Trắc nghiệm Lý thuyết về đại từ Văn 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Đại từ là gì?

  • A

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 2 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A

    2 loại

  • B

    3 loại

  • C

    4 loại

  • D

    5 loại

Câu 3 :

Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

  • A

    Để hỏi

  • B

    Để trỏ số lượng

  • C

    Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

  • D

    Để hỏi về người, sự vật

Câu 5 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A

    Mình, ta

  • B

    Hoa, người

  • C

    Nhớ

  • D

    Về

Câu 6 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A

    Ai

  • B

    Chúng tôi, ai

  • C

    Chúng tôi

  • D

    Cũng

Câu 7 :

Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”?

  • A

    Đã

  • B

    Bấy lâu

  • C

    Bác

  • D

    Trẻ

Câu 8 :

Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng dại mà bán đi”

  • A

    Động từ

  • B

    Phó từ

  • C

    Danh từ

  • D

    Tính từ

Câu 9 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A

    Tôi

  • B

    Tôi, nó

  • C

    Tôi, Kiều Phương

  • D

    Nó, Mèo

Câu 10 :

Trong câu “Tôi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

  • A

    Ngôi thứ hai

  • B

    Ngôi thứ ba số ít

  • C

    Ngôi thứ nhất số nhiều

  • D

    Ngôi thứ nhất số ít

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đại từ là gì?

  • A

    Dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

  • B

    Đại từ là những từ sử dụng để gọi tên người, sự vật, hoạt động

  • C

    Đại từ là từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của sự vật hiện tượng

  • D

    Cả 3 đáp án trên đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đại từ dùng để chỉ người, sự vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi

Câu 2 :

Có mấy loại đại từ dùng để trỏ?

  • A

    2 loại

  • B

    3 loại

  • C

    4 loại

  • D

    5 loại

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có 3 loại đại từ chính: trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô); đại từ trỏ số lượng và đại từ trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 3 :

Đại từ “bao nhiêu, mấy” là đại từ để trỏ người, sự vật đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

bao nhiêu, mấy là đại từ để hỏi

Câu 4 :

Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng làm gì?

  • A

    Để hỏi

  • B

    Để trỏ số lượng

  • C

    Để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

  • D

    Để hỏi về người, sự vật

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đại từ “sao, thế nào” là đại từ dùng để hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc

Câu 5 :

Xác định đại từ có trong câu “Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người” là?

  • A

    Mình, ta

  • B

    Hoa, người

  • C

    Nhớ

  • D

    Về

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đọc kĩ xem từ nào là từ xưng hô

Lời giải chi tiết :

“Mình, ta” là hai đại từ dùng để xưng hô

Câu 6 :

Xác định đại từ trong câu sau: “Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ”?

  • A

    Ai

  • B

    Chúng tôi, ai

  • C

    Chúng tôi

  • D

    Cũng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Chúng tôi” và "ai" là đại từ trong câu trên

Câu 7 :

Xác định đại từ trỏ người trong ví dụ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà/ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”?

  • A

    Đã

  • B

    Bấy lâu

  • C

    Bác

  • D

    Trẻ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

“Bác” là địa từ xưng hô

Câu 8 :

Từ loại dùng làm từ ngữ xưng hô trong đoạn trích sau là gì?

Phú nông gần đất xa trời

Họp riêng con lại, nói lời thiết tha

Rằng: “Ruộng đất ông cha để lại

Các con đừng dại mà bán đi”

  • A

    Động từ

  • B

    Phó từ

  • C

    Danh từ

  • D

    Tính từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô và từ loại để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Từ ngữ xưng hô: con – danh từ

Câu 9 :

Tìm đại từ trong câu “Em gái tôi tên là Kiều Phương, nhưng tôi quen gọi nó là Mèo bởi vì mặt nó luôn bị chính nó bôi bẩn”?

  • A

    Tôi

  • B

    Tôi, nó

  • C

    Tôi, Kiều Phương

  • D

    Nó, Mèo

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đại từ xưng hô để tìm ra đáp án

Lời giải chi tiết :

Câu trên sử dụng đại từ “tôi”, “nó”

Câu 10 :

Trong câu “Tôi đứng oai vệ”, đại từ “tôi” thuộc ngôi thứ mấy?

  • A

    Ngôi thứ hai

  • B

    Ngôi thứ ba số ít

  • C

    Ngôi thứ nhất số nhiều

  • D

    Ngôi thứ nhất số ít

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về các ngôi kể

Lời giải chi tiết :

“Tôi” thuộc ngôi thứ nhất số ít

close