Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu cầu khiến Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

  • A

    Sử dụng từ cầu khiến

  • B

    Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

  • C

    Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

  • D

    Gồm cả A, B và C

Câu 2 :

Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

  • A

    Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

  • B

    Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

  • C

    Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Câu 3 :

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

  • A

    Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

  • B

    Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

  • C

    Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

  • D

    Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Câu 4 :

Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:

  • A

    Khuyên bảo

  • B

    Ra lệnh

  • C

    Yêu cầu

  • D

    Cả A, B, C

Câu 5 :

Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

  • A

    Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

  • B

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

  • C

    Bỏ rác đúng nơi quy định.

  • D

    Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Câu 6 :

Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

- Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. (1)

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?... (2)

- Việc gì còn phải chờ khi khác? (3) ... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. (4) 

  • A

    (1)

  • B

    (2)

  • C

    (3)

  • D

     (4)

Câu 7 :

Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Cậu cho tớ mượn cuốn truyện này nhé!”

  • A

    Yêu cầu

  • B

    Khuyên bảo

  • C

    Ra lệnh

  • D

    Đề nghị

Câu 8 :

Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

  • A

    Nên

  • B

    Đừng

  • C

    Không

  • D

    Hãy

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu cầu khiến?

  • A

    Sử dụng từ cầu khiến

  • B

    Sử dụng ngữ điệu cầu khiến

  • C

    Thường kết thúc câu bằng dấu chấm than

  • D

    Gồm cả A, B và C

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

Câu 2 :

Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?

  • A

    Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến

  • B

    Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị

  • C

    Dùng để van xin hoặc khuyên bảo

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,… đi, thôi, nào… hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…

Câu 3 :

Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?

  • A

    Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)

  • B

    Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)

  • C

    Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)

  • D

    Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? là câu có mục đích cầu khiến.

Câu 4 :

Câu cầu khiến: "Đừng hút thuốc nữa nhé!" dùng để:

  • A

    Khuyên bảo

  • B

    Ra lệnh

  • C

    Yêu cầu

  • D

    Cả A, B, C

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chú ý ngữ điệu câu nói

Lời giải chi tiết :

Câu cầu khiến trên dùng để khuyên bảo.

Câu 5 :

Trong những câu sau, câu nào là câu cầu khiến:

  • A

    Trời ơi! Sao nóng lâu thế?

  • B

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

  • C

    Bỏ rác đúng nơi quy định.

  • D

    Chao ôi! Một ngày vắng mẹ sao dài đằng đẵng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Bỏ rác đúng nơi quy định là câu dùng để cầu khiến.

Câu 6 :

Câu cầu khiến trong những câu dưới đây là:

- Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước. (1)

- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?... (2)

- Việc gì còn phải chờ khi khác? (3) ... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. (4) 

  • A

    (1)

  • B

    (2)

  • C

    (3)

  • D

     (4)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án.

Lời giải chi tiết :

Câu (a1) là câu cầu khiến.

Câu 7 :

Câu cầu khiến sau dùng để làm gì?

“Cậu cho tớ mượn cuốn truyện này nhé!”

  • A

    Yêu cầu

  • B

    Khuyên bảo

  • C

    Ra lệnh

  • D

    Đề nghị

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ

Lời giải chi tiết :

Câu trên có ý nghĩa đề nghị

Câu 8 :

Điền từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:

“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

  • A

    Nên

  • B

    Đừng

  • C

    Không

  • D

    Hãy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản đã học

Lời giải chi tiết :

“Nay chúng ta không làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”

close