Trắc nghiệm bài Thuốc - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Chiếc bánh bao tẩm máu được Lỗ Tấn miêu tả qua những chi tiết nào?

  • A

    Nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt.

  • B

    Gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán.

  • C

    Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?

  • A

    Tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng

  • B

    Gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong

  • C

    Là thực phẩm bị người dân kì thị, xa lánh

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3 :

Thái độ của lão Hoa trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

  • A

    Ghê sợ, xa lánh

  • B

    Để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh

  • C

    Nâng niu như cầm sinh mệnh mình

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 4 :

Thái độ của nhân vật Thuyên trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người?

  • A

    Ghê sợ, không dám ăn

  • B

    Để hết tinh thần vào chiếc bánh bao như nâng niu đứa con tinh thần của gia đình mười đời độc đinh.

  • C

    Nâng niu chiếc bánh như cầm tính mệnh của chính mình trong tay

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5 :

Sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người, bệnh tình của Thuyên như thế nào?

  • A

    Thuyên càng ho rũ rượi hơn

  • B

    Thuyên bớt cơn ho, lão Hoa định mua thêm chiếc bánh khác cho Thuyên ăn

  • C

    Thuyên không qua khỏi cơn bệnh

  • D

    Đáp án A và C

Câu 6 :

Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện như thế nào?

  • A

    Xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa

  • B

    Xuất hiện gián tiếp qua lời của Thuyên

  • C

    Xuất hiện hiện trực tiếp trong quán trà nhà lão Hoa

  • D

    Đáp án A và B

Câu 7 :

Vì sao người cách mạng Hạ Du lại thất bại?

  • A

    Vì chưa đủ năng lực

  • B

    Vì chưa có đồng đội cùng làm cách mạng

  • C

    Vì xa rời quần chúng nhân dân

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 8 :

Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

  • A

    Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con

  • B

    Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

  • C

    Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du

  • D

    Đáp án A và B

Câu 9 :

Qua hình tượng người cách mạng Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ thái độ như thế nào?

  • A

    Sự đồng cảm, xót thương, trân trọng đối với những người làm cách mạng

  • B

    Lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng

  • C

    Giác ngộ cho quần chúng nhân dân chờ đợi thời cơ thích hợp để làm cách mạng.

  • D

    Đáp án A và B

Câu 10 :

Trong truyện ngắn Thuốc có những hình ảnh biểu tượng nào?

  • A

    Bánh bao tẩm máu người

  • B

    Vòng hoa trên mộ Hạ Du

  • C

    Con đường mòn

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 11 :

Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?

  • A

    Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du

  • B

    Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình

  • C

    Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng

  • D

    Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng

Câu 12 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Qua hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc chữa căn bệnh mê tín dị đoan”.

Đúng
Sai
Câu 13 :

Nhan đề “Thuốc” mang ý nghĩa như thế nào?

  • A

    Chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người

  • B

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc

  • C

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh rời xa quần chúng của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 14 :

Hình tượng người cách mạnh Hạ Du trong tác phẩm mang vẻ đẹp phẩm chất nào?

Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân lao động.

Dũng cảm, hiên ngang, dám xả thân vì nghĩa

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 15 :

Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

“Thời gian nghệ thuật trong truyện chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xân Thanh minh thể hiện quy luật biến đổi của thời gian và cảnh vật”

Đúng
Sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chiếc bánh bao tẩm máu được Lỗ Tấn miêu tả qua những chi tiết nào?

  • A

    Nhuốm máu, đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt.

  • B

    Gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán.

  • C

    Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

* Cách miêu tả chiếc bao tẩm máu người

- Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt

- Lão Hoa vừa thổi lửa trong bếp, vừa cầm gói lá xanh và cái chao đèn rách nát loang lổ máu. Một mùi thơm quái lạ tràn ngập cả quán.

- Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vở cháy sém

=> Cách miêu tả chi tiết, tỉ mỉ.

Câu 2 :

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu trong truyện có ý nghĩa gì?

  • A

    Tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng

  • B

    Gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong

  • C

    Là thực phẩm bị người dân kì thị, xa lánh

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ vì cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi bằng bánh bao tẩm máu người cộng sản.

Câu 3 :

Thái độ của lão Hoa trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người:

  • A

    Ghê sợ, xa lánh

  • B

    Để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh

  • C

    Nâng niu như cầm sinh mệnh mình

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lão Hoa để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình mười đời độc đinh.

Câu 4 :

Thái độ của nhân vật Thuyên trước phương thuốc chữa bệnh lao – bánh bao tẩm máu người?

  • A

    Ghê sợ, không dám ăn

  • B

    Để hết tinh thần vào chiếc bánh bao như nâng niu đứa con tinh thần của gia đình mười đời độc đinh.

  • C

    Nâng niu chiếc bánh như cầm tính mệnh của chính mình trong tay

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Thuyên mắc bệnh lao, nâng niu chiếc bánh bao (thuốc chữa bệnh) như cầm tính mệnh của chính mình trong tay.

Câu 5 :

Sau khi ăn chiếc bánh bao tẩm máu người, bệnh tình của Thuyên như thế nào?

  • A

    Thuyên càng ho rũ rượi hơn

  • B

    Thuyên bớt cơn ho, lão Hoa định mua thêm chiếc bánh khác cho Thuyên ăn

  • C

    Thuyên không qua khỏi cơn bệnh

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chiếc bánh bao tẩm máu người cộng sản, một phương thuốc theo mọi người là quý hiếm, nhưng cuối cùng không chữa khỏi bệnh cho Thuyên, Thuyên vẫn chết. Đó là một thứ thuốc độc, thứ thuốc giết chết người.

Câu 6 :

Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện như thế nào?

  • A

    Xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa

  • B

    Xuất hiện gián tiếp qua lời của Thuyên

  • C

    Xuất hiện hiện trực tiếp trong quán trà nhà lão Hoa

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình tượng người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện về nhữung người trong quán trà nhà lão Hoa.

Câu 7 :

Vì sao người cách mạng Hạ Du lại thất bại?

  • A

    Vì chưa đủ năng lực

  • B

    Vì chưa có đồng đội cùng làm cách mạng

  • C

    Vì xa rời quần chúng nhân dân

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hạ Du là hình ảnh tượng trưng cho những người làm cách mạng nhưng lại xa rời quần chúng nhân dân, không tuyên truyền để nhân dân hiểu họ. Họ trở nên đơn độc, như “mưa kịch trên sa mạc”, không một ai hiểu họ. Đó chính là lí do Hạ Du thất bại.

Câu 8 :

Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du như thế nào?

  • A

    Xem Hạ Du là giặc, thằng khốn nạn, đồ ranh con

  • B

    Người chú đem Hạ Du ra thú để lấy tiền, người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

  • C

    Thương xót, tiếc nuối trước cái chết của Hạ Du

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du:

+ Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, đồ ranh con, thằng điên khùng.

+ Người chú đem cháu ra thú để lấy tiền

+ Người Trung Quốc lấy máu Hạ Du để làm thuốc

=> Sự thờ ơ, vô cảm của quần chúng nhân dân đối với những người làm cách mạng.

Câu 9 :

Qua hình tượng người cách mạng Hạ Du, Lỗ Tấn bày tỏ thái độ như thế nào?

  • A

    Sự đồng cảm, xót thương, trân trọng đối với những người làm cách mạng

  • B

    Lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng

  • C

    Giác ngộ cho quần chúng nhân dân chờ đợi thời cơ thích hợp để làm cách mạng.

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn đã gián tiếp bày tỏ thái độ của mình về cách mạng, về những người làm cách mạng. Đó là sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng đồng thời cũng lên tiếng phê phán những người làm cách mạng nhưng xa rời quần chúng, không giác ngộ quần chúng.

Câu 10 :

Trong truyện ngắn Thuốc có những hình ảnh biểu tượng nào?

  • A

    Bánh bao tẩm máu người

  • B

    Vòng hoa trên mộ Hạ Du

  • C

    Con đường mòn

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

- Thuốc có ba hình ảnh biểu tượng:

+ Thuốc – bánh bao tẩm máu người

+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du

+ Con đường mòn ở giữa

Câu 11 :

Đáp án nào không đúng khi nói về ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du?

  • A

    Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với sự nghiệp, cuộc đời và sự hi sinh của Hạ Du

  • B

    Thể hiện sự hối lỗi của người chú khi đã đem Hạ Du đi thú và hiểu sai về người cháu của mình

  • C

    Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho người làm cách mạng

  • D

    Khẳng định sẽ có những người vẫn tiếp tục làm cách mạng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

* Ý nghĩa hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

- Thể hiện tấm lòng ưu ái của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du

- Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc: có người đã thấu hiểu cho những người làm cách mạng.

- Khẳng định sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

Câu 12 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Qua hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người, Lỗ Tấn muốn người dân Trung Hoa nghiêm túc suy nghĩ tìm cho mình một phương thuốc chữa căn bệnh mê tín dị đoan”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Qua hình tượng “thuốc”, Lỗ Tấn muốn cảnh báo người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để chữa căn bênh mê tín, dị đoan, một phương thuốc để cứu dân tộc.

Câu 13 :

Nhan đề “Thuốc” mang ý nghĩa như thế nào?

  • A

    Chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người

  • B

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc

  • C

    Chỉ phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh rời xa quần chúng của cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

* Ý nghĩa nhan đề thuốc:

- Tầng nghĩa thứ nhất của nhan đề “Thuốc” là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng.

-Tầng nghĩa thứ hai của nhan đề “Thuốc” là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của nhan đề “Thuốc”, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

 

Câu 14 :

Hình tượng người cách mạnh Hạ Du trong tác phẩm mang vẻ đẹp phẩm chất nào?

Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân lao động.

Dũng cảm, hiên ngang, dám xả thân vì nghĩa

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

- Hình tượng người cách mạng Hạ Du:

+ Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sàng chiến đấu vì nhân dân lao động.

+ Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn

Câu 15 :

Nội dung sau về truyện ngắn Thuốc đúng hay sai?

“Thời gian nghệ thuật trong truyện chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xân Thanh minh thể hiện quy luật biến đổi của thời gian và cảnh vật”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Thời gian nghệ thuật trong truyện có sự tiến triển. Từ mùa thu “trảm quyết” đến mùa xuân thanh minh đã thể hiện mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả.

close