Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Chiếc lược ngà Văn 9Đề bài
Câu 1 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lƣợc cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải đƣợc mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lƣợc ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết đƣợc, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 1.1
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 1.2
Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
Câu 1.3
Câu văn Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” sử dụng lời dẫn nào?
Câu 1.4
Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
Câu 1.5
Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên?
Câu 2 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. (Chiếc lược ngà - sách Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2.1
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2.2
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Câu 2.3
Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Câu 2.4
Xét theo mục đích nói thì câu: “Vô ăn cơm!” thuộc kiểu câu gì?
Câu 2.5
Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba”?
Câu 3 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên mà phải lại đỏ bừng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 3.1
Văn bản nào dưới đây cũng nói về tình cảm sâu sắc của cha dành cho con?
Câu 3.2
Xác định thành phần biệt lập trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”?
Câu 3.3
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Câu 3.4
Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
Câu 3.5
Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lƣợc cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải đƣợc mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lƣợc ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – Ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết đƣợc, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 1.1
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự. Câu 1.2
Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Đoạn trích trên được trích từ văn bản Chiếc lược ngà. Câu 1.3
Câu văn Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” sử dụng lời dẫn nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Đoạn trích trên sử dụng lời dẫn trực tiếp: Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Câu 1.4
Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật bác Ba. Câu 1.5
Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn văn trên thể hiện tình yêu nghề, tận tâm với công việc của anh thanh niên.
Câu 2 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. (Chiếc lược ngà - sách Ngữ văn 9, tập 1) Câu 2.1
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Nguyễn Quang Sáng là tác giả của văn bản Chiếc lược ngà. Câu 2.2
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ nhất (Bác Ba là người kể chuyện). Câu 2.3
Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Nhân vật "con bé" đã vi phạm phương châm lịch sự. Câu 2.4
Xét theo mục đích nói thì câu: “Vô ăn cơm!” thuộc kiểu câu gì?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Xét theo cấu tạo thì câu: “Vô ăn cơm!” thuộc kiểu câu cầu khiến. Câu 2.5
Vì sao bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba”?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bé Thu không chịu gọi ông Sáu là “ba” vì ông Sáu không giống trong tấm hình chụp chung với má.
Câu 3 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên mà phải lại đỏ bừng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 3.1
Văn bản nào dưới đây cũng nói về tình cảm sâu sắc của cha dành cho con?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Lão Hạc cũng nói về tình cảm sâu sắc của cha dành cho con. Câu 3.2
Xác định thành phần biệt lập trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh”?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Thành phần tình thái được sử dụng trong câu trên: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Câu 3.3
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: tự sự. Câu 3.4
Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Chiếc lược ngà thuộc thể loại truyện ngắn. Câu 3.5
Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ chống Mỹ.
|