Trắc nghiệm Lý thuyết về dấu phẩy Văn 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về dấu phẩy:

  • A

    Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

  • B

    Đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc.

  • C

    Đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.

  • D

    Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại.

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Dấu phẩy được đặt ở cuối câu”

Đúng
Sai
Câu 3 :

Một câu bao gồm:

Một dấu phẩy

Nhiều dấu phẩy

Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 4 :

Dấu phẩy kí hiệu là:

  • A

    ;

  • B

    ?

  • C

    !

  • D

    ,

Câu 5 :

Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?

  • A

    Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

  • B

    Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

  • C

    Thông báo câu đã kết thúc.

  • D

    Tách các vế câu ghép.

Câu 6 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi đọc, thời gian ngắt hơi của dấu phẩy bằng thời gian ngắt hơi dấu chấm”.

Đúng
Sai
Câu 7 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

(Thép Mới)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Câu 8 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.

 (Hồ Chí Minh)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Câu 9 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

(Hồ Chí Minh)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Câu 10 :

Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy?

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Chọn khái niệm đúng về dấu phẩy:

  • A

    Là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

  • B

    Đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc.

  • C

    Đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.

  • D

    Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác hoặc được dẫn lại.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dấu phẩy là một dấu câu được dùng để ngắt quãng câu hoặc để thêm một ý khác vào trong câu, hoặc dùng để chia tách các yếu tố trong một danh sách.

Câu 2 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Dấu phẩy được đặt ở cuối câu”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu.

Câu 3 :

Một câu bao gồm:

Một dấu phẩy

Nhiều dấu phẩy

Cả hai đáp án trên đều đúng

Đáp án

Cả hai đáp án trên đều đúng

Lời giải chi tiết :

Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy.

Câu 4 :

Dấu phẩy kí hiệu là:

  • A

    ;

  • B

    ?

  • C

    !

  • D

    ,

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Dấu phẩy (,)

Câu 5 :

Đáp án nào dưới đây không phải công dụng của dấu phẩy trong câu?

  • A

    Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

  • B

    Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

  • C

    Thông báo câu đã kết thúc.

  • D

    Tách các vế câu ghép.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dấu phẩy có những công dụng sau:

- Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

- Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

- Tách các vế câu ghép.

- Tạo nhịp điệu cho câu

Câu 6 :

Nội dung sau đúng hay sai?

“Khi đọc, thời gian ngắt hơi của dấu phẩy bằng thời gian ngắt hơi dấu chấm”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Sai

- Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm).

Câu 7 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”

(Thép Mới)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Đáp án

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Phương pháp giải :

 Em xem lại chức năng của dấu phẩy

Lời giải chi tiết :

Tác dụng dấu phẩy: Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Câu 8 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi.

 (Hồ Chí Minh)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Đáp án

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Phương pháp giải :

Em xem lại chức năng của dấu phẩy

Lời giải chi tiết :

Tác dụng dấu phẩy: Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Câu 9 :

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

(Hồ Chí Minh)

Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau.

Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu.

Tách các vế câu ghép

Đáp án

Tách các vế câu ghép

Phương pháp giải :

Em xem lại chức năng của dấu phẩy

Lời giải chi tiết :

Tác dụng dấu phẩy: Tách các vế câu ghép

Câu 10 :

Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu phẩy?

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Tiếng mưa rơi, lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy, lép nhép.

Đáp án

Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

Phương pháp giải :

Em xem lại chức năng của dấu phẩy và đọc lại câu

Lời giải chi tiết :

Câu đúng: Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

close