Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu ghép Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

  • A

    Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

  • B

    Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

  • C

    Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

  • D

    Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

Câu 2 :

Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??

Đúng
Sai
Câu 3 :

Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu không?

Không

Câu 4 :

Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

  • A

    Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.

  • B

    Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.

  • C

    Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.

  • D

    Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

Câu 5 :

Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??

Đúng
Sai
Câu 6 :

Giữa các vế của câu ghép, bắt buộc phải dùng từ nối, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 7 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A

    Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.

  • B

    Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.

  • C

    Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.

  • D

    Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

Câu 8 :

Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

  • A

    Mẹ đi làm và em đi học.

  • B

    Mẹ đi làm còn em đi học.

  • C

    Mẹ đi làm nhưng em đi học.

  • D

    Mẹ đi làm, em đi học.

Câu 9 :

Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A

    Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

  • B

    Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

  • C

    Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

  • D

    Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Câu 10 :

Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

  • A

    Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.

  • B

    Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

  • C

    Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.

  • D

    Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Câu 11 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A

    Tôi chạy, nó cũng chạy.

  • B

    Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

  • C

    Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

  • D

    Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Câu 12 :

Trong đoạn văn sau có câu ghép không?
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.

(Hai cây phong)

không

Câu 13 :

Đâu là câu ghép trong đoạn văn sau:
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy (4).

(Hai cây phong)

  • A

    (1) và (2)

  • B

    (3) và (2)

  • C

    (3) và (4)

  • D

    (4) và (2)

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?

  • A

    Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt

  • B

    Là câu có 2 cụm chủ vị và chúng không bao chứa nhau

  • C

    Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

  • D

    Là câu có 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu ghép là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau

Câu 2 :

Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Có 2 cách nối câu ghép

Câu 3 :

Các quan hệ từ có góp phần vào việc biểu thị sắc thái ý nghĩa khác nhau trong việc đánh giá sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu không?

Không

Đáp án

Không

Lời giải chi tiết :

Câu 4 :

Thế nào là hai cụm chủ vị bao chứa nhau?

  • A

    Hai cụm chủ vị đó phải tạo nên một câu ghép.

  • B

    Hai cụm chủ vị mà cụm chủ vị này nằm trong cụm chủ vị kia và cụm chủ vị kia bao hàm cụm chủ vị này.

  • C

    Hai cụm chủ vị quan hệ song song và bình đẳng với nhau trong câu.

  • D

    Hai cụm chủ vị độc lập với nhau, không có quan hệ về mặt ngữ pháp.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em nhớ lại kiến thức đã học ở các lớp dưới.

Lời giải chi tiết :

B là đáp án đúng

Câu 5 :

Có 3 cách nối các vế câu ghép, đúng hay sai??

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Giữa các vế của câu ghép, khi không có từ nối, người ta dùng các dấu câu.

Câu 6 :

Giữa các vế của câu ghép, bắt buộc phải dùng từ nối, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Giữa các vế của câu ghép, khi không có từ nối, người ta dùng các dấu câu.

Câu 7 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A

    Hôm nay tôi đi học còn Nam đi chơi thể thao.

  • B

    Hôm nay tôi đi học và Nam đi chơi thể thao.

  • C

    Hôm nay tôi đi học, Nam đi chơi thể thao.

  • D

    Hôm nay tôi đi học và đi chơi thể thao.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét xem các câu trên có đủ 1 vế không

Lời giải chi tiết :

Câu D là một câu đơn

Câu 8 :

Hai câu đơn: “Mẹ đi làm. Em đi học” được biến đổi thành một câu ghép. Câu ghép nào dưới đây không hợp lý về mặt ý nghĩa?

  • A

    Mẹ đi làm và em đi học.

  • B

    Mẹ đi làm còn em đi học.

  • C

    Mẹ đi làm nhưng em đi học.

  • D

    Mẹ đi làm, em đi học.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc các câu lên và xem câu nào chưa hợp lí

Lời giải chi tiết :

Mẹ đi làm nhưng em đi học là câu nói chưa hợp lí.

Câu 9 :

Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • A

    Người lớn hút thuốc trước mặt trẻ em, lấy điếu thuốc làm một cử chỉ cho biểu tượng quý trọng chính là đẩy con em vào con đường phạm pháp.

  • B

    Quân Triều đình đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.

  • C

    Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc.

  • D

    Những vườn hoa, cây cảnh, những vườn chè, vườn cây ăn quả của Huế xanh mướt như những viên ngọc.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ kiến thức câu ghép, đọc và chọn đáp án có 2 vế câu

Lời giải chi tiết :

Câu C có 2 vế câu
Quân Triều đình // đã đốt rừng để giết chết người thủ lĩnh nghĩa quân đó, cuộc khở nghĩa // bị dập tắt.

Câu 10 :

Khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu?

  • A

    Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.

  • B

    Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu.

  • C

    Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.

  • D

    Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Từ định nghĩa và những ví dụ đã làm, em suy nghĩ và chọn đáp án thích hợp

Lời giải chi tiết :

Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu là cơ sở chủ yếu để phân loại câu ghép.

Câu 11 :

Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

  • A

    Tôi chạy, nó cũng chạy.

  • B

    Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.

  • C

    Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.

  • D

    Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em xét xem câu nào không có 2 vế

Lời giải chi tiết :

Câu B chỉ có 1 chủ ngữ là Dần = không phải câu ghép.

Câu 12 :

Trong đoạn văn sau có câu ghép không?
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn. Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình. Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy.

(Hai cây phong)

không

Đáp án

không

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trên xem có câu ghép không

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có chứa câu ghép

Câu 13 :

Đâu là câu ghép trong đoạn văn sau:
Phía trên làng tôi, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong lớn (1). Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình (2). Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên, chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi (3). Thậm chí tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu, hay vì do có liên quan đến nghề hoạ sĩ của tôi, - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy (4).

(Hai cây phong)

  • A

    (1) và (2)

  • B

    (3) và (2)

  • C

    (3) và (4)

  • D

    (4) và (2)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn trên xem câu nào là câu ghép

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên có chứa câu ghép là câu (3) và (4)

close