Trắc nghiệm Lý thuyết về Câu cảm thán Văn 8

Đề bài

Câu 1 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?

  • A

    Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

  • B

    Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.

  • C

    Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.

  • D

    Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

Câu 2 :

Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?

  • A

    Câu nghi vấn

  • B

    Câu cảm thán

  • C

    Câu cầu khiến

  • D

    Câu trần thuật

Câu 3 :

Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

  • A

    Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.

  • B

    Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...

  • C

    Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...

  • D

    Ai, gì, nào, à, ư, hả...

Câu 4 :

Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A

    Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều

         Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.

  • B

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

  • C

    Ai làm cho bể kia đầy

         Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

  • D

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu 5 :

Trong các câu sau câu nào KHÔNG phải là câu cảm thán?

  • A

     Thương thay cũng một kiếp người!

  • B

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

  • C

    Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

  • D

    Một người đã khóc vì trót lừa một con chó

Câu 6 :

Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?

  • A

    Tôi rất yêu mẹ của tôi

  • B

    Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

  • C

     Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.

  • D

    Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

Câu 7 :

Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.

  • A

    Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa

  • B

    Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?

  • C

    Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Câu 8 :

Từ cảm thán nào có thể điền được vào chỗ trống trong câu sau:

“Cô đơn…… là cảnh thân tù!”.

  • A

     thay

  • B

    hỡi ơi

  • C

    trời ơi

  • D

    ôi

Câu 9 :

Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?

  • A

    Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)

  • B

    Hỡi ơi Lão Hạc! (Nam Cao)

  • C

    Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)

  • D

    Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)

Câu 10 :

Câu nào dưới đây là câu cảm thán?

  • A

    Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?

  • B

    Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.

  • C

    Anh nên đi sớm đi thì hơn.

  • D

    Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết câu cảm thán ?

  • A

    Sử dụng từ ngữ nghi vấn và dấu chấm hỏi ở cuối câu.

  • B

    Sử dụng ngữ điệu cầu khiến và dấu chấm than ở cuối câu.

  • C

    Sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.

  • D

    Không có dấu hiệu hình thức đặc trưng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu cảm thán là câu sử dụng từ ngữ cảm thán và dấu hiệu chấm than ở cuối câu.

Câu 2 :

Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày ?

  • A

    Câu nghi vấn

  • B

    Câu cảm thán

  • C

    Câu cầu khiến

  • D

    Câu trần thuật

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu câu đã học

Lời giải chi tiết :

Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày.

Câu 3 :

Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?

  • A

    Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào.

  • B

    Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi...

  • C

    Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...

  • D

    Ai, gì, nào, à, ư, hả...

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi... đều là từ cảm thán

Câu 4 :

Trong các câu sau, câu nào không phải câu cảm thán?

  • A

    Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều

         Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu.

  • B

    Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!

  • C

    Ai làm cho bể kia đầy

         Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

  • D

    Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các phương án đã cho

Lời giải chi tiết :

Ai làm cho bể kia đầy

     Cho ao kia cạn cho gầy cò con.

Câu 5 :

Trong các câu sau câu nào KHÔNG phải là câu cảm thán?

  • A

     Thương thay cũng một kiếp người!

  • B

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?

  • C

    Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!

  • D

    Một người đã khóc vì trót lừa một con chó

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xét về nghĩa và dấu hiệu trong câu

Lời giải chi tiết :

Một người đã khóc vì trót lừa một con chó! không phải là một câu cảm thán.

Câu 6 :

Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc trước tình cảm của một người thân dành cho mình?

  • A

    Tôi rất yêu mẹ của tôi

  • B

    Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

  • C

     Mẹ luôn quan tâm, chăm sóc tôi.

  • D

    Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho chúng tôi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các phương án

Lời giải chi tiết :

Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi! Là câu cảm thán bộc lộ trực tiếp tình cảm của người nói.

Câu 7 :

Câu nào sau đây là câu bộc lộ cảm xúc khi nhìn thấy mặt trời mọc.

  • A

    Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa

  • B

    Cậu có đi cùng tớ xem mặt trời mọc không?

  • C

    Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng!

  • D

    Cả A, B, C đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các phương án đã cho

Lời giải chi tiết :

Ôi, mặt trời lúc bình minh thật huy hoàng! Là một câu cảm thán.

Câu 8 :

Từ cảm thán nào có thể điền được vào chỗ trống trong câu sau:

“Cô đơn…… là cảnh thân tù!”.

  • A

     thay

  • B

    hỡi ơi

  • C

    trời ơi

  • D

    ôi

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thử thay từng từ và chọn đáp án đúng nhất.

Lời giải chi tiết :

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Câu 9 :

Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán?

  • A

    Thế thì con biết làm thế nào được! (Ngô Tất Tố)

  • B

    Hỡi ơi Lão Hạc! (Nam Cao)

  • C

    Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào! (Trần Quốc Tuấn)

  • D

    Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! (Tố Hữu)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án

Lời giải chi tiết :

Thế thì con biết làm thế nào được! không phải là câu cảm thán.

Câu 10 :

Câu nào dưới đây là câu cảm thán?

  • A

    Cậu có thể giúp mình mở cửa được không?

  • B

    Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này.

  • C

    Anh nên đi sớm đi thì hơn.

  • D

    Mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Than ôi! Sao số cụ lại khổ thế này. Là câu cảm thán.

close