Trắc nghiệm Lý thuyết về cụm tính từ Văn 6 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Cụm tính từ gồm mấy thành phần?

  • A

    Một tập hợp từ gồm tính từ chính, từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau

  • B

    Tập hợp một số từ, có các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí..)chị sự phủ định (không, chưa, chẳng…)

  • C

    Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 2 :

Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?

  • A

    Vị ngữ trong câu

  • B

    Chủ ngữ trong câu

  • C

    Trạng ngữ trong câu

  • D

    Bổ ngữ trong câu

Câu 3 :

Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, lắm, quá…để tạo thành cụm tính từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Câu 4 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 5 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Câu 6 :

Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?

  • A

    Từ ghép

  • B

    Từ láy

  • C

    Tính từ (Từ láy tượng hình)

  • D

    Từ đơn

Câu 7 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A

    Vui vẻ chạy đi

  • B

    Vừa làm vừa hát

  • C

    Vui lắm

  • D

    Không có cụm tính từ

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ không có đầy đủ cấu trúc ba phần?

  • A

    Vẫn còn khỏe mạnh lắm

  • B

    Rất chăm chỉ làm việc

  • C

    Còn trẻ khỏe

  • D

     Đang vui như hội

Câu 9 :

Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  • A

    Tươi tốt

  • B

     Làm việc

  • C

    Cần mẫn

  • D

    Dũng cảm

Câu 10 :

Tính từ là gì?

  • A

    Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

  • B

    Có thể trực tiếp làm vị ngữ

  • C

    Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cụm tính từ gồm mấy thành phần?

  • A

    Một tập hợp từ gồm tính từ chính, từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau

  • B

    Tập hợp một số từ, có các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí..)chị sự phủ định (không, chưa, chẳng…)

  • C

    Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Gồm 3 phần, phụ ngữ trước, tính từ chính, phụ ngữ sau

Câu 2 :

Cụm tính từ thường đảm nhận chức vụ gì trong câu?

  • A

    Vị ngữ trong câu

  • B

    Chủ ngữ trong câu

  • C

    Trạng ngữ trong câu

  • D

    Bổ ngữ trong câu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Cụm tình từ thường giữ vị trí là vị ngữ trong câu.

Câu 3 :

Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, lắm, quá…để tạo thành cụm tính từ, đúng hay sai?

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Các từ rất, hơi, lắm, quá… kết hợp với tính từ tạo thành cụm tính từ

Câu 4 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Có mấy tính từ trong đoạn trích trên?

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ từng câu và chọn lọc các tính từ.

Lời giải chi tiết :

Tính từ: bóng mỡ, ưa nhìn, to, bướng, đen nhánh

Câu 5 :

Cho đoạn văn sau: “Lúc đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

Đoạn văn trên có mấy cụm tính từ

  • A

    2

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chú ý những câu chứa tính từ và xét xem có cụm tính từ tương ứng không.

Lời giải chi tiết :

Cụm tính từ: rất ưa nhìn, rất bướng

Câu 6 :

Các tính từ như “chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn” còn thuộc loại từ nào?

  • A

    Từ ghép

  • B

    Từ láy

  • C

    Tính từ (Từ láy tượng hình)

  • D

    Từ đơn

Đáp án : C

Phương pháp giải :

 Đọc kĩ các đáp án và xét xem các từ thuộc loại nào

Lời giải chi tiết :

Các từ này đều là từ láy tượng hình, cũng là tính từ

Câu 7 :

Tìm cụm tính từ được sử dụng trong câu sau: “Xong, nó vui vẻ chạy đi làm những việc bố mẹ tôi phân công, vừa làm vừa hát có vẻ vui lắm.”

  • A

    Vui vẻ chạy đi

  • B

    Vừa làm vừa hát

  • C

    Vui lắm

  • D

    Không có cụm tính từ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ ví dụ và chọn đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Vui lắm là cụm tính từ trong câu trên.

Câu 8 :

Tìm cụm tính từ không có đầy đủ cấu trúc ba phần?

  • A

    Vẫn còn khỏe mạnh lắm

  • B

    Rất chăm chỉ làm việc

  • C

    Còn trẻ khỏe

  • D

     Đang vui như hội

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại cấu trúc 3 phần của cụm tính từ

Lời giải chi tiết :

Cấu trúc của cụm tính từ "Còn trẻ khỏe" không có đủ cấu trúc ba phần, còn lại các cụm từ đã cho đều có đầy đủ cấu trúc 3 phần.

Câu 9 :

Từ nào dưới đây không phải là tính từ?

  • A

    Tươi tốt

  • B

     Làm việc

  • C

    Cần mẫn

  • D

    Dũng cảm

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn lọc từ không phải tính từ

Lời giải chi tiết :

Làm việc là động từ

Câu 10 :

Tính từ là gì?

  • A

    Tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

  • B

    Có thể trực tiếp làm vị ngữ

  • C

    Có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, sẽ, không, chưa, chẳng…

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

- Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế.

- Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

close