Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu nghi vấn (tiếp theo) Văn 8Đề bài
Câu 1 :
Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì?
Câu 2 :
Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
Câu 3 :
Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì?
Câu 4 :
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng?
Câu 5 :
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
Câu 6 :
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì? “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”
Câu 7 :
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
Câu 8 :
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì? “Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
Câu 9 :
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để làm gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Chức năng chính của câu nghi vấn dùng để hỏi
Câu 2 :
Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn không dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc,… và không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Câu 3 :
Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Câu nghi vấn dùng để hỏi thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi
Câu 4 :
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
Câu 5 :
Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? (Nam Cao, Lão Hạc)
Đáp án : D Phương pháp giải :
Đọc kĩ ví dụ Lời giải chi tiết :
Câu nghi vấn trên nhằm bộc lộ cảm xúc.
Câu 6 :
Câu nghi vấn trong đoạn thơ dưới đây dùng để làm gì? “Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?”
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết :
Câu nghi vấn trong đoạn thơ trên bộc lộ cảm xúc tiếc nuối, thương cảm của tác giả
Câu 7 :
Câu nghi vấn nào dưới đây có chức năng đe dọa?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ các đáp án Lời giải chi tiết :
Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Là một câu đe dọa.
Câu 8 :
Câu nghi vấn sau dùng để làm gì? “Cậu có thể giúp mình giải bài toán này được không?”
Đáp án : A Phương pháp giải :
Đọc kĩ các đáp án Lời giải chi tiết :
Cầu khiến
Câu 9 :
Trong giao tiếp, nhiều khi những câu nghi vấn như “Anh ăn cơm chưa?”, “Cậu đọc sách đấy à?”, “Em đi đâu đấy?” không nhằm để hỏi. Vậy trong những trường hợp đó, câu nghi vấn dùng để làm gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Nhớ lại những trường hợp dùng những câu trên Lời giải chi tiết :
Trong nhiều trường hợp, các câu trên dùng để chào hỏi, thể hiện phép lịch sự
|