Trắc nghiệm Phân tích chi tiết tác phẩm Bàn về đọc sách Văn 9

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chính của Bàn về đọc sách?

  • A

    Tầm quan trọng của việc đọc sách

  • B

    Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

  • C

    Bàn về phương pháp đọc sách

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 2 :

Để viết mở bài phân tích văn bản Bàn về đọc sách cần đảm bảo những ý nào sau đây?

A. Giới thiệu khái quát về tác giả Chu Quang Tiềm, một tác giả nổi tiếng của Trung Quốc trên lĩnh vực mĩ học và lí luận văn học

B. Giới thiệu về tác phẩm Bàn về đọc sách đề cập đến một vấn đề thiết yếu và quan trọng để phát triển con người: Đọc sách.

C. Đáp án A và B

Câu 3 :

Chọn những chi tiết đúng về tầm quan trọng của việc đọc sách

A. Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả của nhân loại.

B. Đọc sách giúp phát triển kinh tế của đất nước

C. Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

D. Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức

E. Đọc sách để khẳng định, nâng tầm tên tuổi của mỗi người

F. Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

Câu 4 :

Đáp án nào không đúng khi nói về khó khăn trong việc đọc sách?

A. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

C. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Câu 5 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A

    Nên lựa chọn sách mà đọc
       

  • B

    Đọc sách phải kĩ
      

  • C

    Cần có phương pháp
       

  • D

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Câu 6 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.”

A. Đúng

B. Sai

Câu 7 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
     

  • B

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
       

  • C

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
       

  • D

    Vì cả 3 lí do trên

Câu 8 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách, em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A

    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng.

  • B

    Bài viết xem thường người không biết đọc sách.

  • C

    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn.

  • D

    Đáp án A và B.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chính của Bàn về đọc sách?

  • A

    Tầm quan trọng của việc đọc sách

  • B

    Những khó khăn, thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

  • C

    Bàn về phương pháp đọc sách

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chu Quang Tiềm trong bài viết đã khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích  lũy, nâng cao học vấn. Từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách, tác giả hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

Câu 2 :

Để viết mở bài phân tích văn bản Bàn về đọc sách cần đảm bảo những ý nào sau đây?

A. Giới thiệu khái quát về tác giả Chu Quang Tiềm, một tác giả nổi tiếng của Trung Quốc trên lĩnh vực mĩ học và lí luận văn học

B. Giới thiệu về tác phẩm Bàn về đọc sách đề cập đến một vấn đề thiết yếu và quan trọng để phát triển con người: Đọc sách.

C. Đáp án A và B

Đáp án

C. Đáp án A và B

Lời giải chi tiết :

Trong phần mở bài, chỉ cần giới thiệu được hai ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Chu Quang Tiềm
- Giới thiệu về tác phẩm Bàn về đọc sách.

Đáp án: C 

Câu 3 :

Chọn những chi tiết đúng về tầm quan trọng của việc đọc sách

A. Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả của nhân loại.

B. Đọc sách giúp phát triển kinh tế của đất nước

C. Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

D. Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức

E. Đọc sách để khẳng định, nâng tầm tên tuổi của mỗi người

F. Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

Đáp án

A. Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả của nhân loại.

C. Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại

D. Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức

F. Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ

Lời giải chi tiết :

Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách


- Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại => Sách chính là kho tàng lưu giữ
những thành quả đã tích lũy đó => Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn
- Mỗi quyển sách có giá trị là một cột mốc trên con đường phát triển học thuật => Sách
có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại
- Đọc sách là trả nợ quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm của lòai người, là hưởng thụ kiến
thức, lời dạy tâm huyết của quá khứ
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức, là sự chuẩn bị cho con đường
chinh phục học vấn kéo dài hàng vạn dặm
Đáp án: A; C; D; F.

Câu 4 :

Đáp án nào không đúng khi nói về khó khăn trong việc đọc sách?

A. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

C. Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Đáp án

B. Sách rất tốn kém, bởi vậy những người có kinh tế mới có điều kiện sở hữu.

D. Sách viết rất khó hiểu, bởi vậy những người học cao mới có khả năng đọc.

Lời giải chi tiết :

Những khó khăn trong việc đọc sách

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:
   + Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc
nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy.
   + Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là
“hư danh nông cạn”.
- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:
   + Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”,
không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô
thưởng vô phạt”.

Đáp án: B; D.

Câu 5 :

Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả Chu Quang Tiềm đối với người đọc sách?

  • A

    Nên lựa chọn sách mà đọc
       

  • B

    Đọc sách phải kĩ
      

  • C

    Cần có phương pháp
       

  • D

    Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú khoe của

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Có nhiều phương pháp đọc sách hiệu quả, trong đó tựu chung lại là cần có phương
pháp.

Câu 6 :

Nhận định sau đây đúng hay sai?

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án

A. Đúng

B. Sai

Lời giải chi tiết :

- Nhận định đúng
- Giải thích: Đọc nhiều mà không chất lượng chi bằng đọc ít mà ngẫm nghĩ, tếp thu
thì sẽ đem lại hiệu quả nhiều hơn.
Đáp án: A

Câu 7 :

Tại sao không thể coi đọc nhiều là vinh dự?

  • A

    Đọc nhiều nhưng đọc toàn sách ít có giá trị
     

  • B

    Đọc nhiều nhưng không đọc kĩ
       

  • C

    Đọc nhiều mà không chịu suy nghĩ sâu xa
       

  • D

    Vì cả 3 lí do trên

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đọc nhiều cho có số lượng thì không thể coi là vinh dự. Vì đọc nhiều sẽ dẫn đến đọc qua loa cho có, không lựa chọn được loại sách giá trị và không có thời gian để
suy nghĩ sâu xa.

Câu 8 :

Qua đoạn trích Bàn về đọc sách, em có nhận xét gì về ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm?

  • A

    Đọc sách để khẳng định tầm vóc của bản thân trước cộng đồng.

  • B

    Bài viết xem thường người không biết đọc sách.

  • C

    Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn.

  • D

    Đáp án A và B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại tác phẩm và rút ra ý nghĩa.

Lời giải chi tiết :

Bài viết là một kim chỉ nam cho những người mong muốn đọc sách, muốn tiến xa trên con đường học vấn => mang giá trị thời đại

close