Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Thúy Kiều báo ân báo oán Văn 9

Đề bài

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là

Vợ chàng quỉ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

Kiến bò miệng chén chưa lâu

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa"

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ?

  • A.
    Lâm Tri người cũ
  • B.
    Chẳng vẹn chữ tòng
  • C.
    Nghĩa sâu cho vừa
  • D.
    Kẻ cắp bà già
Câu 2

“Kẻ cắp” và “bà già” trong đoạn trích chỉ những ai?

  • A.
    Thúc Sinh và Thúy Kiều
  • B.
    Từ Hải và Thúc Sinh
  • C.
    Hoạn Thư và Thúy Kiều
  • D.
    Hoạn Thư và Thúc Sinh
Câu 3

Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?

  • A.
    Cố nhân
  • B.
    Chào thưa
  • C.
    Khôn ngoan
  • D.
    Tha ngay
Câu 4

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cho gươm mời đến Thúc lang/ Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run”?

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh
Câu 5

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • B.
    Miêu tả, thuyết minh, tự sự
  • C.
    Nghị luận, miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca

(Thúy Kiều báo ân báo oán SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

  • A.
    Gặp gỡ và đính ước
  • B.
    Gia biến và lưu lạc
  • C.
    Đoàn tụ
  • D.
    Phần khác
Câu 7

Đoạn trích trong phần ngoặc kép là lời của ai?

  • A.
    Thúy Kiều
  • B.
    Thúy Vân
  • C.
    Hoạn Thư
  • D.
    Thúc Sinh
Câu 8

Tâm trạng của Hoạn Thư trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Vui mừng, hạnh phúc
  • B.
    Đau đớn, tuyệt vọng
  • C.
    Bình tĩnh, không run sợ
  • D.
    Sợ hãi, bất an
Câu 9

Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” được hiểu là?

  • A.
    Những người có tài sắc sẽ nhận được cuộc sống sung sướng.
  • B.
    Những người có tài sắc sẽ nhận phải những điều không may trong cuộc sống.
  • C.
    Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.
  • D.
    Người lương thiện hay giúp đỡ người sẽ được đền đáp xứng đáng.
Câu 10

Đoạn trích trên khắc họa nội dung gì?

  • A.
    Lời buộc tội của Thúy Kiều với Hoạn Thư
  • B.
    Sự biết ơn của Hoạn Thư dành cho Thúy Kiều
  • C.
    Những lập luận của Hoạn Thư để giải oan cho mình
  • D.
    Những hình phạt mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Rằng:"Tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Nghĩ cho khi gác viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng"

Khen cho:"Thật đã nên rằng

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời

Tha ra thì cũng may đời

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen

Đã lòng tri quá thì nên"

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

(Thúy Kiều báo ân báo oán SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 11

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Dữ
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Nguyễn Khuyến
  • D.
    Nguyễn Đình Chiểu
Câu 12

Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là ai?

  • A.
    Hoạn Thư và Thúy Kiều
  • B.
    Hoạn Thư và Thúc Sinh
  • C.
    Thúc Sinh và Thúy Kiều
  • D.
    Thúy Kiều và Tú Bà
Câu 13

Phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh
Câu 14

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Hoạn Thư là người như thế nào?

  • A.
    Gian xảo, nhiều mưu kế.
  • B.
    Khôn ngoan, thông minh.
  • C.
    Độc ác, tàn nhẫn.
  • D.
    Bao dung, độ lượng.
Câu 15

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp khi nói về cách hành xử của Thúy Kiều trong đoạn trích trên?

  • A.
    Có công mài sắt có ngày nên kim
  • B.
    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • C.
    Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Lời giải và đáp án

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Cho gươm mời đến Thúc lang

Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run

Nàng rằng: "Nghĩa nặng nghìn non

Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?

Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng

Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?

Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân

Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là

Vợ chàng quỉ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau

Kiến bò miệng chén chưa lâu

Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa"

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1

Cụm từ nào dưới đây là thành ngữ?

  • A.
    Lâm Tri người cũ
  • B.
    Chẳng vẹn chữ tòng
  • C.
    Nghĩa sâu cho vừa
  • D.
    Kẻ cắp bà già

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm từ Kẻ cắp bà già là thành ngữ

Câu 2

“Kẻ cắp” và “bà già” trong đoạn trích chỉ những ai?

  • A.
    Thúc Sinh và Thúy Kiều
  • B.
    Từ Hải và Thúc Sinh
  • C.
    Hoạn Thư và Thúy Kiều
  • D.
    Hoạn Thư và Thúc Sinh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Kẻ cắp” và “bà già” trong đoạn trích chỉ Hoạn Thư và Thúy Kiều.

Câu 3

Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?

  • A.
    Cố nhân
  • B.
    Chào thưa
  • C.
    Khôn ngoan
  • D.
    Tha ngay

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Từ “cố nhân” là từ Hán Việt (người cũ).

Câu 4

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Cho gươm mời đến Thúc lang/ Mặt như chàm đổ mình đường dẽ run”?

  • A.
    Nhân hóa
  • B.
    Ẩn dụ
  • C.
    Hoán dụ
  • D.
    So sánh

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Biện pháp tu từ so sánh: Mặt như chàm đổ.

Câu 5

Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
  • B.
    Miêu tả, thuyết minh, tự sự
  • C.
    Nghị luận, miêu tả, biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh, nghị luận, biểu cảm

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, miêu tả để khắc họa sự việc và nhân vật.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều"

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca

(Thúy Kiều báo ân báo oán SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 6

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

  • A.
    Gặp gỡ và đính ước
  • B.
    Gia biến và lưu lạc
  • C.
    Đoàn tụ
  • D.
    Phần khác

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích được trích từ phần gia biến và lưu lạc.

Câu 7

Đoạn trích trong phần ngoặc kép là lời của ai?

  • A.
    Thúy Kiều
  • B.
    Thúy Vân
  • C.
    Hoạn Thư
  • D.
    Thúc Sinh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trong phần ngoặc kép là lời của Thúy Kiều.

Câu 8

Tâm trạng của Hoạn Thư trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Vui mừng, hạnh phúc
  • B.
    Đau đớn, tuyệt vọng
  • C.
    Bình tĩnh, không run sợ
  • D.
    Sợ hãi, bất an

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “hồn lạc phách xiêu” đã khắc họa tâm trạng sợ hãi, bất an của Họan Thư.

Câu 9

Câu thơ “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” được hiểu là?

  • A.
    Những người có tài sắc sẽ nhận được cuộc sống sung sướng.
  • B.
    Những người có tài sắc sẽ nhận phải những điều không may trong cuộc sống.
  • C.
    Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.
  • D.
    Người lương thiện hay giúp đỡ người sẽ được đền đáp xứng đáng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu trên được hiểu: Những người ghê gớm, tinh ranh, làm điều ác sẽ nhận lấy điều không hay.

Câu 10

Đoạn trích trên khắc họa nội dung gì?

  • A.
    Lời buộc tội của Thúy Kiều với Hoạn Thư
  • B.
    Sự biết ơn của Hoạn Thư dành cho Thúy Kiều
  • C.
    Những lập luận của Hoạn Thư để giải oan cho mình
  • D.
    Những hình phạt mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên nói về những hình phạt mà Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Rằng:"Tôi chút phận đàn bà

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình

Nghĩ cho khi gác viết kinh

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo

Lòng riêng riêng những kính yêu

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai

Trót lòng gây việc chông gai

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng"

Khen cho:"Thật đã nên rằng

Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời

Tha ra thì cũng may đời

Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen

Đã lòng tri quá thì nên"

Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay.

(Thúy Kiều báo ân báo oán SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 11

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Dữ
  • B.
    Nguyễn Du
  • C.
    Nguyễn Khuyến
  • D.
    Nguyễn Đình Chiểu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Du là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 12

Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là ai?

  • A.
    Hoạn Thư và Thúy Kiều
  • B.
    Hoạn Thư và Thúc Sinh
  • C.
    Thúc Sinh và Thúy Kiều
  • D.
    Thúy Kiều và Tú Bà

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là Hoạn Thư và Thúy Kiều.

Câu 13

Phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn trích trên là?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Nghị luận
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn trích trên là nghị luận (thể hiện trong cách lập luận thuyết phục của nhân vật Hoạn Thư và Thúy Kiều).

Câu 14

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Hoạn Thư là người như thế nào?

  • A.
    Gian xảo, nhiều mưu kế.
  • B.
    Khôn ngoan, thông minh.
  • C.
    Độc ác, tàn nhẫn.
  • D.
    Bao dung, độ lượng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Hoạn Thư là người khôn ngoan, thông minh khi đã dùng những lời lẽ thuyết phục để thuyết phục Thúy Kiều.

Câu 15

Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp khi nói về cách hành xử của Thúy Kiều trong đoạn trích trên?

  • A.
    Có công mài sắt có ngày nên kim
  • B.
    Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
  • C.
    Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
  • D.
    Cả ba phương án trên

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên thể hiện cách hành xử độ lượng của Kiều khi tha bổng cho Hoạn Thư, đó là phẩm chất độ lượng của người Việt Nam. Hành động trên phù hợp với câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”.

close