Trắc nghiệm bài Mùa lá rụng trong vườn - Phân tích Văn 12Đề bài
Câu 1 :
Chị Hoài có mối quan hệ như thế nào với ông Bằng?
Câu 2 :
Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào thời gian nào?
Câu 3 :
Nhân vật chị Hoài được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
Câu 4 :
Dù đã lập gia đình mới nhưng chị Hoài vẫn lên thăm và mang quà cho gia đình chồng cũ. Điều này thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì ở chị Hoài?
Câu 5 :
Dù đã lập gia đình mới nhưng chị Hoài vẫn lên thăm và mang quà cho gia đình chồng cũ. Điều này thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì ở chị Hoài?
Câu 6 :
Trong tiềm thức của những người trong gia đình, chị Hoài là một người như thế nào?
Câu 7 :
Chi tiết nào thể hiện cảm xúc của ông Bằng khi gặp lại chị Hoài?
Câu 8 :
Khi gặp ông Bằng, tâm trạng, cảm xúc của chị Hoài như thế nào?
Câu 9 :
Cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động, thể hiện:
Câu 10 :
Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?
Câu 11 :
Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chị Hoài có mối quan hệ như thế nào với ông Bằng?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Chị Hoài là dâu trưởng, vợ anh cả Tường liệt sĩ. Nhưng bây giờ chị Hoài đã có một gia đình riêng.
Câu 2 :
Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào thời gian nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Chị Hoài lên thăm gia đình ông Bằng vào chiều 30 Tết, vào đúng lúc cả gia đình đang tíu tít vào buổi cúng tất niên.
Câu 3 :
Nhân vật chị Hoài được tác giả miêu tả qua những chi tiết nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Vẻ đẹp ngoại hình của chị Hoài: “Người thon gọn trong cái áo lông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng cười rất tươi”.
Câu 4 :
Dù đã lập gia đình mới nhưng chị Hoài vẫn lên thăm và mang quà cho gia đình chồng cũ. Điều này thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì ở chị Hoài?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
- Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Chị về thăm gia đình chồng cũ vào chiều ba mươi Tết. => Chị Hoài sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích.
Câu 5 :
Dù đã lập gia đình mới nhưng chị Hoài vẫn lên thăm và mang quà cho gia đình chồng cũ. Điều này thể hiện vẻ đẹp phẩm chất gì ở chị Hoài?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
- Từng là dâu trưởng trong gia đình ông Bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Chị về thăm gia đình chồng cũ vào chiều ba mươi Tết. => Chị Hoài sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích.
Câu 6 :
Trong tiềm thức của những người trong gia đình, chị Hoài là một người như thế nào?
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Trong tiềm thức vẫn sống động của mọi người trong gia đình, chị Hoài là một người phụ nữ thùy mị, nết na, vừa đẹp người, vừa đẹp nết.
Câu 7 :
Chi tiết nào thể hiện cảm xúc của ông Bằng khi gặp lại chị Hoài?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
- Ông Bằng nghe tin chị Hoài lên thì xôn xao trong lòng, “ông cố đi cho ngay ngắn”, khi nhìn thấy chị thì ông đứng sững người lại, mặt thoáng chút ngơ ngẩn rồi mắt ông chớp liên hồi môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác như sắp khóc.
Câu 8 :
Khi gặp ông Bằng, tâm trạng, cảm xúc của chị Hoài như thế nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tâm trạng của chị Hoài khi gặp lại ông bằng: - Xúc động sâu sắc khi gặp lại ông Bằng: “Không chủ động được mình”; “lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép”; thốt lên tiếng chào như tiếng nấc. - Mừng rỡ, bồi hồi kể cho ông nghe về cuộc sống gia đình hiện tại
Câu 9 :
Cuộc gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động, thể hiện:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Cảnh tượng gặp gỡ giữa ông Bằng và chị Hoài diễn ra đầy xúc động và tràn ngập tình yêu thương. Dù chị Hoài không còn là dâu trưởng trong gia đình, họ đã lâu không gặp gỡ nhưng tình cảm gia đình vẫn sâu nặng như xưa: vẫn luôn quan tâm, chia sẻ và lo lắng cho gia đình như ngày trước. Đó là tấm lòng của những người có ý nghĩa như trụ cột. Họ có tình cảm đẹp, bền chặt và lối ứng xử đẹp.
Câu 10 :
Nét văn hóa nào của người Việt được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
Nét văn hóa cúng tất niên chiều 30 Tết với khói hương và mâm cỗ thịnh soạn được tác giả nhắc đến trong đoạn trích Mùa lá rụng trong vườn.
Câu 11 :
Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ trong tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn gợi lên điều gì:
Đáp án : C Phương pháp giải :
Xem lại văn bản Lời giải chi tiết :
- Khung cảnh ngày Tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta nhiều suy nghĩ: + Gợi nhớ về cội nguồn các giá trị truyền thống của dân tộc ta. + Đồng thời nhà văn đặt ra vấn đề là cần phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ của truyền thống.
|