thức tỉnh táo của người dân trước âm mưu hiểm độc của kè thù

- Nén đau thương mà vượt lên nỗi khổ của chính mình

Câu 4 :

Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được thể hiện qua những hình ảnh nào?

Cười vang

Tháo khăn phủ mặt cho chồng

Người xuống làng

Ô tô kêu vang đường cái

Vai đeo đầy tay nải

Ríu rít tiếng cười trẻ con

Đáp án

Cười vang

Người xuống làng

Ô tô kêu vang đường cái

Ríu rít tiếng cười trẻ con

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh, từ ngữ thể hiện niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng: cười vang, xuống làng, ô tô kêu vang đường cái, ríu rít tiền trẻ con cười,..

=> Dày đặc những động từ diễn tả cảm xúc mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.

Câu 5 :

 “Mẹ! Cao – Lạng hoàn toàn giải phóng

 Đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ”

Hai câu thơ trên là lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Hai câu thơ là lời kêu gọi thể hiện niềm vui, lời hứa hẹn của tác giả.

Câu 6 :

Hình tượng người mẹ trong bài thơ dọn về làng là ai?

  • A

    Người mẹ thân yêu trong tâm thức của tác giả

  • B

    Người mẹ quê hương

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hình tượng người mẹ gợi nhiều suy ngẫm

- Người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả

- Hoặc người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng:

  • A

    Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • B

    Với ngôn ngữ thơ hào hùng, giọng thơ bi tráng, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • C

    Với ngôn ngữ thơ lãng mạn, giọng điệu tâm tình, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

  • D

    Với giọng thơ trữ tình – chính luận sâu sắc, thiết tha, tác giả Nông Quốc Chấn  đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Với ngôn ngữ thơ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả Nông Quốc Chấn đã diễn tả niềm vui với đủ cung bậc

Câu 8 :

Câu thơ sau sử dụng nghệ thuật gì?

“Vệ quốc quân chiếm lại các đồn

Người đông như kiến, súng đầy như củi”

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Hoán dụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh so sánh “Người như kiến, súng như củi”.

=> Hình ảnh so sánh cụ thể, gần gũi. Cách nói của đồng bào dân tộc.

Câu 9 :

Các từ ngữ “hàng đàn, quên tết tháng giêng quên rằm tháng bảy, mày tao”, là những từ ngữ:

  • A

    Mộc mạc, chân thực

  • B

    Tinh tế

  • C

    Táo bạo

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ “hàng đàn, quên tết tháng giêng quên rằm tháng bảy, mày tao” là những từ ngữ mộc mạc, chân thực. Cách diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng của tác giả sinh động, giàu hình ảnh mà rất cụ thể, thuần phác, hồn hậu như chính tâm hồn của người dân miền núi.

close