Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 1.2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • B.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • C.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • D.
    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Câu 1.3

Đại từ nào dùng để nói về trẻ em trong đoạn trích?

  • A.
    Các em
  • B.
    Em bé
  • C.
    Chúng
  • D.
    Bọn nó
Câu 1.4

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Chơi chữ
  • D.
    Điệp từ
Câu 1.5

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 

  • A.
    Sự khẳng định quyền được sống và phát triển của trẻ em
  • B.
    Niềm xót thương của tác giả dành cho trẻ em
  • C.
    Biện pháp để trẻ em có cuộc sống tốt hơn
  • D.
    Cả ba phương án trên
Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2.1

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

  • A.
    Mở đầu
  • B.
    Sự thách thức
  • C.
    Cơ hội
  • D.
    Nhiệm vụ
Câu 2.2

Trong văn bản trên, tác giả đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

  • A.
    Được bảo vệ quyền lợi và sống trong hòa bình
  • B.
    Chịu nhiều bất hạnh của hoàn cảnh sống
  • C.
    Được nuôi dạy trong những môi trường tốt
  • D.
    Được thỏa sức theo đuổi sở thích, đam mê của mình
Câu 2.3

Xét theo mục đích nói, câu: “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Trần thuật
  • B.
    Cầu khiến
  • C.
    Cảm thán
  • D.
    Nghi vấn
Câu 2.4

Đoạn văn được trình bày theo cách lập luận nào?

  • A.
    Diễn dịch
  • B.
    Quy nạp
  • C.
    Tổng phân hợp
  • D.
    Song hành
Câu 2.5

Điểm nào dưới đây không được tác giả nhắc đến khi nói về những khó khăn của trẻ em?

  • A.
    Nạn nhân của chiến tranh
  • B.
    Phải từ bỏ gia đình, cội rễ
  • C.
    Nạn nhân của bóc lột
  • D.
    Nạn nhân của phân biệt giới tính
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...].

Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Văn bản chứa đoạn trích trên là sáng tác của nước nào?

  • A.
    Mỹ
  • B.
    Pháp
  • C.
    Nhật Bản
  • D.
    Việt Nam
Câu 3.2

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

  • A.
    Ngắm trăng
  • B.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • C.
    Tôi đi học
  • D.
    Nhớ rừng
Câu 3.3

Theo tác giả, các trẻ em trên thế giới có đặc điểm gì?

  • A.
    Không được giáo dục nên nhiều đứa trẻ hư hỏng
  • B.
    Nhanh nhạy, thông minh hơn các thế hệ trước
  • C.
    Trong trắng, dễ bị tổn thương và bị phụ thuộc
  • D.
    Tất cả các phương án trên
Câu 3.4

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp”?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Điệp từ
Câu 3.5

Câu thơ “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” của ai?

  • A.
    Nguyễn Trãi
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Hồ Chí Minh
  • D.
    Phạm Văn Đồng

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 1.2

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

  • A.
    Phong cách Hồ Chí Minh
  • B.
    Đức tính giản dị của Bác Hồ
  • C.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • D.
    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Câu 1.3

Đại từ nào dùng để nói về trẻ em trong đoạn trích?

  • A.
    Các em
  • B.
    Em bé
  • C.
    Chúng
  • D.
    Bọn nó

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đại từ “chúng” được lặp lại nhiều lần để chỉ trẻ em được nhắc đến trong văn bản.

Câu 1.4

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Liệt kê
  • C.
    Chơi chữ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ liệt kê: vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

Câu 1.5

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 

  • A.
    Sự khẳng định quyền được sống và phát triển của trẻ em
  • B.
    Niềm xót thương của tác giả dành cho trẻ em
  • C.
    Biện pháp để trẻ em có cuộc sống tốt hơn
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Sự khẳng định quyền được sống và phát triển của trẻ em.

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2.1

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

  • A.
    Mở đầu
  • B.
    Sự thách thức
  • C.
    Cơ hội
  • D.
    Nhiệm vụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích trong phần “Sự thách thức”.

Câu 2.2

Trong văn bản trên, tác giả đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

  • A.
    Được bảo vệ quyền lợi và sống trong hòa bình
  • B.
    Chịu nhiều bất hạnh của hoàn cảnh sống
  • C.
    Được nuôi dạy trong những môi trường tốt
  • D.
    Được thỏa sức theo đuổi sở thích, đam mê của mình

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Thực tế cuộc sống trẻ em: Chịu nhiều bất hạnh của hoàn cảnh sống.

Câu 2.3

Xét theo mục đích nói, câu: “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Trần thuật
  • B.
    Cầu khiến
  • C.
    Cảm thán
  • D.
    Nghi vấn

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Câu trên thuộc câu trần thuật.

Câu 2.4

Đoạn văn được trình bày theo cách lập luận nào?

  • A.
    Diễn dịch
  • B.
    Quy nạp
  • C.
    Tổng phân hợp
  • D.
    Song hành

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch: câu chủ đề nằm đầu đoạn.

Câu 2.5

Điểm nào dưới đây không được tác giả nhắc đến khi nói về những khó khăn của trẻ em?

  • A.
    Nạn nhân của chiến tranh
  • B.
    Phải từ bỏ gia đình, cội rễ
  • C.
    Nạn nhân của bóc lột
  • D.
    Nạn nhân của phân biệt giới tính

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nạn nhân của phân biệt giới tính không được tác giả nhắc đến trong bài.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...].

Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Văn bản chứa đoạn trích trên là sáng tác của nước nào?

  • A.
    Mỹ
  • B.
    Pháp
  • C.
    Nhật Bản
  • D.
    Việt Nam

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản của Việt Nam.

Câu 3.2

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

  • A.
    Ngắm trăng
  • B.
    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • C.
    Tôi đi học
  • D.
    Nhớ rừng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trên được viết theo thể loại văn bản nhật dụng, cùng thể loại với văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 3.3

Theo tác giả, các trẻ em trên thế giới có đặc điểm gì?

  • A.
    Không được giáo dục nên nhiều đứa trẻ hư hỏng
  • B.
    Nhanh nhạy, thông minh hơn các thế hệ trước
  • C.
    Trong trắng, dễ bị tổn thương và bị phụ thuộc
  • D.
    Tất cả các phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả, các trẻ em trên thế giới có đặc điểm trong trắng, dễ bị tổn thương và bị phụ thuộc.

Câu 3.4

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp”?

  • A.
    Ẩn dụ
  • B.
    Hoán dụ
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Điệp từ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Biện pháp liệt kê: đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

Câu 3.5

Câu thơ “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” của ai?

  • A.
    Nguyễn Trãi
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Hồ Chí Minh
  • D.
    Phạm Văn Đồng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên của tác giả Hồ Chí Minh.

close