Trắc nghiệm bài Sóng - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A

    Sóng

  • B

    Người con gái trong tình yêu

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2 :

Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A

    Nghệ thuật đối lập

  • B

    So sánh

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Hoán dụ

Câu 3 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”

So sánh

Hoán dụ

Ẩn dụ

Nhân hóa

Nghệ thuật đối lập

Câu 4 :

Trong khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A

    Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải

  • B

    Cội nguồn của sóng, gió

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây đúng hay sai?

“Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lí giải được cội nguồn của tình yêu”.

Đúng
Sai
Câu 6 :

Trong khổ thơ thứ 5, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A

    Nỗi nhớ

  • B

    Tình yêu

  • C

    Niềm hạnh phúc

  • D

    Niềm mong chờ

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng về nỗi nhớ được diễn tả trong khổ thơ thứ 5:

  • A

    Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.

  • B

    Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, đi sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hau đáp án trên đều sai

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những câu thơ dưới đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

“Dẫu xuôi về phươg Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Phép điệp

Nghệ thuật đối lập

Ẩn dụ

So sánh

Nhân hóa

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Câu 10 :

Khổ thơ cuối bài thơ Sóng thể hiện:

  • A

    Khát vọng cống hiến

  • B

    Khát vọng hóa thân, bất tử hóa tình yêu

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của:

  • A

    Sóng

  • B

    Người con gái trong tình yêu

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Mở đầu khổ 1, tác giả đã nêu ra những trạng thái đối lập của con sóng: Dữ dội >< dịu êm; Ồn ào >< lặng lẽ.

=> Đây chính là hình ảnh thật của những con sóng ngoài biển khơi, cũng chính là trạng thái của người con gái trong tình yêu. Tình yêu có lúc dịu dàng, sâu lắng nhưng cũng có những lúc cuồng nhiệt, mạnh mẽ.

Câu 2 :

Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh?

  • A

    Nghệ thuật đối lập

  • B

    So sánh

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Hoán dụ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Dữ dội và dịu êm

 Ồn ào và lặng lẽ”

=> Nghệ thuật đối lập thể hiện những trạng thái đối lập của con sóng, cũng là những trạng thái đối lập của người con gái trong tình yêu.

Câu 3 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể”

So sánh

Hoán dụ

Ẩn dụ

Nhân hóa

Nghệ thuật đối lập

Đáp án

Ẩn dụ

Nhân hóa

Lời giải chi tiết :

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ

=> Để hướng tới một tình yêu rộng lớn, đích thực luôn là khát vọng của con người, cũng giống như những con sóng không chịu bó hẹp trong lòng sông mà muốn vươn ra biển cả

=> “Sóng tìm ra tận bể” là tìm thấy chính mình. Trong tình yêu của con người cũng vậy, đến với tình yêu con người mới tìm thấy chính mình và luôn tự hoàn thiện mình.

Câu 4 :

Trong khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A

    Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải

  • B

    Cội nguồn của sóng, gió

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình tượng sóng trong khổ thứ 3 và thứ 4 diễn tả bản chất của tình yêu, sự bí ẩn không thể lí giải. Điểm khởi đầu bí ẩn của sóng cũng giống như điểm khởi đầu bí ẩn của tình yêu

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?”

Câu 5 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây đúng hay sai?

“Trong khổ thơ thứ tư, nhà thơ Xuân Quỳnh đã lí giải được cội nguồn của tình yêu”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Nhân vật trữ tình tự nhận thức về tình yêu trong lòng mình, tự soi vào lòng mình để tìm lời giải đáp cho sự khởi nguồn của tình yêu để rồi “em” bằng một sự chân thành, tự nhiên và rất nữ tính:

“Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau”

=> Tình yêu đến với con người như một điều kì diệu vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhận thức và lí trí. Đó chính là điều kì diệu và bí ẩn tạo nên sức hấp dẫn vĩnh cửu của tình yêu.

Câu 6 :

Trong khổ thơ thứ 5, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  • A

    Nỗi nhớ

  • B

    Tình yêu

  • C

    Niềm hạnh phúc

  • D

    Niềm mong chờ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình tượng song diễn tả nỗi nhớ trong tình yêu ở khổ tơ thứ 5.

Câu 7 :

Chọn đáp án đúng về nỗi nhớ được diễn tả trong khổ thơ thứ 5:

  • A

    Trong khổ thơ thứ 5, nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.

  • B

    Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, đi sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hau đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được”

- Nỗi nhớ nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống.

- Tình yêu luôn đi liền với nỗi nhớ, nó bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian, ăn sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ.

=> Cái “thức” trong mơ ấy chính là sự thật nỗi lòng của người con gái đang yêu

Câu 8 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Những câu thơ dưới đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

“Dẫu xuôi về phươg Bắc

 Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

Phép điệp

Nghệ thuật đối lập

Ẩn dụ

So sánh

Nhân hóa

Đáp án

Phép điệp

Nghệ thuật đối lập

Phương pháp giải :

Dựa vào những từ được lăp lại, dành từ chỉ hướng, động từ có trong đoạn thơ, từ đó suy ra nghệ thuật được sử dụng.

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: phép điệp, nghệ thuật đối lập

=> Dù hoàn cảnh có éo le, tình yêu có gặp nhiều trắc trở thì người con gái vẫn hướng về một phương duy nhất. Khẳng định sự chung thủy trong tình yêu.

Câu 9 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau về khổ thơ thứ 8 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đúng hay sai?

“Khổ thơ thứ 8 là sự chiêm nghiệm cuả nhà thơ Xuân Quỳnh về thời gian, con người giữa thời gian và không gian ấy”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Khổ 8 là sự chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời của Xuân Quỳnh: Cuộc đời của mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

Câu 10 :

Khổ thơ cuối bài thơ Sóng thể hiện:

  • A

    Khát vọng cống hiến

  • B

    Khát vọng hóa thân, bất tử hóa tình yêu

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khổ cuối thể hiện khát vọng hóa thân, được “tan” vào sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa thật sự hạnh phúc khi hòa nhập trong biển lớn tình yêu của cộng đồng.

Khát vọng hóa thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hóa lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa cái hữu hạn và vô hạn

=> Bộc lộ khát vọng bất tử hóa tình yêu của Xuân Quỳnh để “Ngàn năm còn vỗ”.

close