Trắc nghiệm Tổng hợp đề đọc hiểu văn bản Lặng lẽ Sa Pa Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

(1) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. (2) Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (3) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. (4) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (5) Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? (6) Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? (7) Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh
Câu 1.2

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

  • A.
    Làng
  • B.
    Lặng lẽ Sa Pa
  • C.
    Chiếc lược ngà
  • D.
    Những ngôi sao xa xôi
Câu 1.3

Đoạn trích trên có hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.
    Đối thoại
  • B.
    Độc thoại
  • C.
    Độc thoại nội tâm
  • D.
    Cả ba hình thức trên
Câu 1.4

Câu văn nào sử dụng khởi ngữ trong đoạn trích trên?

  • A.
    (1)
  • B.
    (3)
  • C.
    (5)
  • D.
    (7)
Câu 1.5

Đoạn văn trên thể hiện phẩm chất nào của anh thanh niên?

  • A.
    Cuộc sống tích cực, gọn gàng, ngăn nắp
  • B.
    Thái độ sống lạc quan, vui vẻ
  • C.
    Tình yêu nghề, tận tâm với công việc
  • D.
    Phóng khoáng, hiếu khách
Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     “(…) Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mƣa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đƣa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”.

(Lặng lẽ Sa Pa - sách Ngữ văn 9, tập 1).

Câu 2.1

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Thành Long
  • B.
    Nguyễn Quang Sáng
  • C.
    Tố Hữu
  • D.
    Kim Lân
Câu 2.2

Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào?

  • A.
    Ông họa sĩ
  • B.
    Bác lái xe
  • C.
    Cô kĩ sư
  • D.
    Anh thanh niên    
Câu 2.3

Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nói quá
Câu 2.4

Xét theo cấu tạo thì câu: “Rét, bác ạ.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt
Câu 2.5

Nội dung chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.
  • B.
    Tình cảm yêu mến của các nhân vật dành cho anh thanh niên.
  • C.
    Cảnh đẹp nên thơ và vẻ đẹp của con người Tây Bắc.
  • D.
    Cảnh tượng chia tay của anh thanh niên và 3 vị khách.
Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     (1) Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. (2) Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. (3) Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

  • A.
    Kháng chiến chống Pháp
  • B.
    Khi miền Bắc xây dựng kinh tế mới
  • C.
    Khi đất nước vừa hòa bình
  • D.
    Khi đất nước trong thời kỳ phong kiến
Câu 3.2

Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

  • A.
    Thơ tự do
  • B.
    Truyện ngắn
  • C.
    Truyện dài
  • D.
    Tiểu thuyết
Câu 3.3

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận
Câu 3.4

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.
    Ngôi thứ nhất
  • B.
    Ngôi thứ hai
  • C.
    Ngôi thứ ba
  • D.
    Ngôi thứ tư
Câu 3.5

Biện pháp tu từ có trong câu (2)?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Hoán dụ

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

(1) Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. (2) Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? (3) Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. (4) Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. (5) Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? (6) Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? (7) Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 1.1

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Thuyết minh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự.

Câu 1.2

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào?

  • A.
    Làng
  • B.
    Lặng lẽ Sa Pa
  • C.
    Chiếc lược ngà
  • D.
    Những ngôi sao xa xôi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

Câu 1.3

Đoạn trích trên có hình thức ngôn ngữ nào?

  • A.
    Đối thoại
  • B.
    Độc thoại
  • C.
    Độc thoại nội tâm
  • D.
    Cả ba hình thức trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những câu in đậm sử dụng hình thức ngôn ngữ đối thoại (anh thanh niên đang kể cho các vị khách nghe).

Câu 1.4

Câu văn nào sử dụng khởi ngữ trong đoạn trích trên?

  • A.
    (1)
  • B.
    (3)
  • C.
    (5)
  • D.
    (7)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu có khởi ngữ: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? (khởi ngữ được in đậm).

Câu 1.5

Đoạn văn trên thể hiện phẩm chất nào của anh thanh niên?

  • A.
    Cuộc sống tích cực, gọn gàng, ngăn nắp
  • B.
    Thái độ sống lạc quan, vui vẻ
  • C.
    Tình yêu nghề, tận tâm với công việc
  • D.
    Phóng khoáng, hiếu khách

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên thể hiện tình yêu nghề, tận tâm với công việc của anh thanh niên.

Câu 2 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     “(…) Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy vết cháy mà định nắng. Đây là máy vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm: bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mƣa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đƣa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được”.

(Lặng lẽ Sa Pa - sách Ngữ văn 9, tập 1).

Câu 2.1

Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?

  • A.
    Nguyễn Thành Long
  • B.
    Nguyễn Quang Sáng
  • C.
    Tố Hữu
  • D.
    Kim Lân

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Thành Long là tác giả của văn bản Lặng lẽ Sa Pa.

Câu 2.2

Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào?

  • A.
    Ông họa sĩ
  • B.
    Bác lái xe
  • C.
    Cô kĩ sư
  • D.
    Anh thanh niên    

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên.

Câu 2.3

Câu văn dưới đây sử dụng biện pháp tu từ nào? “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”.

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Liệt kê
  • D.
    Nói quá

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu văn dưới trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê (đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu).

Câu 2.4

Xét theo cấu tạo thì câu: “Rét, bác ạ.” thuộc kiểu câu gì?

  • A.
    Câu đơn
  • B.
    Câu ghép
  • C.
    Câu rút gọn
  • D.
    Câu đặc biệt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét theo cấu tạo thì câu: “Rét, bác ạ.” thuộc kiểu câu rút gọn.

Câu 2.5

Nội dung chính của đoạn trích trên là?

  • A.
    Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.
  • B.
    Tình cảm yêu mến của các nhân vật dành cho anh thanh niên.
  • C.
    Cảnh đẹp nên thơ và vẻ đẹp của con người Tây Bắc.
  • D.
    Cảnh tượng chia tay của anh thanh niên và 3 vị khách.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên.

Câu 3 :

Đọc đoạn trích sau và trả lời 5 câu hỏi dưới đây:

     (1) Nắng bây giờ cũng bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. (2) Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. (3) Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi trên đường cái, luồn cả vào gầm xe.

(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu 3.1

Văn bản trên được sáng tác trong thời kỳ nào?

  • A.
    Kháng chiến chống Pháp
  • B.
    Khi miền Bắc xây dựng kinh tế mới
  • C.
    Khi đất nước vừa hòa bình
  • D.
    Khi đất nước trong thời kỳ phong kiến

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Đoạn trích trên được sáng tác khi miền Bắc xây dựng kinh tế mới.

Câu 3.2

Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại gì?

  • A.
    Thơ tự do
  • B.
    Truyện ngắn
  • C.
    Truyện dài
  • D.
    Tiểu thuyết

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Lặng lẽ Sa Pa thuộc thể loại truyện ngắn.

Câu 3.3

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

  • A.
    Tự sự
  • B.
    Miêu tả
  • C.
    Biểu cảm
  • D.
    Nghị luận

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: miêu tả.

Câu 3.4

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A.
    Ngôi thứ nhất
  • B.
    Ngôi thứ hai
  • C.
    Ngôi thứ ba
  • D.
    Ngôi thứ tư

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 3.5

Biện pháp tu từ có trong câu (2)?

  • A.
    So sánh
  • B.
    Nhân hóa
  • C.
    Điệp từ
  • D.
    Hoán dụ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nhân hóa (Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.)

close