Trắc nghiệm bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Phân tích Văn 12

Đề bài

Câu 1 :

Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  • A

    Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.

  • B

    Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.

  • C

    Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.

  • D

    Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

Câu 2 :

Khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào?

  • A

    Bản trường ca của rừng già

  • B

    Cô gái Di-gan man dại

  • C

    Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 3 :

Sông Hương ở vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp:

  • A

    Hùng vĩ, man dại

  • B

    Trữ tình

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4 :

Khi ra khỏi rừng, sông Hương được so sánh với hình ảnh nào:

  • A

    Một người con gái Di-gan phóng khoáng và man dại

  • B

    Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  • C

    Người tài nữ đánh đàn đêm khuya

  • D

    Như nàng Kiều trong đêm tình tự

Câu 5 :

Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Đáp án A và B

Câu 6 :

Theo tác giả, sông Hương mang "vẻ đẹp trầm mặc nhất" ở:

  • A

    Đoạn giữa lòng Trường Sơn

  • B

    Đoạn chảy chân đồi Thiên Mụ xuôi về Huế, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong cánh rừng thông u tịch.

  • C

    Đoạn vùng ngoại ô Kim Long

  • D

    Đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh

Câu 7 :

Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  • A

    Điệu slow tình cảm, trữ tình

  • B

    Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích

  • C

    Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương

  • D

    Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy

Câu 8 :

Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:

  • A

    Giang Linh

  • B

    Sông Hương

  • C

    Linh Giang

  • D

    Sông Huế

Câu 9 :

Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

  • A

    Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.

  • B

    Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.

  • C

    Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.

  • D

    Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.

Câu 10 :

Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả đã không nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.

  • B

    Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968.

  • C

    Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • D

    Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 11 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về "gặp lại" thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:

  • A

    "một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu"

  • B

    "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ...người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở."

  • C

    nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.

  • D

    người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.

Câu 12 :

Nhà thơ nào không được nhắc đến trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? khi tác giả nói về sông Hương như một “dòng thi ca” trong lịch sử văn học dân tộc?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Huy Cận

  • C

    Cao Bá Quát

  • D

    Tố Hữu

Câu 13 :

Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?

  • A

    Một mảnh trăng non

  • B

    Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo

  • C

    Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu

  • D

    Một người con gái dịu dàng của đất nước

Câu 14 :

Tác giả đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế?

  • A

    Chảy lặng tờ

  • B

    Ngập ngưng như muốn đi, muốn ở

  • C

    Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng

  • D

    Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.

  • B

    Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.

  • C

    Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.

  • D

    Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ngay câu mở đầu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, tác giả đã nêu điểm gì đặc biệt của dòng sông Hương?

  • A

    Quá trình hình thành, kiến tạo của dòng sông qua nhiều thế kỉ.

  • B

    Vẻ đẹp dữ dội, hùng tráng của dòng sông Hương ở đoạn thượng lưu.

  • C

    Những bí ẩn về hành trình của dòng sông Hương trước khi xuôi về cố đô Huế.

  • D

    Trong các dòng sông đẹp trên thế giới, chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Điểm đặc biệt của dòng sông Hương: sông Hương chỉ thuộc về một thành phố duy nhất – thành phố Huế.

Câu 2 :

Khi ở thượng nguồn, vẻ đẹp của sông Hương được so sánh với hình ảnh nào?

  • A

    Bản trường ca của rừng già

  • B

    Cô gái Di-gan man dại

  • C

    Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Khi ở thượng nguồn, sông Hương được so sánh với:

- Bản trường ca của rừng già

- Cô gái Di-gan man dại

- Người mẹ phù sa của một vùng xứ sở

Câu 3 :

Sông Hương ở vùng thượng nguồn mang vẻ đẹp:

  • A

    Hùng vĩ, man dại

  • B

    Trữ tình

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ tạo hình, gợi tả vẻ đẹp của sông Hương ở vùng thượng nguồn vừa hùng vĩ, man dại vừa trữ tình, say đắm lòng người.

Câu 4 :

Khi ra khỏi rừng, sông Hương được so sánh với hình ảnh nào:

  • A

    Một người con gái Di-gan phóng khoáng và man dại

  • B

    Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở

  • C

    Người tài nữ đánh đàn đêm khuya

  • D

    Như nàng Kiều trong đêm tình tự

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

Câu 5 :

Câu văn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”

  • A

    Nhân hóa

  • B

    So sánh

  • C

    Ẩn dụ

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nhà văn đã khéo léo so sánh sông Hương với cô gái Di-gan man dại, nhân hóa sông Hương thành một thực thể sống, có hồn.

Câu 6 :

Theo tác giả, sông Hương mang "vẻ đẹp trầm mặc nhất" ở:

  • A

    Đoạn giữa lòng Trường Sơn

  • B

    Đoạn chảy chân đồi Thiên Mụ xuôi về Huế, nơi có những lăng tẩm của vua chúa nhà Nguyễn thấp thoáng trong cánh rừng thông u tịch.

  • C

    Đoạn vùng ngoại ô Kim Long

  • D

    Đoạn từ Cồn Hến qua Vĩ Dạ rồi rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thị trấn Bao Vinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản 

Lời giải chi tiết :

Đoạn chảy qua chân đồi Thiên Mụ, xuôi về Huế:

Đó là vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bên bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà,…

Câu 7 :

Nhịp điệu chậm rãi, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với:

  • A

    Điệu slow tình cảm, trữ tình

  • B

    Những đám băng trôi trên sông Nê-va qua các cung điện Pê-téc-bua để ra biển Ban-tích

  • C

    Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya trên dòng sông Hương

  • D

    Nhưng hoa đăng bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước trong những đêm hội rằm tháng Bảy

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nhịp điệu chậm rãu, lặng tờ của dòng sông Hương khi chảy qua thành phố Huế được tác giả so sánh với điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.

Câu 8 :

Sông Hương trong sách địa dư của Nguyễn Trãi mang tên là:

  • A

    Giang Linh

  • B

    Sông Hương

  • C

    Linh Giang

  • D

    Sông Huế

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, sông Hương có tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại Việt qua những thế kỉ trung đại.

Câu 9 :

Theo tác giả văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trong môi trường nào?

  • A

    Trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các con thuyền trên dòng sông Hương.

  • B

    Trong những hội hè, đình đám của cư dân sống trên dòng sông và dân cư quần tụ đôi bờ sông Hương.

  • C

    Trong những sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cư dân đôi bờ Hương Giang.

  • D

    Trong những sáng tác của các nghệ sĩ, các bậc tao nhân mặc khách đã từng có lần đến với dòng sông Hương.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này, trong những sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân sinh sống trong các thuyền trên dòng sông Hương.

Câu 10 :

Khi viết về dòng sông Hương trong lịch sử dân tộc, tác giả đã không nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

  • A

    Thế kỉ XVIII, dòng sông Hương soi bóng xuống kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ, để rồi thế kỉ XIX, chứng kiến những cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.

  • B

    Dòng sông và thành phố Huế nhận được sự cảm thông và động viên, khích lệ của nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế trong mùa xuân Mậu Thân 1968.

  • C

    Dòng sông là chứng nhân lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • D

    Dòng sông đã chứng kiến những giờ phút huy hoàng nhất trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hoàng Phủ Ngọc Tường không nhắc đến sự kiện lịch sử “Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, giải phóng thành phố Huế, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu 11 :

Trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?, khi miêu tả đoạn sông Hương vòng về "gặp lại" thành phố Huế ở thị trấn Bao Vinh, tác giả đã so sánh dòng sông với:

  • A

    "một tiếng "vâng" không nói ra của tình yêu"

  • B

    "một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ...người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở."

  • C

    nàng Kiều sau đêm tự tình trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã.

  • D

    người tài nữ đánh khúc đàn lúc đêm khuya để giã biệt người yêu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Sông Hương đột ngột đổi dòng, gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh được Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả giống như nàng Kiều sau đêm tình tự trở lại tìm Kim Trọng để nói lời thề trước khi từ giã: “Còn non, còn nước, còn dài, còn về, còn nhớ,…”.

Câu 12 :

Nhà thơ nào không được nhắc đến trong văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? khi tác giả nói về sông Hương như một “dòng thi ca” trong lịch sử văn học dân tộc?

  • A

    Tản Đà

  • B

    Huy Cận

  • C

    Cao Bá Quát

  • D

    Tố Hữu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

“Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vọng cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan”

Câu 13 :

Hình ảnh nào sau đây trong bài kí không được dùng để diễn tả về dòng sông Hương?

  • A

    Một mảnh trăng non

  • B

    Như một tấm lụa, một tấm voan huyền ảo

  • C

    Một tiếng “vâng” không lời của tình yêu

  • D

    Một người con gái dịu dàng của đất nước

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “như một mảnh trăng non” không được Hoàng Phủ Ngọc Tường sử dụng để diễn tả dòng sông Hương.

Câu 14 :

Tác giả đã không dùng hình ảnh nào để diễn tả sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế?

  • A

    Chảy lặng tờ

  • B

    Ngập ngưng như muốn đi, muốn ở

  • C

    Mặt nước như vấn vương của một nỗi lòng

  • D

    Như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh “như sực nhớ lại một điều chưa kịp nói” không được miêu tả khi sông Hương ở trong lòng thành phố Huế.

Câu 15 :

Đáp án nào không đúng khi nói về đoạn trích bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?

  • A

    Đoạn trích thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng của nhà văn về nhiều lĩnh vực: văn hóa, địa lý, lịch sử, văn chương.

  • B

    Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và rất mực tài hoa.

  • C

    Đoạn trích thể hiện tình yêu đắm say, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với dòng sông Hương, với đất và người xứ Huế.

  • D

    Giọng điệu thông minh, sắc sảo pha lẫn sự hóm hỉnh, từng trải.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại ghi nhớ SGK

Lời giải chi tiết :

- Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí, và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội và tài hoa.

close