Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 5 Văn 8Đề bài
Câu 1 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. (Nguồn Internet) Câu 1.1
Xét về mục đích nói, câu văn “Thủ đô có ý nghĩa rất lớn.” thuộc kiểu câu gì?
Câu 1.2
Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II?
Câu 1.3
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Câu 1.4
Câu văn "Các khanh nghĩ thế nào" thực hiện hành động nói gì?
Câu 1.5
Vị vua anh minh được nhắc đến trong văn bản trên là ai?
Câu 2 :
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh) Câu 2.1
Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?
Câu 2.2
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Câu 2.3
Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ “Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”?
Câu 2.4
Từ “hao gầy” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
Câu 2.5
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Câu 3 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn: - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là... Người thầy giáo già hoảng hốt; - Thưa ngài, ngài là thống tướng... - Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào. (Nguồn: Sưu tầm) Câu 3.1
Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?
Câu 3.2
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào?
Câu 3.3
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?" thuộc kiểu câu gì?
Câu 3.4
Từ “Thưa thầy” trong câu “Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?” thuộc loại từ gì?
Câu 3.5
Đoạn trích khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây?
Câu 4 :
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007) Câu 4.1
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
Câu 4.2
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
Câu 4.3
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi”?
Câu 4.4
Các từ ngữ thác, ghềnh, đò, đất bùn thuộc trường từ vựng nào?
Câu 4.5
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “Xưa nay, thủ đô luôn là trung tâm về văn hóa, chính trị của một đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự suy thịnh của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Việc dời đô, lập đô là một vấn đề trọng đại quyết định phần nào với tới sự phát triển tương lai của đất nước. Muốn chọn vùng đất để định đô, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”.Nhà vua rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Thật cảm động một vị vua anh minh khai mở một triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc: “Dân khỏi chịu cảnh ngập lụt”. Nơi đây dân sẽ được hưởng no ấm thái bình vì“muôn vật cũng rất mực tốt tươi...”. Nhà vua đánh giá kinh đô mới “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của của đế vương muôn đời”.Chính vì thế nhà vua mới bày tỏ ý muốn:“Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?”. (Nguồn Internet) Câu 1.1
Xét về mục đích nói, câu văn “Thủ đô có ý nghĩa rất lớn.” thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Xét về mục đích nói, câu văn “Thủ đô có ý nghĩa rất lớn.” thuộc kiểu câu trần thuật. Câu 1.2
Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập II?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản Chiếu dời đô. Câu 1.3
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận. Câu 1.4
Câu văn "Các khanh nghĩ thế nào" thực hiện hành động nói gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Câu văn “Các khanh nghĩ thế nào?” thực hiện hành động hỏi. Câu 1.5
Vị vua anh minh được nhắc đến trong văn bản trên là ai?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Vị vua anh minh được nhắc đến trong văn bản trên là Lý Công Uẩn.
Câu 2 :
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Cánh cò cõng nắng qua sông Chở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn. Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa. Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha. (“Lục bát về cha"- Thích Nhuận Hạnh) Câu 2.1
Đoạn thơ trên có cùng thể thơ với văn bản nào dưới đây?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trên được viết theo thể thơ lục bát, cùng thể thơ với bài Khi con tu hú (Tố Hữu). Câu 2.2
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm. Câu 2.3
Biện pháp tu từ nổi bật nào được sử dụng trong hai câu thơ “Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn”?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Phép tu từ so sánh đặc sắc: cha - dải ngân hà; con - giọt nước sinh ra từ nguồn. Câu 2.4
Từ “hao gầy” trong bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
“Hao gầy”: miêu tả hình ảnh cha vóc dáng gầy gò, sọp đi -> đức hi sinh, tất cả vì con của cha. Câu 2.5
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn thơ đã ca ngợi tình cha đẹp đẽ, tinh túy, bao la, vĩ đại.
Câu 3 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Một vị tướng người Pháp, khi hành quân ngang qua trường học cũ của mình đã ghé thăm trường. Gặp lại thầy giáo dạy mình hồi lớp Một, ông kính cẩn: - Thưa thầy, thầy còn nhớ em không? Em là... Người thầy giáo già hoảng hốt; - Thưa ngài, ngài là thống tướng... - Không, với thầy, em vẫn là đứa học trò cũ. Em có được những thành công của ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào. (Nguồn: Sưu tầm) Câu 3.1
Ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ ba. Câu 3.2
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội nào?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Hai nhân vật đã tham gia hội thoại với những vai xã hội trên – dưới theo quan hệ địa vị xã hội. Câu 3.3
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?" thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu: "Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?" thuộc kiểu câu nghi vấn. Câu 3.4
Từ “Thưa thầy” trong câu “Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?” thuộc loại từ gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ “Thưa thầy” trong câu “Thưa thầy, thầy còn nhớ em không?” thuộc loại thán từ gọi đáp. Câu 3.5
Đoạn trích khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ nào dưới đây?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn trích khiến em liên tưởng đến câu tục ngữ Trọng thầy mới được làm thầy.
Câu 4 :
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Nắm tay tôi chôn góc phù sa sông Mã Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.
Con hến, con trai một đời nằm lệch Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.
Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp Cả những khi rổ rá đội lên đầu Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau. (Một góc phù sa, Nguyễn Minh Khiêm, NXB Hội Nhà văn, 2007) Câu 4.1
Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do. Câu 4.2
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm. Câu 4.3
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi”?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa. - Nhân hóa: tre già. Câu 4.4
Các từ ngữ thác, ghềnh, đò, đất bùn thuộc trường từ vựng nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đây đều là những từ ngữ liên quan đến sông ngòi. Câu 4.5
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Nội dung chính của đoạn thơ: Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý.
|