Trắc nghiệm Phân tích chi tiết Nước Đại Việt ta Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Tác phẩm đề cao tư tưởng gì?

  • A

    Trung quân

  • B

    Ái quốc

  • C

    Nhân nghĩa 

  • D

    Tất cả các phương án trên 

Câu 2 :

Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Câu 3 :

Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?

  • A

    Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

  • B

    Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

  • C

    Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

  • D

    Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Câu 4 :

Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

  • A

    Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

  • B

    Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

  • C

    Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

  • D

    Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Câu 5 :

Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

  • A

    Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

  • B

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

  • C

    Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

  • D

    Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Câu 6 :

Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?

  • A

    Xem thường người phương Bắc  

  • B

    Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ     

  • C

    Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt

  • D

    Khiêu chiến với người phương Bắc

Câu 7 :

Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?

  • A

    Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

  • B

    Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.

  • C

    Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.

  • D

    Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

Câu 8 :

Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?

  • A

    Công lý của cuộc đời

  • B

    Sức mạnh của nước Nam

  • C

    Tinh thần của dân tộc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tác phẩm đề cao tư tưởng gì?

  • A

    Trung quân

  • B

    Ái quốc

  • C

    Nhân nghĩa 

  • D

    Tất cả các phương án trên 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm đề cao tư tưởng nhân nghĩa

Câu 2 :

Bình Ngô đại cáo được coi là áng hùng văn muôn thuở bậc nhất của văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Đúng hay sai ?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Câu 3 :

Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong Bình Ngô đại cáo?

  • A

    Nhân nghĩa là lối sống có đạo đức và giàu tình thương.

  • B

    Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

  • C

    Nhân nghĩa là trung quân, hết lòng phục vụ vua.

  • D

    Nhân nghĩa là duy trì mọi lễ giáo phong kiến.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nhân nghĩa là để yên dân, làm cho dân được sống ấm no.

Câu 4 :

Ý nào dưới đây thể hiện trình tự mà Nguyễn Trãi đưa ra để khẳng định tư cách độc lập của dân tộc ?

  • A

    Cương vực, lãnh thổ, nền văn minh, truyền thống lịch sử, chủ quyền, phong tục.

  • B

    Nền văn hiến, cương vực lãnh thổ, phong tục, truyền thống lịch sử, chủ quyền.

  • C

    Truyền thống lịch sử, nền văn hiến, chủ quyền, cương vực lãnh thổ, phong tục.

  • D

    Chủ quyền, truyền thống lịch sử, phong tục, nền văn hiến, cương vực lãnh thổ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lời thơ khẳng định chân lí về sự độc lập của dân tộc thông qua việc chứng minh đất nước ta là một đất nước có:

- Có nền văn hiến riêng

- Có lãnh thổ riêng

- Có phong tục riêng

- Có lịch sử riêng

- Có chế độ, chủ quyền riêng

Câu 5 :

Tác phẩm nào trước đó cũng đã khẳng định chủ quyền của dân tộc ta ?

  • A

    Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải

  • B

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

  • C

    Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

  • D

    Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên

Lời giải chi tiết :

Nam quốc sơn hà - Lí Thường Kiệt

Câu 6 :

Tác giả Nguyễn Trãi so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điều gì?

  • A

    Xem thường người phương Bắc  

  • B

    Khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ     

  • C

    Khẳng định nước ta có nhiều hào kiệt

  • D

    Khiêu chiến với người phương Bắc

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại các câu thơ này

Lời giải chi tiết :

Tác giả so sánh các triều đại của ta với các triều đại phương Bắc nhằm khẳng định đất nước ta cũng ngang hàng với họ

Câu 7 :

Câu nào giải thích chính xác nhất nghĩa của từ “hào kiệt” ?

  • A

    Người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

  • B

    Người có tinh thần cao thượng, hết lòng vì người khác.

  • C

    Người có ý chí mạnh mẽ, không tính toán thiệt hơn.

  • D

    Người có công trạng lớn lao đối với nhân dân, đất nước.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức từ Hán Việt để giải thích

Lời giải chi tiết :

Hào kiệt là người có tài năng, chí khí hơn hẳn người thường.

Câu 8 :

Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ trong "Nước Đại Việt ta" nhằm khẳng định điêu gì?

  • A

    Công lý của cuộc đời

  • B

    Sức mạnh của nước Nam

  • C

    Tinh thần của dân tộc

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Việc tác giả đưa ra những thất bại của kẻ thù ở cuối đoạn thơ nhằm khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc

close