Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Đoàn thuyền đánh cá Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

 

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 1.2

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu?

  • A.
    Nhân hóa, so sánh
  • B.
    Ẩn dụ, điệp từ
  • C.
    Hoán dụ, so sánh
  • D.
    So sánh, điệp từ
Câu 1.3

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

  • A.
    Đồng chí
  • B.
    Đoàn thuyền đánh cá
  • C.
    Bếp lửa
  • D.
    Ánh trăng
Câu 1.4

Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa gì?

  • A.
    Sự buông xuôi, chấp nhận số phận cực khổ của người ngư dân.
  • B.
    Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn
  • C.
    Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến
  • D.
    Sự tiếp diễn, nhịp vận hành đều đặn của đoàn thuyền
Câu 1.5

Nội dung chính của khổ thơ trên là gì?

  • A.
    Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
  • B.
    Cảnh bầu trời và biển cả về đêm.  
  • C.
    Cảnh ngư dân hăng say bắt cá.
  • D.
    Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2.1

Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào?

  • A.
    Lượm – Tố Hữu
  • B.
    Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến  
  • C.
    Quê hương – Tế Hanh
  • D.
    Ánh trăng – Nguyễn Duy
Câu 2.2

Các từ đen hồng, vàng chóe, bạc, vàng thuộc trường từ vựng nào?

  • A.
    Thiên nhiên
  • B.
    Xã hội
  • C.
    Màu sắc
  • D.
    Biển trời
Câu 2.3

Bút pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ trên?

  • A.
    Bút pháp hiện thực
  • B.
    Bút pháp lãng mạn
  • C.
    Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D.
    Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 2.4

Biện pháp liệt kê trong câu “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” có tác dụng gì?

  • A.
    Làm cho hình ảnh các loài cá có hồn hơn
  • B.
    Chứng minh sự giàu có của biển cả
  • C.
    Làm nổi bật khí thế của người ngư dân lao động
  • D.
    Chứng minh tình yêu biển cả của người ngư dân
Câu 2.5

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Chính Hữu
  • B.
    Huy Cận
  • C.
    Tố Hữu
  • D.
    Nguyễn Duy
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

  • A.
    Thời kỳ chống Pháp
  • B.
    Thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa
  • C.
    Thời kỳ chống Nhật
  • D.
    Thời kỳ phong kiến
Câu 3.2

Tìm biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nói giảm, nói tránh
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ
Câu 3.3

Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?

  • A.
    Vì biển bao la rộng lớn như tấm lòng người mẹ
  • B.
    Vì biển cho con người sản vật như mẹ cho chúng ta nhiều thứ quý giá
  • C.
    Vì đôi lúc biển hiền hòa chào đón người ngư dân như mẹ hiền
  • D.
    Cả ba phương án trên
Câu 3.4

Em hiểu thế nào là “kéo xoăn tay”?

  • A.
    Hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn, đầy sức mạnh của ngư dân.
  • B.
    Hình ảnh mệt mỏi vì làm việc quá sức của ngư dân.  
  • C.
    Thể hiện sức mạnh của toàn quân dân Việt Nam.
  • D.
    Cả ba phương án trên
Câu 3.5

Đoạn thơ cho em hiểu gì về đất nước con người Việt Nam?

  • A.
    Thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng trong chiến đấu.
  • B.
    Đất nước giàu có về của cải, vật chất
  • C.
    Thiên nhiên tươi đẹp và con người cần cù trong lao động.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

 

Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Câu 1.2

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ đầu?

  • A.
    Nhân hóa, so sánh
  • B.
    Ẩn dụ, điệp từ
  • C.
    Hoán dụ, so sánh
  • D.
    So sánh, điệp từ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa:

- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

- Nhân hóa: “sóng cài then”, “đêm sập cửa”.

Câu 1.3

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

  • A.
    Đồng chí
  • B.
    Đoàn thuyền đánh cá
  • C.
    Bếp lửa
  • D.
    Ánh trăng

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ trên được trích từ văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”.

Câu 1.4

Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa gì?

  • A.
    Sự buông xuôi, chấp nhận số phận cực khổ của người ngư dân.
  • B.
    Sự lạc quan, mặc kệ những khó khăn
  • C.
    Sự lo lắng vì khó khăn thay nhau ập đến
  • D.
    Sự tiếp diễn, nhịp vận hành đều đặn của đoàn thuyền

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Từ “lại” trong câu “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” có ý nghĩa chỉ sự tiếp diễn, nhịp vận hành đều đặn của đoàn thuyền.

Câu 1.5

Nội dung chính của khổ thơ trên là gì?

  • A.
    Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
  • B.
    Cảnh bầu trời và biển cả về đêm.  
  • C.
    Cảnh ngư dân hăng say bắt cá.
  • D.
    Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính: Vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

 

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé.

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long

(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 2.1

Trong chương trinh Ngữ văn THCS, em cũng đã học một bài thơ rất hay có hình ảnh con thuyền, cánh buồm. Đó là bài thơ nào?

  • A.
    Lượm – Tố Hữu
  • B.
    Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến  
  • C.
    Quê hương – Tế Hanh
  • D.
    Ánh trăng – Nguyễn Duy

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Quê hương – Tế Hanh cũng viết về hình ảnh con thuyền, cánh buồm.

Câu 2.2

Các từ đen hồng, vàng chóe, bạc, vàng thuộc trường từ vựng nào?

  • A.
    Thiên nhiên
  • B.
    Xã hội
  • C.
    Màu sắc
  • D.
    Biển trời

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các từ trên đều chỉ màu sắc -> thuộc trường từ vựng màu sắc.

Câu 2.3

Bút pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ trên?

  • A.
    Bút pháp hiện thực
  • B.
    Bút pháp lãng mạn
  • C.
    Cả hai đáp án trên đều đúng
  • D.
    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bút pháp lãng mạn đã được sử dụng để khắc họa hình ảnh đoàn thuyền trong đoạn thơ trên.

Câu 2.4

Biện pháp liệt kê trong câu “Cá nhụ cá chim cùng cá đé/Cá song lấp lánh đuốc đen hồng” có tác dụng gì?

  • A.
    Làm cho hình ảnh các loài cá có hồn hơn
  • B.
    Chứng minh sự giàu có của biển cả
  • C.
    Làm nổi bật khí thế của người ngư dân lao động
  • D.
    Chứng minh tình yêu biển cả của người ngư dân

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp liệt kê có tác dụng chứng minh sự giàu có của biển cả.

Câu 2.5

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Chính Hữu
  • B.
    Huy Cận
  • C.
    Tố Hữu
  • D.
    Nguyễn Duy

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Huy Cận là tác giả của văn bản Đoàn thuyền đánh cá.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Đoàn thuyền đánh cá, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

  • A.
    Thời kỳ chống Pháp
  • B.
    Thời kỳ miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa
  • C.
    Thời kỳ chống Nhật
  • D.
    Thời kỳ phong kiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được sáng tác trong thời kỳ miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Câu 3.2

Tìm biện pháp tu từ có trong khổ thơ đầu?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nói giảm, nói tránh
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    Điệp từ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Biện pháp so sánh “Biển cho ta cá như lòng mẹ”.

Câu 3.3

Tại sao tác giả so sánh biển như lòng mẹ?

  • A.
    Vì biển bao la rộng lớn như tấm lòng người mẹ
  • B.
    Vì biển cho con người sản vật như mẹ cho chúng ta nhiều thứ quý giá
  • C.
    Vì đôi lúc biển hiền hòa chào đón người ngư dân như mẹ hiền
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tác giả so sánh biển như lòng mẹ bởi vì:

- Vì biển bao la rộng lớn như tấm lòng người mẹ

- Vì biển cho con người sản vật như mẹ cho chúng ta nhiều thứ quý giá

- Vì đôi lúc biển hiền hòa chào đón người ngư dân như mẹ hiền

Câu 3.4

Em hiểu thế nào là “kéo xoăn tay”?

  • A.
    Hình ảnh gân guốc, khỏe khoắn, đầy sức mạnh của ngư dân.
  • B.
    Hình ảnh mệt mỏi vì làm việc quá sức của ngư dân.  
  • C.
    Thể hiện sức mạnh của toàn quân dân Việt Nam.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

“Kéo xoăn tay” là hành động thể hiện sự gân guốc, khỏe khoắn, đầy sức mạnh của ngư dân.

Câu 3.5

Đoạn thơ cho em hiểu gì về đất nước con người Việt Nam?

  • A.
    Thiên nhiên tươi đẹp và con người anh hùng trong chiến đấu.
  • B.
    Đất nước giàu có về của cải, vật chất
  • C.
    Thiên nhiên tươi đẹp và con người cần cù trong lao động.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn thơ đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp và con người lao động cần cù.

close