Trắc nghiệm bài Người lái đò sông Đà - Phân tích Văn 12Đề bài
Câu 1 :
Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
Câu 2 :
Sông Đà được miêu tả mang những vẻ đẹp gì?
Câu 3 :
Những hình ảnh nào được Nguyễn Tuân miêu tả đề nói về nét tính cách hung bạo của con sông Đà?
Câu 4 :
Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà? “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Câu 5 :
Sông Đà đã bố trí mấy trùng vi thạch trận để thử thách tài năng của ông lái đò?
Câu 6 :
Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được so sánh với những hình ảnh nào dưới đây? Dây thừng Mái tóc tuôn dài Bản trường ca của rừng già Cô gái Di – gan man dại Cố nhân
Câu 7 :
Nội dung sau đúng hay sai? “Hình tượng sông Đà đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò” Đúng Sai
Câu 8 :
Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp:
Câu 9 :
Chi tiết: “Đối với ông lái đò ấy, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng” thể hiện? Sự hiểu biết sâu rộng về dòng sông Thể hiện vẻ đẹp tài hoa Cả hai đáp án trên
Câu 10 :
Vẻ đẹp tài hoa của người lái đò được bộc lộ rõ nhất khi: Trong cuộc chiến với sông Đà Trong cuộc sống đời thường hàng ngày Cả hai đáp án trên
Câu 11 :
Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Sự độc đáo của sông Đà được thể hiện qua lời đề từ như thế nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
“Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu” Lời đề từ khẳng định vẻ đẹp và sự độc đáo của sông Đà. Theo thơ Nguyễn Quang Bích, mọi dòng sông đều chảy về hướng đông – Chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Trên trang văn Nguyễn Tuân, sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc và là một sinh thể có hồn, sống động, có tính cách.
Câu 2 :
Sông Đà được miêu tả mang những vẻ đẹp gì?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Hình tượng con sông Đà mang hai vẻ đẹp: - Sông Đà hùng vĩ, dữ dội với tính cách hung bạo - Vẻ đẹp thơ mộng và tính cách trữ tình
Câu 3 :
Những hình ảnh nào được Nguyễn Tuân miêu tả đề nói về nét tính cách hung bạo của con sông Đà?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Những hình ảnh được miêu tả cho nét tính cách hung bạo của sông Đà: - Vách đá - Ghềnh Hát Loóng - Hút nước - Thác đá
Câu 4 :
Những chi tiết sau đây được miêu tả cho hình ảnh nào của con sông Đà? “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ghềnh Hát Loóng hung dữ được Nguyễn Tuân miêu tả qua các chi tiết: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuồn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
Câu 5 :
Sông Đà đã bố trí mấy trùng vi thạch trận để thử thách tài năng của ông lái đò?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Sông Đà bố trí ba trùng vi thạch trận, đòi tóm lấy mọi con thuyền qua sông - Trùng vi thạch trận 1: sông Đà mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh., cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông - Trùng vi thạch trận 2: tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn - Trùng vi thạch trận 3: ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác
Câu 6 :
Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà được so sánh với những hình ảnh nào dưới đây? Dây thừng Mái tóc tuôn dài Bản trường ca của rừng già Cô gái Di – gan man dại Cố nhân Đáp án
Dây thừng Mái tóc tuôn dài Cố nhân Lời giải chi tiết :
Sông Đà được so sánh với những hình ảnh sau: - Dây thừng: “Không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dữ vô tội vạ vưới người lái đò sông Đà” - Mái tóc tuôn dài: “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một mái tóc trữ tình” - Cố nhân: “Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”
Câu 7 :
Nội dung sau đúng hay sai? “Hình tượng sông Đà đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò” Đúng Sai Đáp án
Đúng Sai Lời giải chi tiết :
- Đúng - Ý nghĩa của hình tượng sông Đà: đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, đóng vai trò như bức phông nền kì vĩ, làm nổi bật tài nghệ chèo đò, vượt thác của ông lái đò.
Câu 8 :
Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp:
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Ông lái đò vừa mang vẻ đẹp bình dị của người dân lao động, vừa mang vẻ đẹp tài hoa.
Câu 9 :
Chi tiết: “Đối với ông lái đò ấy, sông Đà như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng” thể hiện? Sự hiểu biết sâu rộng về dòng sông Thể hiện vẻ đẹp tài hoa Cả hai đáp án trên Đáp án
Sự hiểu biết sâu rộng về dòng sông Lời giải chi tiết :
Ông lái đò là người hiểu biết sâu rộng về dòng sông. Ông hiểu biết sâu rộng và thành thạo đến mức sông Đà: “đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu những đoạn xuống dòng. Trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần, chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần… Cho nên ông có thể bằng cách lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”.
Câu 10 :
Vẻ đẹp tài hoa của người lái đò được bộc lộ rõ nhất khi: Trong cuộc chiến với sông Đà Trong cuộc sống đời thường hàng ngày Cả hai đáp án trên Đáp án
Trong cuộc chiến với sông Đà Lời giải chi tiết :
Đặt nhân vật người lái đò vào trận chiến với sông Đà mới có thể bộc lộ hết phẩm chất của người lái đò: - Trùng vi thạch trận 1: Đá thách hiếu chiến (bệ vệ oai phong, hất hàm), nước thác làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, đội thuyền, túm lấy thắt lưng, bóp chặt hạ bộ, ông cố nén vết thương, kẹp chặt cuống lái, tiếng chỉ huy vẫn ngắn gọn tỉnh táo” - Trùng vi thạch trận 2: Tăng thêm cửa tử để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi, ông đò thay đổi chiến thuật, cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một đường chéo, rảo bơi chèo lên… sấn lên chặt đôi ra để mở đường vào cửa sinh. - Trùng vi thạch trận 3: Bên trái, bên phải đều là luồng chết, luồng sống ở giữa bọn đá hậu vệ, ông đò phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa…
Câu 11 :
Vì sao Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Nguyễn Tuân không đặt tên cụ thể cho nhân vật ông lái đò bởi: - Tác giả muốn vô danh họ, bình thường hóa họ, muốn nói rằng đó là những con người lao động bình dị mà ta có thể gặp ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc - Nhân vật là hình ảnh chung, là điển hình tiêu biểu của một tập thể, một thế hệ những con người lao động xây dựng đất nước.
|