Trắc nghiệm bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Tìm hiểu chung Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • B

    Nguyễn Tuân

  • C

    Kim Lân

  • D

    Nguyễn Khoa Điềm

Câu 2 :

Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A

    Truyện ngắn 

  • B

    Truyền vừa

  • C

    Bút kí

  • D

    Tùy bút

Câu 3 :

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1980

  • B

    1981

  • C

    1982

  • D

    1983

Câu 5 :

Ai đã đặt tên cho dòng sông? được in trong tập:

  • A

    Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu

  • B

    Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • C

    Hoa trái quanh tôi

  • D

    Ngọn núi ảo ảnh

Câu 6 :

Vị trí của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Phần 1 và lời kết

  • B

    Phần 2

  • C

    Phần 3

  • D

    Phần 4

Câu 7 :

Nội dung chính của phần 1 bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A

    Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

  • B

    Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Nội dung dưới đây thuộc phần nào của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

“Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó…Có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi đó chăng?”

  • A

    Phần 1

  • B

    Phần 2

  • C

    Phần 3

  • D

    Phần 4

Câu 9 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Là đoạn  văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

  • B

    Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 10 :

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

  • B

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa.

  • C

    Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là có sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

  • D

    Đáp án A và C

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác giả của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Hoàng Phủ Ngọc Tường

  • B

    Nguyễn Tuân

  • C

    Kim Lân

  • D

    Nguyễn Khoa Điềm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu 2 :

Thể loại của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A

    Truyện ngắn 

  • B

    Truyền vừa

  • C

    Bút kí

  • D

    Tùy bút

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Thể loại: bút kí

Câu 3 :

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Ai đã đặt tên cho dòng sông? được viết tại Huế.

Câu 4 :

Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? được sáng tác năm bao nhiêu?

  • A

    1980

  • B

    1981

  • C

    1982

  • D

    1983

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ai đã đặt tên cho dòng sông?  viết ngày 4/1/1981 tại Huế.

Câu 5 :

Ai đã đặt tên cho dòng sông? được in trong tập:

  • A

    Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu

  • B

    Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • C

    Hoa trái quanh tôi

  • D

    Ngọn núi ảo ảnh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ai đã đặt tên cho dòng sông? in trong tập sách cùng tên.

Câu 6 :

Vị trí của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Phần 1 và lời kết

  • B

    Phần 2

  • C

    Phần 3

  • D

    Phần 4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Vị trí: Nằm ở phần 1 cộng với lời kết của tác phẩm.

Câu 7 :

Nội dung chính của phần 1 bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? là:

  • A

    Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương

  • B

    Phương diện lịch sử và văn hóa của sông Hương

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Cảnh quan thiên nhiên của sông Hương.

Câu 8 :

Nội dung dưới đây thuộc phần nào của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

“Hiển nhiên là sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó…Có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi đó chăng?”

  • A

    Phần 1

  • B

    Phần 2

  • C

    Phần 3

  • D

    Phần 4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bố cục:

- Phần 1( từ đầu… đến quê hương xứ sở): hành trình của dòng sông Hương

- Phần 2 (Hiển nhiên là sông Hương….câu hỏi đó chăng?): sông Hương của lịch sử thơ ca

Câu 9 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Là đoạn  văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

  • B

    Là một áng văn đẹp làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung:

- Là đoạn  văn xuôi súc tích và đầy chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

Câu 10 :

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

  • B

    Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa.

  • C

    Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là có sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

  • D

    Đáp án A và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nghệ thuật của đoạn trích:

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là có sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

close