Trắc nghiệm Phân tích chi tiết đoạn trích Cảnh ngày xuân Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Cảnh sắc mùa xuân được gợi tả như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A

    Hình ảnh chim én chao liệng trên bầu trời khoáng đạt tràn ngập ánh sáng mùa xuân

  • B

    Vẻ đẹp của cỏ non xanh gợi lên sự mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống

  • C

    Hình ảnh hoa lê trắng điểm xuyết khiến cảnh vật trở nên sinh động, có hồn

  • D

    Cả ba đáp án trên

Câu 2 :

Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?

  • A

    Phong tục tảo mộ và du xuân được tái hiện chân thực

  • B

    Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được thể hiện qua các từ ghép là danh từ, động từ, tính từ

  • C

    Cảnh ngày xuân miêu tả không khí náo nhiệt của lễ hội mùa xuân

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 3 :

Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?

  • A

    Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào

  • B

    Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp

  • C

    Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 4 :

So cảnh vật ở 6 câu cuối với cảnh vật ở 4 câu đầu trong Cảnh ngày xuân có điều gì khác?

  • A

    Cảnh vật 6 câu cuối vẫn mang sự nhẹ nhàng nhưng nét buồn

  • B

    Cảnh vật thay đổi bởi không gian thay đổi, lúc này cảnh được cảm nhận qua tâm trạng

  • C

    Sử dụng các từ láy có sức gợi hình, gợi cảm “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” để gợi tả tâm trạng

  • D

    Cả B và C đều đúng

Câu 5 :

Tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi tan hội ra về được diễn tả như thế nào?

  • A

    Vui vẻ, háo hức, hồ hởi vì được du xuân vui vẻ

  • B

    Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác, dịu nhẹ

  • C

    Tâm trạng lo lắng, u sầu, chán nản

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Câu 6 :

Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?

  • A

    Liệt kê

  • B

    Hoán dụ

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Ẩn dụ

Câu 7 :

Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?

  • A

    Đẹp nhưng đượm buồn

  • B

    Đẹp và tươi sáng

  • C

    Ảm đạm, hiu hắt

  • D

    Khô cằn, héo úa

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cảnh sắc mùa xuân được gợi tả như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A

    Hình ảnh chim én chao liệng trên bầu trời khoáng đạt tràn ngập ánh sáng mùa xuân

  • B

    Vẻ đẹp của cỏ non xanh gợi lên sự mới mẻ, tinh khôi, tràn trề sức sống

  • C

    Hình ảnh hoa lê trắng điểm xuyết khiến cảnh vật trở nên sinh động, có hồn

  • D

    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Bức xanh xuân có màu xanh của cỏ non, trắng của hoa lê và tiếng chim én đã vẽ nên không gian sinh động tươi đẹp.

Câu 2 :

Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh được miêu tả như thế nào?

  • A

    Phong tục tảo mộ và du xuân được tái hiện chân thực

  • B

    Không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân được thể hiện qua các từ ghép là danh từ, động từ, tính từ

  • C

    Cảnh ngày xuân miêu tả không khí náo nhiệt của lễ hội mùa xuân

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đó là bức tranh rộn ràng, náo nhiệt.

Câu 3 :

Trong câu thơ “Dập dìu tài tử, giai nhân/ Ngựa xe như nước áo quần như nêm” gợi tả điều gì?

  • A

    Các bậc tài tử, giai nhân đông đúc, ồn ào

  • B

    Ý chỉ trai tài gái sắc đi hội đông đúc, nhộn nhịp

  • C

    Ý chỉ người và xe ngựa đông đúc, chật chội như nêm

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Câu thơ trên diễn tả dòng người đông đúc với trai tài gái sắc đang cùng nhau đi lễ hội.

Câu 4 :

So cảnh vật ở 6 câu cuối với cảnh vật ở 4 câu đầu trong Cảnh ngày xuân có điều gì khác?

  • A

    Cảnh vật 6 câu cuối vẫn mang sự nhẹ nhàng nhưng nét buồn

  • B

    Cảnh vật thay đổi bởi không gian thay đổi, lúc này cảnh được cảm nhận qua tâm trạng

  • C

    Sử dụng các từ láy có sức gợi hình, gợi cảm “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” để gợi tả tâm trạng

  • D

    Cả B và C đều đúng

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và chọn đáp án phù hợp nhất để so sánh hai cảnh vật

Lời giải chi tiết :

So với cảnh ở trên, thì bức tranh dưới gợi tả tâm trạng trầm lại của các nhân vật.

Câu 5 :

Tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi tan hội ra về được diễn tả như thế nào?

  • A

    Vui vẻ, háo hức, hồ hởi vì được du xuân vui vẻ

  • B

    Tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác, dịu nhẹ

  • C

    Tâm trạng lo lắng, u sầu, chán nản

  • D

    Cả 3 đáp án trên

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tâm trạng của chị em Thúy Kiều khi tan hội là tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến, thấm đượm nỗi buồn man mác, dịu nhẹ

Câu 6 :

Cụm từ “nô nức yến anh” trong câu thơ “Gần xa nô nức yến anh” biểu thị phép tu từ gì?

  • A

    Liệt kê

  • B

    Hoán dụ

  • C

    Nhân hóa

  • D

    Ẩn dụ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “nô nức yến anh” nhân hóa chim yến và chim oanh nhằm gợi sự náo nhiệt.

Câu 7 :

Thiên nhiên trong những câu thơ cuối của bài Cảnh ngày xuân hiện lên như thế nào?

  • A

    Đẹp nhưng đượm buồn

  • B

    Đẹp và tươi sáng

  • C

    Ảm đạm, hiu hắt

  • D

    Khô cằn, héo úa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem luận điểm cuối phần thân bài

Lời giải chi tiết :

Thiên nhiên trong những câu thơ cuối đẹp nhưng đượm buồn

close