Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Văn 9

Đề bài

Câu 1 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Bài thơ được tác giả chia làm 4 phần. Hãy ghép đoạn thơ ở cột A tương ứng với nội dung được thể hiện trong cột B.

Khổ 1

Khổ 2 + 3

Khổ 4 + 5

Khổ 6

A. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước.

B. Ước nguyện của tác giả.

C. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

D. Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên.

Câu 2 :

Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

  • A

    Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.

  • B

    Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.

  • C

    Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3 :

Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    So sánh
       

  • B

    Ẩn dụ
       

  • C

    Hoán dụ
       

  • D

    Nhân hóa

Câu 4 :

Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?

  • A

    Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
       

  • B

    Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống
       

  • C

    Là những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có
       

  • D

    Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Câu 5 :

Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A

    So sánh
       

  • B

    Nhân hóa
       

  • C

    Ẩn dụ
       

  • D

    Hoán dụ

Câu 6 :

Hành động đưa ray ra “hứng” “giọt long lanh” và “tiếng chim” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

  • A

    Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.

  • B

    Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật.

  • C

    Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 7 :

Sự chuyển đổi ngôi thứ từ "tôi" sang "ta" trong "Mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa gì?

  • A

    Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời.

  • B

    Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời.

  • C

    Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Câu 8 :

Có thể thay thế từ xao xuyến trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

  • A

    Êm ái
       

  • B

    Sâu lắng
       

  • C

    Da diết
      

  • D

    Cả 3 từ trên đều không thay thế được

Câu 9 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Câu 10 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Câu 11 :

Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A

    Tình yêu thiên nhiên, đất nước
       

  • B

    Tình yêu cuộc sống
       

  • C

    Khát vọng cống hiến cho đời
       

  • D

    Cả 3 ý trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Bài thơ được tác giả chia làm 4 phần. Hãy ghép đoạn thơ ở cột A tương ứng với nội dung được thể hiện trong cột B.

Khổ 1

Khổ 2 + 3

Khổ 4 + 5

Khổ 6

A. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước.

B. Ước nguyện của tác giả.

C. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

D. Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên.

Đáp án

Khổ 1

D. Cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên.

Khổ 2 + 3

A. Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước.

Khổ 4 + 5

B. Ước nguyện của tác giả.

Khổ 6

C. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Câu 2 :

Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

  • A

    Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người.

  • B

    Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.

  • C

    Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời.

  • D

    Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời của nhà thơ đang trong cơn trọng bệnh.

Câu 3 :

Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào là chính trong đoạn thơ sau?

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    So sánh
       

  • B

    Ẩn dụ
       

  • C

    Hoán dụ
       

  • D

    Nhân hóa

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khổ thơ thể hiện cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

Câu 4 :

Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến?

  • A

    Là những gì đẹp nhất của mùa xuân
       

  • B

    Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống
       

  • C

    Là những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có
       

  • D

    Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến nói về những gì đẹp nhất của mùa xuân.

Câu 5 :

Phép tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ”?

  • A

    So sánh
       

  • B

    Nhân hóa
       

  • C

    Ẩn dụ
       

  • D

    Hoán dụ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là hình ảnh ẩn dụ thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ.

Câu 6 :

Hành động đưa ray ra “hứng” “giọt long lanh” và “tiếng chim” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

  • A

    Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.

  • B

    Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật.

  • C

    Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời.

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
   + Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật
   + Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”
⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình
với thiên nhiên đất trời.

Câu 7 :

Sự chuyển đổi ngôi thứ từ "tôi" sang "ta" trong "Mùa xuân nho nhỏ" có ý nghĩa gì?

  • A

    Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời.

  • B

    Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời.

  • C

    Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng.

  • D

    Tất cả các đáp án trên.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Sự chuyển đổi ngôi thứ ""tôi & "ta"
=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

Câu 8 :

Có thể thay thế từ xao xuyến trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

  • A

    Êm ái
       

  • B

    Sâu lắng
       

  • C

    Da diết
      

  • D

    Cả 3 từ trên đều không thay thế được

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thử thay thế và đọc lại

Lời giải chi tiết :

Không thể thay thế từ “xao xuyến” vì nếu thay bằng các từ trên, giá trị nghệ thuật của của câu thơ sẽ giảm đi.

Câu 9 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ sau là gì:

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.

Câu 10 :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

  • A

    Sung sướng, xúc động

  • B

    Tự hào, biết ơn

  • C

    Thương cảm, thành kính

  • D

    Buồn thương, đau xót

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc lại và nắm được cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết :

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Tự hào, biết ơn.

Câu 11 :

Nhà thơ thể hiện tình cảm gì qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"?

  • A

    Tình yêu thiên nhiên, đất nước
       

  • B

    Tình yêu cuộc sống
       

  • C

    Khát vọng cống hiến cho đời
       

  • D

    Cả 3 ý trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại giá trị nội dung.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời, thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

close