Trắc nghiệm Lý thuyết về trạng ngữ Văn 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Trạng ngữ là gì?

  • A

    Là thành phần chính của câu

  • B

    Là thành phần phụ của câu

  • C

    là biện pháp tu từ trong câu

  • D

    Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 2 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D

    Theo mục đích nói của câu

Câu 3 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B

    Khi ấy

  • C

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D

    Cả A, B, C đều sai.

Câu 5 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 6 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D

     Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 7 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A

     Câu a

  • B

    Câu b

  • C

    Câu c

  • D

    Câu d

Câu 8 :

Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  • A

    Danh từ, động từ, tính từ

  • B

    Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

  • C

    Các quan hệ từ

  • D

    Cả A và B đều đúng

Câu 9 :

Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  • A

    Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.

  • B

    Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

  • C

    Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu

  • D

    Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.

Câu 10 :

Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

    (Phan Bội Châu)

  • A

    Đêm hôm lễ đại khách

  • B

    Từ đó

  • C

    Khi vào làng này

  • D

    Nhân lúc say mà cướp anh đi

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trạng ngữ là gì?

  • A

    Là thành phần chính của câu

  • B

    Là thành phần phụ của câu

  • C

    là biện pháp tu từ trong câu

  • D

    Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu

Câu 2 :

Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào?

  • A

    Theo các nội dung mà chúng biểu thị

  • B

    Theo vị trí của chúng trong câu

  • C

    Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

  • D

    Theo mục đích nói của câu

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại các trạng ngữ

Lời giải chi tiết :

Có thể phân loại trạng ngữ theo các nội dung mà chúng biểu thị

Câu 3 :

Trong câu, trạng ngữ thường được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy. Đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

Câu 4 :

Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A

    Dần đi ở từ năm chửa mười hai

  • B

    Khi ấy

  • C

    Đầu nó còn để hai trái đào

  • D

    Cả A, B, C đều sai.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn trên

Lời giải chi tiết :

Khi ấy chính là trạng ngữ của câu.

Câu 5 :

Trạng ngữ “Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A

    Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B

    Mục đích của hành động được nói đến trong câu

  • C

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D

    Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trên biểu thị nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 6 :

Trạng ngữ “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì?

  • A

    Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • B

    Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

  • C

    Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

  • D

     Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ câu văn và chọn đáp án đúng nhất

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ trong câu trên chỉ cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 7 :

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].

   (Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

   (Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

   (Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

  • A

     Câu a

  • B

    Câu b

  • C

    Câu c

  • D

    Câu d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ các câu đã cho

Lời giải chi tiết :

Câu B là câu có trạng ngữ “mùa xuân”

Câu 8 :

Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?

  • A

    Danh từ, động từ, tính từ

  • B

    Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ

  • C

    Các quan hệ từ

  • D

    Cả A và B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức ở bài trước

Lời giải chi tiết :

 A và B là đáp án đúng

Câu 9 :

Trạng ngữ không được dùng để làm gì?

  • A

    Chỉ nguyên nhân, mục đích của hành động được nói đến trong câu.

  • B

    Chỉ thời gian và nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

  • C

    Chỉ phương tiện và cách thức của hành động được nói đến trong câu

  • D

    Chỉ chủ thể hành động được nói đến trong câu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trạng ngữ có những công dụng như sau:

- Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác;

- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.v

Câu 10 :

Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khoẻ, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để người ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây.

    (Phan Bội Châu)

  • A

    Đêm hôm lễ đại khách

  • B

    Từ đó

  • C

    Khi vào làng này

  • D

    Nhân lúc say mà cướp anh đi

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Đọc kĩ văn bản và các đáp án đã cho

Lời giải chi tiết :

Nhân lúc say mà cướp anh đi không phải là trạng ngữ

close