Trắc nghiệm Tổng hợp các đề đọc hiểu phần 2 Văn 8Đề bài Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh) Câu 1
Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?
Câu 2
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Câu 3
Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 4
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Câu 5
Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người hỏi nhà hiền triết: - Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? Nhà hiền triết trả lời: - Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới) Câu 6
Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?
Câu 7
Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?
Câu 8
Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?
Câu 9
Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?
Câu 10
Bài học rút ra từ câu nói của nhà hiền triết là gì?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 11
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 12
Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?
Câu 13
Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già?
Câu 14
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ?
Câu 15
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “...Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.” (“Lời ru của mẹ” - Trương Nam Hương) Câu 16
Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?
Câu 17
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Câu 18
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Câu 19
Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho điều gì?
Câu 20
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Lời giải và đáp án Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: .... “Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu (“Nhớ con sông quê hương” Tế Hanh) Câu 1
Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đoạn trên được viết theo thể thơ tự do. Câu 2
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3
Biện pháp tu từ nào không được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. - Đảo ngữ: Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu/ Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy. - Điệp ngữ: Khi, tụm, ôm, vào. - Nhân hóa: Sông mở, ôm. => Biện pháp nói quá không được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Văn bản thể hiện tình cảm xúc động, sâu nặng thiêng liêng với quê hương, bạn bè. Câu 5
Văn bản nào dưới đây cũng là sáng tác của nhà thơ Tế Hanh?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Quê hương là sáng tác của Tế Hanh Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Một người hỏi nhà hiền triết: - Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên? Nhà hiền triết trả lời: - Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên. (Theo: Truyện ngụ ngôn lừng danh thế giới) Câu 6
Xét theo mục đích nói, câu “Cái gì nên nhớ và cái gì nên quên?” thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Câu 7
Câu trả lời của nhà hiền triết thực hiện hành động nói gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Câu trả lời của nhà hiền triết “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ. Còn nếu anh làm điều tốt cho mọi người thì anh nên quên.” thực hiện hành động nói khuyên bảo. Câu 8
Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : B Phương pháp giải :
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn cuối. Lời giải chi tiết :
Xét theo cấu tạo, câu văn “Nếu mọi người làm điều tốt cho anh thì anh nên nhớ” thuộc kiểu câu ghép. Nếu mọi người / làm điều tốt cho anh thì anh / nên nhớ CN1 VN1 CN2 VN2 Câu 9
Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc loại từ gì?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Các từ “nhớ” và “quên” trong văn bản thuộc động từ. Câu 10
Bài học rút ra từ câu nói của nhà hiền triết là gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Lời nói của nhà hiền triết có hai ý: nhắc nhở về sự biết ơn, nhận điều tốt từ người khác không thể không ghi nhớ; nhắc nhở khi làm ơn, làm điều tốt cho người khác thì phải trong sáng, vô tư, không vụ lợi. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 11
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự. Câu 12
Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
- Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình trên cây si già. Câu 13
Biện pháp tu từ nào được sử dụng khi khắc họa cây si già?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Biện pháp tu từ nhân hóa cây si già. Câu 14
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: Tên cậu là gì nhỉ?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Tên cậu là gì nhỉ? - Kiểu câu: câu nghi vấn. - Chức năng: dùng để hỏi. Câu 15
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Đoạn trích gợi đến suy nghĩ về sự vô cảm của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “...Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.” (“Lời ru của mẹ” - Trương Nam Hương) Câu 16
Thể thơ của đoạn thơ trên là gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đoạn trên được viết theo thể thơ sáu chữ. Câu 17
Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả, biểu cảm. Câu 18
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Biện pháp nhân hóa được sử dụng trong câu thơ (thời gian chạy). Câu 19
Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho điều gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Từ “bay xa” trong câu thơ “Lớn rồi con sẽ bay xa” ẩn dụ cho ước mơ và khát khao mà người con vươn tới khi trưởng thành. Câu 20
Nội dung chính của đoạn thơ trên là?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Văn bản bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ của người con về mẹ. Đó là lòng biết ơn vô hạn của con về công lao của mẹ.
|