Trắc nghiệm Đề đọc hiểu số 2 Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Câu 2 :
Đọc đoạn trích sau:
     Trong những ngày này, chúng ta đang phải đương đầu với những khó khăn, phức tạp do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 lan rộng, tốc độ lây lan rất nhanh, biến chủng khó lường. Số bệnh nhân vẫn không ngừng tăng, lượng người trong khu cách ly tập trung ngày càng lớn, số địa phương buộc phải phong tỏa, giãn cách nhiều thêm. Chính lúc này, sự đồng lòng chống dịch của mỗi tổ chức, cá nhân đã củng cố thêm sức mạnh chống dịch của toàn Đảng, toàn dân ta. Họ đã vẽ nên một bức tranh đẹp về tinh thần đoàn kết, về sự sẵn sàng cống hiến, hy sinh khi Tổ quốc cần.
     Những người vẽ nên bức tranh đẹp đó là 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; là hàng trăm cán bộ y tế của Hà Nội, trong đó có rất nhiều y, bác sĩ giỏi, là “cánh chim đầu đàn”, nhiều kinh nghiệm về các điểm nóng dịch COVID-19 để hỗ trợ chuyên môn; là hàng trăm sinh viên Trường Đại học Y, dược; hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội; những cán bộ y tế nghỉ hưu của địa phương tình nguyện xin về vùng tâm dịch giúp người dân chống COVID-19… Những hành động đó thể hiện sự đồng lòng chiến đấu và quyết tâm chiến thắng. Khi lên đường, họ đều xác định sẵn sàng cống hiến, hy sinh, chấp nhận vất vả, khó khăn để sớm đẩy lùi dịch bệnh..
     Những tấm lòng cao cả đó không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất để chúng ta có thêm nguồn lực chống dịch, mà còn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, đem đến cho chúng ta thêm sức mạnh và niềm tin tất thắng, là nhân tố quan trọng, góp phần vào “cuộc chiến” chống đại dịch của đất nước. Và tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã lan tỏa trong toàn xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, những giá trị tốt đẹp nhất của từng con người, từng cộng đồng, từng dân tộc đang được nhân lên.
(Trích Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong phòng, chống dịch Covid – 19, Báo điện tử từ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2021)
Câu 2.1
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
  • A.
    Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • B.
    Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • C.
    Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • D.
    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 2.2
Những hành động, việc làm nào góp phần tạo nên bức tranh đẹp trong cuộc đấu tranh chống đại dịch Covid – 19 được tác giả nhắc đến trong văn bản?
Chọn đáp án không đúng.
  • A.
    Sự đồng lòng chống dịch của mỗi cá nhân, tổ chức
  • B.
    Người dân thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp “5k” trong chống dịch
  • C.
    Các cán bộ y tế hỗ trợ chuyên môn
  • D.
    Hàng trăm sinh viên, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội, những cán bộ y tế đã nghỉ hưu tình nguyện xin về vùng tâm dịch hỗ trợ người dân.
Câu 2.3

Câu nói “Chống dịch như chống giặc” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.
  • B.
    Chống dịch là hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người dân, là trách nhiệm đối với mỗi công dân đang sống trong tổ quốc.
  • C.
    Dịch bệnh do nước ngoài vào 
  • D.
    Đáp án A và B
Câu 2.4

Tình cảm, thái độ của tác giả đối với những người đang góp sức đẩy lùi đại dịch Covid – 19 trên đất nước Việt Nam?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Trân trọng
  • B.
    Đề cao vai trò
  • C.
    Xót thương
  • D.

    A.   Tự hào, biết ơn

Câu 3 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
     Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
     Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
     Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
Câu 3.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Tự sự
Câu 3.2

Theo văn bản, “nếp nhà” là gì?

  • A.
     Là truyền thống gia đình
  • B.
    Là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình.
  • C.
    Là những điều tốt đẹp mà thành viên trong gia đình vun vénLà giá trị văn hóa của gia đình
  • D.
     Là giá trị văn hóa của gia đình
Câu 3.3
Từ nội dung đoạn trích, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội được hiểu như thế nào?
  • A.
    Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít hay nhiều nếp nhà có biến đổi
  • B.
    Nếp nhà nếu giữ không tốt thì chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp sẽ rất khó
  • C.
    Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội sẽ loạn.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 3.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Vai trò của mỗi con người trong xã hội
  • B.
    Vai trò của gia đình trong xã hội
  • C.
    Mỗi con người cần có một gia đình tốt đẹp
  • D.
    Ảnh hưởng tích cực của cha mẹ đối với con cái trong gia đình
Câu 4 :
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
     Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quen thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên... Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. (1)
     Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn ấy có tên là Trung thực. (2)
(Nhiều tác giả, Thắp ngọn đuốc xanh, NXB Trẻ, 2018)
Câu 4.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Biểu cảm
Câu 4.2

Theo tác giả, mỗi khi định làm việc gì thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình thì cần nhớ kĩ điều gì?

  • A.
    Những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. 
  • B.
    Những gì mà việc đó đem lại sẽ khiến bạn phải nhận “cái giá” rất đắt.
  • C.
    Những gì mà việc đó đem lại không xứng với “cái giá” mà bạn phải trả.
  • D.
    Bạn sẽ không tưởng tượng được “cái giá” phải trả cho những việc làm thiếu trung thực.
Câu 4.3
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thứ (1) là gì?
  • A.
    So sánh, liệt kê
  • B.
    Điệp cấu trúc, liệt kê
  • C.
    Điệp cấu trúc, so sánh
  • D.
    Liệt kê, nhân hóa
Câu 4.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Sự trung thực vô cùng quan trọng đối với người học sinh
  • B.
    Tác hại của sự không trung thực trong học đường
  • C.
     Vai trò, ý nghĩa của lối sống trung thực
  • D.
    Sống trung thực để tạo dựng niềm tin với người khác.
Câu 5 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
     Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ "cái tôi" ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị họ thay đổi, cử thể ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình. [..] Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điển hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thức nhạc cụ của mình.
(Liêu Trí Phong, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, NXB Thanh niên, 2020, tr.202-205)
Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Thuyết minh
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Hành chính công vụ
Câu 5.2

Theo tác giả, thế nào là người thất bại?

  • A.
    là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn.
  • B.
    là người đi theo lối mòn của người khác
  • C.
     là người không dám đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân
  • D.
    là người không chịu thay đổi
Câu 5.3

Hậu quả của việc: “Ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi" là gì?

  • A.
    Sẽ không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân.
  • B.
    Bản thân sẽ trở thành một bản sao nhạt nhòa, vô nghĩa của người khác.
  • C.
    Mệt mỏi, giả dối và làm cho cuộc sống thêm áp lực khi phải chạy theo người khác, không tìm thấy được hạnh phúc.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên
Câu 5.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì?

  • A.
    Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành
  • B.
    Đừng trở thành bản sao của người khác
  • C.
    Hãy yêu chính bản thân mình
  • D.
    Hãy theo đuổi đam mê của bạn
Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1)Tôi đã đọc đời mình trên là

người nâng niu lộc biếc mùa xuân

người hóng mát dưới trưa mùa hạ

người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

 

(2)Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

 

(3)Tôi đã đọc đời mình trên là

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)

Câu 6.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Biểu cảm
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 6.2
Từ “khổng lồ” trong câu thơ Tôi đã đọc đời mình trên lá/ có thể khổng lồ, có thể bé tí tí là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời con người như thế nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Người nhiều thành tựu, thành công rực rỡ trong cuộc sống
  • B.
    Người có tầm vóc lớn lao, có vai trò, tầm quan trọng trong xã hội
  • C.
    Người sống hướng thiện
  • D.
    Người có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội
Câu 6.3
Đoạn thơ thứ 2 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
  • A.
    Ẩn dụ, hoán dụ
  • B.
    Ẩn dụ, so sánh
  • C.
    Ẩn dụ, điệp 
  • D.
    Hoán dụ, điệp
Câu 6.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.
  • B.
    Bài học về sự thành công
  • C.
    Bài học về tình yêu thương
  • D.
    Bài học về lòng biết ơn
Câu 7 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
    (1)Trong cuộc trò chuyện lan man, một người bạn vong niên của tôi than thở rằng: “Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!". Một người khác cười: “Hưởng thụ thì có gì sai? Thú thật là tôi đây, tôi cũng ra hưởng thụ”.
    (2) Và tôi, tôi đồng ý với người bạn thứ hai. Tôi cũng không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã. Ngược lại sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta thường đắm chìm trong ảo giác và ít khi thực sự biết hưởng thụ. Hưởng thụ thực sự không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp... kể cả chính mình.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2015)
Câu 7.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Thuyết minh
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Miêu tả
Câu 7.2

Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn: Hưởng thụ thực sự không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp... kể cả chính mình.

  • A.
    Phép thế
  • B.
    Phép lặp
  • C.
    Phép nối
  • D.
    Phép trái nghĩa
Câu 7.3

Trong đoạn trích, người bạn vong niên của tác giả thất vọng điều gì nhất về giới trẻ?

  • A.
    Thất vọng vì người trẻ ưa hưởng thụ
  • B.
    Thất vọng vì người trẻ không biết hưởng thụ
  • C.
    Thất vọng vì người trẻ sống dựa dẫm
  • D.
    Thất vọng vì người trẻ không tìm được ý nghĩa của hưởng thụ
Câu 7.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
     Hãy sống hưởng thụ vì cuộc đời hữu hạn
  • B.
    Ý nghĩa của việc hưởng thụ thực sự
  • C.
    Hãy cống hiến để xứng đáng được hưởng thụ
  • D.
    Ai cũng xứng đáng được hưởng thụ
Câu 8 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

NEWTON ĐÃ LÀM GÌ KHI NGHỈ HỌC VÌ ĐẠI DỊCH?

Trong một đại dịch, Isaac Newton cũng phải làm việc ở nhà, nhưng ông đã sử dụng thời gian một cách khôn ngoan.
TRONG NGUY CÓ CƠ
Năm 1665, một đợt dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London, nước Anh, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì. Phải 200 năm sau, chủng vi khuẩn hạch mới được xác định và mất thêm 200 năm nữa, con người mới tìm ra được vắc-xin chống lại căn bệnh này.
Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân.
THỜI GIAN VÀNG
Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ. Newton phải cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm. Nhưng, cách ông tận dụng khoảng thời gian này đã khiến người khác không khỏi nể phục. Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Chính trong khoảng thời gian này, Newton đã có nhiều nghiên cứu về Quang học, Cơ học và có những thành tựu nổi tiếng. Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge.
Năm 1697, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh.
Câu 8.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 8.2
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
  • A.
    Việc sử dụng thời gian hợp lí để làm việc trong cuộc sống.
  • B.
    Tận dụng thời cơ để làm việc và học tập của Newton
  • C.
    Sự thành công của Newton
  • D.
    Việc sử dụng thời gian hợp lí để tự học của Newton trong thời kì cách li vì dịch bệnh.
Câu 8.3

Cụm từ “khoảng thời gian vàng” trong câu “Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton”? được hiểu như thế nào?

  • A.
    Khoảng thời gian rảnh rỗi để thư giãn
  • B.
    Khoảng thời gian quý giá
  • C.
    Khoảng thời gian khó khăn
  • D.
    Khoảng thời gian ít ỏi
Câu 8.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có những cơ hội mới.
  • B.
    Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh
  • C.
    Phải biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại
  • D.
    Sự cần thiết của việc tự học.
Câu 9 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
      Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.
(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)
Câu 9.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 9.2

Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến là những thứ gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc
  • B.
    Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng
  • C.
    Thời gian nhàn rỗi, yên bình
  • D.
    Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn
Câu 9.3
Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.
  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    So sánh
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Ẩn dụ
Câu 9.4
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?
Chọn đáp án phù hợp:
  • A.
    Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có những cơ hội mới.
  • B.
    Phải biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại.
  • C.
    Sức mạnh của tính kỉ luật trong cuộc sống.
  • D.
    Sự cần thiết của việc tự học.
Câu 10 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ... Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có những giới hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.

(...) Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

(...) Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

(Nguyên Minh - Thời gian là vốn quý)

Câu 10.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Nghị luận
  • C.
    Biểu Cảm
  • D.
    Thuyết minh
Câu 10.2
Theo tác giả, nghệ thuật sống chân chính là gì?
  • A.
    là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.
  • B.
    là làm được nhiều điều trong cuộc sống
  • C.
    tạo ra được nhiều giá trị vật chất
  • D.
    mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người
Câu 10.3
Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả!
Câu nói trên đề cao điều gì?
  • A.
    Thời gian được là chính mình
  • B.
    Giá trị vật chất
  • C.
    Giá trị đích thực của cuộc sống
  • D.
    Tuổi thanh xuân của đời người
Câu 10.4
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Cuộc sống vô cùng tươi đẹp, hãy biết tận hưởng và trân trọng trong từng khoảnh khắc
  • B.
    Cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội từ khi còn trẻ để gây dựng sự nghiệp cho bản thân.
  • C.
    Đừng mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những điều quý giá xung quanh.
  • D.
    Qúy trọng thời gian

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng nó hót hay nhất thế gian. Có lần, nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm ra bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi khi lắng nghe, và chính Thượng đế trên Thiên đình cũng mim cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại nhất.

(Trích "Tiếng chim hót trong bụi mận gai"- Colleen Mc Cullough)

Câu 1.1

Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Nghệ thuật

  • B.

    Báo chí

  • C.

    Chính luận

  • D.

    Khoa học

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.2

Những hình ảnh "chiếc gai nhọn" và “bài ca duy nhất có một không hai” trong đoạn trích trên là hình ảnh ẩn dụ cho điều gì trong cuộc sống?

  • A.

    Ẩn dụ cho niềm vui và nỗi buồn

  • B.

    Ẩn dụ cho hạnh phúc và khổ đau

  • C.

    Ẩn dụ cho chiến tranh và hòa bình

  • D.

    Ẩn dụ cho những khó khăn và thành công

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

“Chiếc gai nhọn”: ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách trong cuộc sống mà chúng ta phải trải qua.

“Bài ca duy nhất có một không hai”: ẩn dụ cho thành tựu mà chúng ta đạt được trong cuộc sống.

Câu 1.3

Đoạn văn bản trên gửi đến người đọc thông điệp gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

  • B.

    Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

  • C.

    Được sống là chính mình là điều quý giá nhất.

  • D.

    Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

Thông điệp văn bản:

- Những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống chỉ có thể có được khi ta trải qua những khó khăn, gian khổ, thậm chí phải trả giá bằng chính nỗi đau khổ “vĩ đại”, bằng cả sự sống và sinh mạng của mình.

- Mọi người hãy biết vượt lên trên những gian khổ, bất hạnh bằng nghị lực và khát vọng sống mãnh liệt để dâng hiến cho đời những điều đẹp đẽ, quý giá.

- Ý nghĩa cuộc đời không phải là đã tồn tại bao lâu mà ta đã sống như thế nào và làm được điều gì trong cuộc đời.

Câu 1.4

Bài học rút ra từ đoạn trích trên.

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.

    Bài học về lí tưởng sống đẹp

  • B.

    Bài học về sự vô cảm của con người

  • C.

    Bài học về nghị lực sống

  • D.

    Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung văn học

Lời giải chi tiết :

- Bài học về lí tưởng sống đẹp, sẵn sàng trả giá để cuộc sống có ý nghĩa hơn.

- Bài học về nghị lực sống, dám đương đầu, vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống để đạt được những điều tốt đẹp nhất.

- Bài học về sự biết ơn, trân trọng thành quả lao động vì để có được điều quý giá đó, chúng ta phải trả giá bằng công sức, thậm chí bằng cả sinh mệnh của chính mình

Câu 2 :
Đọc đoạn trích sau:
     Trong những ngày này, chúng ta đang phải đương đầu với những khó khăn, phức tạp do đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 lan rộng, tốc độ lây lan rất nhanh, biến chủng khó lường. Số bệnh nhân vẫn không ngừng tăng, lượng người trong khu cách ly tập trung ngày càng lớn, số địa phương buộc phải phong tỏa, giãn cách nhiều thêm. Chính lúc này, sự đồng lòng chống dịch của mỗi tổ chức, cá nhân đã củng cố thêm sức mạnh chống dịch của toàn Đảng, toàn dân ta. Họ đã vẽ nên một bức tranh đẹp về tinh thần đoàn kết, về sự sẵn sàng cống hiến, hy sinh khi Tổ quốc cần.
     Những người vẽ nên bức tranh đẹp đó là 200 cán bộ y tế tỉnh Quảng Ninh lên đường giúp Bắc Giang chống dịch; là hàng trăm cán bộ y tế của Hà Nội, trong đó có rất nhiều y, bác sĩ giỏi, là “cánh chim đầu đàn”, nhiều kinh nghiệm về các điểm nóng dịch COVID-19 để hỗ trợ chuyên môn; là hàng trăm sinh viên Trường Đại học Y, dược; hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội; những cán bộ y tế nghỉ hưu của địa phương tình nguyện xin về vùng tâm dịch giúp người dân chống COVID-19… Những hành động đó thể hiện sự đồng lòng chiến đấu và quyết tâm chiến thắng. Khi lên đường, họ đều xác định sẵn sàng cống hiến, hy sinh, chấp nhận vất vả, khó khăn để sớm đẩy lùi dịch bệnh..
     Những tấm lòng cao cả đó không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất để chúng ta có thêm nguồn lực chống dịch, mà còn là biểu tượng sinh động cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đang lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, đem đến cho chúng ta thêm sức mạnh và niềm tin tất thắng, là nhân tố quan trọng, góp phần vào “cuộc chiến” chống đại dịch của đất nước. Và tinh thần “chống dịch như chống giặc” đã lan tỏa trong toàn xã hội, mọi tầng lớp nhân dân, những giá trị tốt đẹp nhất của từng con người, từng cộng đồng, từng dân tộc đang được nhân lên.
(Trích Lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong phòng, chống dịch Covid – 19, Báo điện tử từ Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 24 tháng 5 năm 2021)
Câu 2.1
Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
  • A.
    Phong cách ngôn ngữ báo chí
  • B.
    Phong cách ngôn ngữ chính luận
  • C.
    Phong cách ngôn ngữ hành chính
  • D.
    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học
Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2.2
Những hành động, việc làm nào góp phần tạo nên bức tranh đẹp trong cuộc đấu tranh chống đại dịch Covid – 19 được tác giả nhắc đến trong văn bản?
Chọn đáp án không đúng.
  • A.
    Sự đồng lòng chống dịch của mỗi cá nhân, tổ chức
  • B.
    Người dân thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp “5k” trong chống dịch
  • C.
    Các cán bộ y tế hỗ trợ chuyên môn
  • D.
    Hàng trăm sinh viên, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội, những cán bộ y tế đã nghỉ hưu tình nguyện xin về vùng tâm dịch hỗ trợ người dân.

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Những hành động, việc làm góp phần tạo nên bức tranh đẹp trong cuộc đấu tranh chống đại dịch Covid – 19:
- Sự đồng lòng chống dịch của mỗi cá nhân, tổ chức
- Các cán bộ y tế hỗ trợ chuyên môn
- Hàng trăm sinh viên, hàng nghìn cán bộ chiến sĩ quân đội, những cán bộ y tế đã nghỉ hưu tình nguyện xin về vùng tâm dịch hỗ trợ người dân.
Câu 2.3

Câu nói “Chống dịch như chống giặc” được hiểu như thế nào?

  • A.
    Sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.
  • B.
    Chống dịch là hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người dân, là trách nhiệm đối với mỗi công dân đang sống trong tổ quốc.
  • C.
    Dịch bệnh do nước ngoài vào 
  • D.
    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Dựa vào văn bản và kiến thức bản thân
Lời giải chi tiết :
“Chống dịch như chống giặc” được hiểu là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm. Với tình hình dịch bệnh đang căng thẳng như hiện nay việc chống dịch là hoàn toàn cần thiết đối với mỗi người dân, là trách nhiệm đối với mỗi công dân đang sống trong tổ quốc và nó tương đương với việc chống giặc.
Câu 2.4

Tình cảm, thái độ của tác giả đối với những người đang góp sức đẩy lùi đại dịch Covid – 19 trên đất nước Việt Nam?

Chọn đáp án không đúng:

  • A.
    Trân trọng
  • B.
    Đề cao vai trò
  • C.
    Xót thương
  • D.

    A.   Tự hào, biết ơn

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Tác giả đã thể hiện tình cảm trân trọng, biết ơn và đề cao vai trò của những người đang góp sức đẩy lùi đại dịch Covid – 19 trên đất nước Việt Nam, họ không chỉ hỗ trợ về mặt vật chất mà còn đại diện cho tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái lan tỏa rộng khắp trong toàn xã hội, đem đến sức mạnh và niềm tin chiến thắng.
Câu 3 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
     Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
     Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
     Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
Câu 3.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Tự sự

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3.2

Theo văn bản, “nếp nhà” là gì?

  • A.
     Là truyền thống gia đình
  • B.
    Là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình.
  • C.
    Là những điều tốt đẹp mà thành viên trong gia đình vun vénLà giá trị văn hóa của gia đình
  • D.
     Là giá trị văn hóa của gia đình

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả, “nếp nhà” là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. 
Câu 3.3
Từ nội dung đoạn trích, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội được hiểu như thế nào?
  • A.
    Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít hay nhiều nếp nhà có biến đổi
  • B.
    Nếp nhà nếu giữ không tốt thì chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp sẽ rất khó
  • C.
    Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội sẽ loạn.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:
  – Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi.
  – Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được.
 – Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

Câu 3.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Vai trò của mỗi con người trong xã hội
  • B.
    Vai trò của gia đình trong xã hội
  • C.
    Mỗi con người cần có một gia đình tốt đẹp
  • D.
    Ảnh hưởng tích cực của cha mẹ đối với con cái trong gia đình

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:

- Vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội.

….

Câu 4 :
Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
     Sự thiếu trung thực sẽ ảnh hưởng đến bản thân ta rất nhiều: Sự thiếu trung thực trong kinh doanh, những mối quan hệ của doanh nhân cũng trở nên hời hợt, dẫn đến thiếu vắng những tình cảm chân thành, những điều giá trị hơn trong cuộc sống; sự thiếu trung thực trong học tập làm người học sinh trở nên coi thường kiến thức, coi thường giá trị của sự khổ công trong học tập, rèn giũa của mình, mà chỉ còn chú ý đến những con điểm, đến những mánh khóe để đạt được điểm cao; sự thiếu sự trung thực trong đời sống gia đình sẽ dẫn đến sự mất niềm tin lẫn nhau của mọi thành viên, là một nguy cơ làm gia đình tan rã... Thói quen thực dần dần khiến con người cũng phải tự lừa dối chính mình, huyễn hoặc mình, và không còn nhìn thấy những nguy cơ, thách thức sắp đến nên không có phản ứng kịp lúc và nhấn chìm mình trong sai lầm triền miên... Chính vì vậy, mỗi khi định làm gì đó thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình, bạn hãy nhớ kĩ: những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. (1)
     Mỗi người đều có một “la bàn” cho chính mình, đó không phải là tài năng, không phải là ước mơ, nó không chỉ cho bạn cái đích cần đến, nhưng nó giữ cho bạn đi đúng hướng và không bị lạc đường, không bị sa ngã. Chiếc la bàn ấy là thứ tối quan trọng để bạn có thể “lãnh đạo chính mình”, nó được cất trong tim mỗi người, luôn sẵn sàng cho bạn, chỉ tùy thuộc vào bạn có đủ dũng khí sử dụng nó hay không thôi. Chiếc la bàn ấy có tên là Trung thực. (2)
(Nhiều tác giả, Thắp ngọn đuốc xanh, NXB Trẻ, 2018)
Câu 4.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Biểu cảm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 4.2

Theo tác giả, mỗi khi định làm việc gì thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình thì cần nhớ kĩ điều gì?

  • A.
    Những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. 
  • B.
    Những gì mà việc đó đem lại sẽ khiến bạn phải nhận “cái giá” rất đắt.
  • C.
    Những gì mà việc đó đem lại không xứng với “cái giá” mà bạn phải trả.
  • D.
    Bạn sẽ không tưởng tượng được “cái giá” phải trả cho những việc làm thiếu trung thực.

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả, mỗi khi định làm việc gì thiếu trung thực, trái với lương tâm của mình thì cần nhớ kĩ: Những gì mà việc đó đem lại cho bạn không thể bù đắp được “cái giá” mà bạn và những người xung quanh phải trả. 
Câu 4.3
Biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong đoạn thứ (1) là gì?
  • A.
    So sánh, liệt kê
  • B.
    Điệp cấu trúc, liệt kê
  • C.
    Điệp cấu trúc, so sánh
  • D.
    Liệt kê, nhân hóa

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc, liệt kê
- Tác dụng: diễn tả một cách đầy đủ, cụ thể, sâu sắc những biểu hiện của sự thiếu trung thực, qua đó nhấn mạnh tác hại của lối sống này.
Câu 4.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Sự trung thực vô cùng quan trọng đối với người học sinh
  • B.
    Tác hại của sự không trung thực trong học đường
  • C.
     Vai trò, ý nghĩa của lối sống trung thực
  • D.
    Sống trung thực để tạo dựng niềm tin với người khác.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:

- Vai trò, ý nghĩa của lối sống trung thực.

….

Câu 5 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
     Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn. Khi một người từ bỏ "cái tôi" ấy thì sẽ như thế nào? Sẽ nghe theo người khác rồi bị họ thay đổi, cử thể ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi, phần lớn là không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân. Đối với người muốn thành công, phương pháp ít tốn sức lực nhất, có hiệu quả cao nhất chính là giữ được bản sắc vốn có của bản thân mình. [..] Trên thế giới này bạn chính là một cá thể duy nhất không thể có một bản sao khác giống hệt được, vì thế hãy tự hào vì điều đó! Suy cho cùng, bạn chỉ có thể tự hát, tự vẽ, tự điển hình ảnh bản thân mình. Những kinh nghiệm hoàn cảnh và di truyền làm nên bạn, cho dù là tốt hay xấu bạn đều phải chăm sóc vườn rau của mình thật tốt, cho dù xấu hay tốt, bạn cũng phải tự mình diễn bản nhạc của bản thân bằng chính thức nhạc cụ của mình.
(Liêu Trí Phong, Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, NXB Thanh niên, 2020, tr.202-205)
Câu 5.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Thuyết minh
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Hành chính công vụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 5.2

Theo tác giả, thế nào là người thất bại?

  • A.
    là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn.
  • B.
    là người đi theo lối mòn của người khác
  • C.
     là người không dám đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân
  • D.
    là người không chịu thay đổi

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: Người thất bại nhất là người không thể trở thành chính bản thân mình, không giữ được "cái tôi” của thể xác và tâm hồn.
Câu 5.3

Hậu quả của việc: “Ngộ nhận cái đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi" là gì?

  • A.
    Sẽ không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân.
  • B.
    Bản thân sẽ trở thành một bản sao nhạt nhòa, vô nghĩa của người khác.
  • C.
    Mệt mỏi, giả dối và làm cho cuộc sống thêm áp lực khi phải chạy theo người khác, không tìm thấy được hạnh phúc.
  • D.
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :
Hậu quả của việc “Ngộ nhận cải đặc sắc của người khác thành thứ mà mình đang tìm kiếm, theo đuổi" là:
- Sẽ không thể thành công, hoặc nếu thành công thì e rằng cũng khó mà có được đặc sắc của bản thân.
- Bản thân sẽ trở thành một bản sao nhạt nhòa, vô nghĩa của người khác.
- Lúc nào cũng phải gồng mình lên sao cho thật giống với “người khác “
=> Bạn sẽ thấy mệt mỏi, giả dối và làm cho cuộc sống thêm áp lực và bạn cũng không tìm thấy được hạnh phúc.
Câu 5.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì?

  • A.
    Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành
  • B.
    Đừng trở thành bản sao của người khác
  • C.
    Hãy yêu chính bản thân mình
  • D.
    Hãy theo đuổi đam mê của bạn

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:
- Mỗi con người tồn tại trong cuộc này đều là những cá nhân riêng biệt, đều mang những bản sắc đặc trưng không trùng lặp với bất kì ai khác. Bản sắc riêng tạo nên giá trị mỗi người vì vậy, cần giữ được bản sắc riêng của mình trong suốt hành trình cuộc sống, đừng cố gắng trở thành bản sao của người khác.
Câu 6 :

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

(1)Tôi đã đọc đời mình trên là

người nâng niu lộc biếc mùa xuân

người hóng mát dưới trưa mùa hạ

người gom về đốt lửa sưởi mùa đông

 

(2)Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

 

(3)Tôi đã đọc đời mình trên là

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Nguyễn Minh Khiêm, Đọc đời mình trên lá, dẫn theo vannghequandoi.com.vn, 19/06/2014)

Câu 6.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Biểu cảm
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 6.2
Từ “khổng lồ” trong câu thơ Tôi đã đọc đời mình trên lá/ có thể khổng lồ, có thể bé tí tí là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời con người như thế nào?
Chọn đáp án không phù hợp:
  • A.
    Người nhiều thành tựu, thành công rực rỡ trong cuộc sống
  • B.
    Người có tầm vóc lớn lao, có vai trò, tầm quan trọng trong xã hội
  • C.
    Người sống hướng thiện
  • D.
    Người có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Từ “khổng lồ” trong câu thơ Tôi đã đọc đời mình trên lá/ có thể khổng lồ, có thể bé tí tí là hình ảnh ẩn dụ cho:

- Người nhiều thành tựu, thành công rực rỡ trong cuộc sống

- Người có tầm vóc lớn lao, có vai trò, tầm quan trọng trong xã hội

- Người có nhiều đóng góp, cống hiến cho xã hội

=> Dù là người “khổng lồ”, hay “bé tí ti” thì cũng phải sống cuộc đời kiêu hãnh, đầy ý nghĩa.

Câu 6.3
Đoạn thơ thứ 2 sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
  • A.
    Ẩn dụ, hoán dụ
  • B.
    Ẩn dụ, so sánh
  • C.
    Ẩn dụ, điệp 
  • D.
    Hoán dụ, điệp

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biệp pháp nghệ thuật ẩn dụ, điệp cú pháp
- Tác dụng:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn, hàm chứa nhiều ý nghĩa.
+ Tác giả đã cho thấy hành trình cuộc đời của một con người từ non tơ (khi ta còn bé, chưa va vấp), đến rách nát (khi bước vào đời, đối mặt với bao khó khăn, thất bại), rồi đến cao xanh (khi đạt được thành công) và cuối cùng là trở về với đất mẹ.
Câu 6.4

Bài học rút ra từ văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
    Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.
  • B.
    Bài học về sự thành công
  • C.
    Bài học về tình yêu thương
  • D.
    Bài học về lòng biết ơn

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Bài học rút ra từ văn bản:

- Bài học về thái độ của mỗi cá nhân trước thách thức của cuộc sống.

…..

Câu 7 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
    (1)Trong cuộc trò chuyện lan man, một người bạn vong niên của tôi than thở rằng: “Điều đáng thất vọng nhất về giới trẻ ngày nay là họ ưa hưởng thụ quá!". Một người khác cười: “Hưởng thụ thì có gì sai? Thú thật là tôi đây, tôi cũng ra hưởng thụ”.
    (2) Và tôi, tôi đồng ý với người bạn thứ hai. Tôi cũng không cho rằng sự ưa hưởng thụ là một điều sai trái hay là con đường dẫn đến vấp ngã. Ngược lại sai lầm của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta thường đắm chìm trong ảo giác và ít khi thực sự biết hưởng thụ. Hưởng thụ thực sự không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp... kể cả chính mình.
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2015)
Câu 7.1

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

  • A.
    Nghị luận
  • B.
    Thuyết minh
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 7.2

Phép liên kết chính được sử dụng trong đoạn văn: Hưởng thụ thực sự không phải tàn phá, bất cứ thứ gì kể cả chính mình. Hưởng thụ thực sự là mong muốn giữ gìn, bảo vệ, bồi đắp... kể cả chính mình.

  • A.
    Phép thế
  • B.
    Phép lặp
  • C.
    Phép nối
  • D.
    Phép trái nghĩa

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại các phép liên kết
Lời giải chi tiết :

Phép lặp: Hưởng thụ thực sự là

Câu 7.3

Trong đoạn trích, người bạn vong niên của tác giả thất vọng điều gì nhất về giới trẻ?

  • A.
    Thất vọng vì người trẻ ưa hưởng thụ
  • B.
    Thất vọng vì người trẻ không biết hưởng thụ
  • C.
    Thất vọng vì người trẻ sống dựa dẫm
  • D.
    Thất vọng vì người trẻ không tìm được ý nghĩa của hưởng thụ

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Trong đoạn trích, người bạn vong niên thất vọng nhất về giới trẻ là: “họ ưa hưởng thụ”.
Câu 7.4

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án phù hợp:

  • A.
     Hãy sống hưởng thụ vì cuộc đời hữu hạn
  • B.
    Ý nghĩa của việc hưởng thụ thực sự
  • C.
    Hãy cống hiến để xứng đáng được hưởng thụ
  • D.
    Ai cũng xứng đáng được hưởng thụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản:

- Ý nghĩa của việc hưởng thụ thực sự

…..

Câu 8 :

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

NEWTON ĐÃ LÀM GÌ KHI NGHỈ HỌC VÌ ĐẠI DỊCH?

Trong một đại dịch, Isaac Newton cũng phải làm việc ở nhà, nhưng ông đã sử dụng thời gian một cách khôn ngoan.
TRONG NGUY CÓ CƠ
Năm 1665, một đợt dịch hạch vô cùng nguy hiểm đã bùng nổ tại London, nước Anh, cướp đi mạng sống của rất nhiều người. Với điều kiện khoa học bấy giờ, người ta không thể biết nguyên nhân của đại dịch này là gì. Phải 200 năm sau, chủng vi khuẩn hạch mới được xác định và mất thêm 200 năm nữa, con người mới tìm ra được vắc-xin chống lại căn bệnh này.
Thế nhưng, đối mặt với kẻ thù vô hình, người dân Anh đã tự biết thực hành một số quy tắc phòng dịch cơ bản. Người dân hạn chế ra đường để tránh lây bệnh, không tụ tập đông người, đồng thời tăng cường vệ sinh cá nhân.
THỜI GIAN VÀNG
Trường học của Newton cũng cho sinh viên nghỉ học. Các giáo sư và giảng viên cũng không lên lớp. Kinh tế và đời sống toàn London gần như đình trệ. Newton phải cách ly tại nhà để phòng lây nhiễm. Nhưng, cách ông tận dụng khoảng thời gian này đã khiến người khác không khỏi nể phục. Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton. Chính trong khoảng thời gian này, Newton đã có nhiều nghiên cứu về Quang học, Cơ học và có những thành tựu nổi tiếng. Năm đó, Newton mới chỉ 20 tuổi và đang là sinh viên tại Trinity College, Cambridge.
Năm 1697, Newton trở lại Cambridge với vốn kiến thức phong phú trong tay. Chỉ trong vòng 6 tháng, ông đã vượt xa bạn bè đồng trang lứa và chỉ mất hai năm sau để trở thành giáo sư. Tất cả các thành tựu này ông đạt được là nhờ vào khoảng thời gian tự học khi giam mình trong phòng vì dịch bệnh.
Câu 8.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại phương thức biểu đạt đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: tự sự

Câu 8.2
Nội dung chính của văn bản trên là gì?
  • A.
    Việc sử dụng thời gian hợp lí để làm việc trong cuộc sống.
  • B.
    Tận dụng thời cơ để làm việc và học tập của Newton
  • C.
    Sự thành công của Newton
  • D.
    Việc sử dụng thời gian hợp lí để tự học của Newton trong thời kì cách li vì dịch bệnh.

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Việc sử dụng thời gian hợp lí để tự học của Newton trong thời kì cách li vì dịch bệnh.

Câu 8.3

Cụm từ “khoảng thời gian vàng” trong câu “Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton”? được hiểu như thế nào?

  • A.
    Khoảng thời gian rảnh rỗi để thư giãn
  • B.
    Khoảng thời gian quý giá
  • C.
    Khoảng thời gian khó khăn
  • D.
    Khoảng thời gian ít ỏi

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Dựa vào nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
“Khoảng thời gian vàng” nghĩa là khoảng thời gian quý giá. Đặt cụm từ này trong câu: “Đây lại là khoảng thời gian vàng với một người có khả năng tự học phi thường như Newton” ta có thể hiểu: Đối với những người khác đây là khoảng thời gian nhàn dỗi vì dịch bệnh đã khiến mọi hoạt động ngừng lại, nhưng đối với Newton đây lại là khoảng thời gian quý giá để ông tận dụng cho việc học tập, nghiên cứu, nâng cao bản thân mình. 
Câu 8.4

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có những cơ hội mới.
  • B.
    Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh
  • C.
    Phải biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại
  • D.
    Sự cần thiết của việc tự học.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:

- Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có những cơ hội mới.

- Nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh.

- Sự cần thiết của việc tự học.

Câu 9 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
      Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.
(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)
Câu 9.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án : D

Phương pháp giải :
Xem lại phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 9.2

Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến là những thứ gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc
  • B.
    Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng
  • C.
    Thời gian nhàn rỗi, yên bình
  • D.
    Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :

Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỉ luật mang đến cho bạn là:

- Niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc;

- Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng;

- Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.
Câu 9.3
Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.
  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    So sánh
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Ẩn dụ

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Dựa vào các biện pháp nghệ thuật đã học
Lời giải chi tiết :
- Biện pháp tu từ: so sánh (k luật so sánh với đôi cánh lớn)
- Tác dụng: gợi hình ảnh cụ thể, giúp mọi người hình dung được ý nghĩa của kỷ luật. Kỷ luật giúp chúng ta thực hiện nguyện vọng cá nhân, chắp cánh cho ước mơ của mỗi người.
Câu 9.4
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên?
Chọn đáp án phù hợp:
  • A.
    Trong hoàn cảnh khó khăn vẫn có những cơ hội mới.
  • B.
    Phải biết đứng dậy sau những vấp ngã, thất bại.
  • C.
    Sức mạnh của tính kỉ luật trong cuộc sống.
  • D.
    Sự cần thiết của việc tự học.

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :
Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên:
- Sức mạnh của tính kỉ luật trong cuộc sống.
...
Câu 10 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới

Sự quý giá của thời gian không phải là để giúp chúng ta có thể làm được những điều này, điều nọ... Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả! Vấn đề là chúng ta phải biết sống như thế nào để xứng đáng với giá trị thời gian ấy. Chúng ta lao động như một phương tiện để nuôi sống, nhưng bản thân sự lao động sáng tạo cũng chính là cuộc sống của chúng ta. Ngược lại, những giá trị vật chất được tạo ra luôn luôn có những giới hạn tạm bợ của nó, và rõ ràng không thể là mục đích cuối cùng để chúng ta nhắm đến. Những giá trị vật chất ấy có thể giúp cho ta có cuộc sống thoải mái hơn, nhưng nếu chúng ta chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào chúng, chúng ta sẽ phải trả giá đắt. Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.

(...) Thời gian cần phải được trân trọng trong từng khoảnh khắc. Khi chúng ta ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, chúng ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể. Đời sống của ta quý giá, và đời sống của mọi người quanh ta cũng quý giá không thể lấy gì đánh đổi được.

(...) Mỗi buổi sáng thức dậy, chúng ta nhìn lên bầu trời trong xanh có ánh nắng ban mai ửng hồng, hoặc một chồi non vừa nhú còn ướt đẫm sương đêm... Mỗi một thực thể xinh đẹp ấy đều nhắc nhở ta biết là đời sống của ta đang tồn tại, và ta tự nhủ với mình sẽ không bỏ phí một phút giây nào được tồn tại trong cuộc sống nhiệm mầu này. Ta sẽ sống như thế nào để bản thân có được niềm vui hạnh phúc, và mang niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người quanh mình.

(Nguyên Minh - Thời gian là vốn quý)

Câu 10.1
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản:
  • A.
    Tự sự
  • B.
    Nghị luận
  • C.
    Biểu Cảm
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại các phương thức biểu đạt đã học
Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 10.2
Theo tác giả, nghệ thuật sống chân chính là gì?
  • A.
    là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.
  • B.
    là làm được nhiều điều trong cuộc sống
  • C.
    tạo ra được nhiều giá trị vật chất
  • D.
    mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người

Đáp án : A

Phương pháp giải :
Xem lại văn bản
Lời giải chi tiết :
Theo tác giả: Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.
Câu 10.3
Có quá nhiều những điều này nọ như thế đủ để cho chúng ta quay cuồng trong suốt một đời, nhưng cuối cùng rồi chúng ta sẽ không mang theo được gì cả!
Câu nói trên đề cao điều gì?
  • A.
    Thời gian được là chính mình
  • B.
    Giá trị vật chất
  • C.
    Giá trị đích thực của cuộc sống
  • D.
    Tuổi thanh xuân của đời người

Đáp án : C

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Câu văn trên đề cao giá trị đích thực của cuộc sống. Đôi khi chúng ta bị cuốn vào vòng quay của những giá trị vật chất mà quên đi rằng giá trị thực của cuộc sống chính là quãng thời gian mà chúng ta đang sống, đang tồn tại và cống hiến mỗi ngày.

Câu 10.4
Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A.
    Cuộc sống vô cùng tươi đẹp, hãy biết tận hưởng và trân trọng trong từng khoảnh khắc
  • B.
    Cần biết tận dụng, nắm bắt cơ hội từ khi còn trẻ để gây dựng sự nghiệp cho bản thân.
  • C.
    Đừng mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những điều quý giá xung quanh.
  • D.
    Qúy trọng thời gian

Đáp án : B

Phương pháp giải :
Xem lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết :

Thông điệp tác giả gửi gắm qua văn bản:

- Cuộc sống vô cùng tươi đẹp, hãy biết tận hưởng và trân trọng trong từng khoảnh khắc

- Đừng mải mê chạy theo những giá trị vật chất mà quên đi những điều quý giá xung quanh.

- Qúy trọng thời gian

close