

Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 9
I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước đáp án đó vào bài làm.
Câu 1: Đa thức M=2x5+x4+1−x3+3x2−2x5−x4M=2x5+x4+1−x3+3x2−2x5−x4 có bậc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 2: Cho hình vẽ bên. Biết rằng AB>AC,AH⊥BCAB>AC,AH⊥BC. Kết luận nào sau đây đúng?
A. HB>ABHB>AB. B. AC<HCAC<HC. C. HB<HCHB<HC. D. HB>HCHB>HC.
Câu 3: Cho ΔMNPΔMNP có MK là tia phân giác góc M, ˆN=ˆP=30∘^N=^P=30∘. Khi đó số đo của ^MKNˆMKN là:
A. 30∘30∘. B. 60∘60∘. C. 90∘90∘. D. 120∘120∘.
Câu 4: Trong tam giác ABCABC. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. BC+AC<ABBC+AC<AB. B. BC−AC>ABBC−AC>AB. C. BC+AC>ABBC+AC>AB. D. BC−AC=ABBC−AC=AB.
Câu 5: Đa thức g(x)=x2+x−2g(x)=x2+x−2 có một nghiệm là
A. x=2x=2. B. x=0x=0. C. x=3x=3. D. x=1x=1.
Câu 6: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra là B = {1; 2; 3; … ; 29;30}. Tính xác suất để kết quả rút ra là một thẻ có số chia hết cho 3
A. 6 B. 30 C. 1212 D. 1313
Câu 7: Cho P(x)=x2−6x+aP(x)=x2−6x+a . Tìm aa để P(x)P(x) nhận −1−1 là nghiệm.
A. a=1a=1 B. a=−7a=−7 C. a=7a=7 D. a=6a=6
Câu 8: Cho tam giác ABC cân tại A có ∠A=400∠A=400, đường trung trực của AB cắt BC tại D. Tính ∠CAD∠CAD.
A. 300. B. 450. C. 600. D. 400.
PHẦN 2. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Cho hai đa thức A(x)=2x2−x+3A(x)=2x2−x+3 và B(x)=x4+2x2+x−1B(x)=x4+2x2+x−1.
a) Tính giá trị của A(x) và B(x) tại x=2;x=−1x=2;x=−1.
b) Tính N(x); M(x) biết N(x)=A(x)+B(x)N(x)=A(x)+B(x); A(x)+M(x)=B(x)A(x)+M(x)=B(x).
c) Chứng tỏ đa thức N(x)N(x) không có nghiệm.
Câu 2: Chia đa thức A cho B sau đó xác định thương và dư trong phép chia.
a) A=2x4−4x3+6x2+3x;A=2x4−4x3+6x2+3x;B=2xB=2x
b) A=2x4−3x3−3x2+6x−2A=2x4−3x3−3x2+6x−2;B=x2−2B=x2−2
Câu 3: (3,5 điểm) Cho ΔABCΔABC vuông tại AA có ∠C=300,∠C=300, đường cao AH. Trên đoạn HC lấy điểm DD sao cho HD=HB.HD=HB.
a) Chứng minh ΔAHB=ΔAHDΔAHB=ΔAHD.
b) Chứng minh ΔABDΔABD là tam giác đều.
c) Từ CC kẻ CE vuông góc với đường thẳng AD(E∈AD)(E∈AD). Chứng minh DE=HBDE=HB.
d) Từ DD kẻ DF vuông góc với AC((F thuộc AC),), I là giao điểm của CE và AH. Chứng minh ba điểm I,D,FI,D,F thẳng hàng.
Câu 4: (0,5 điểm) Cho các số thực a,b,c,x,y,z≠0a,b,c,x,y,z≠0 thoả mãn xa=yb=zcxa=yb=zc.
Chứng minh rằng: x2+y2+z2(ax+by+cz)2=1a2+b2+c2x2+y2+z2(ax+by+cz)2=1a2+b2+c2.
Lời giải
I. Trắc nghiệm
1.A |
2.D |
3.C |
4.C |
5.D |
6.D |
7.B |
8.A |
Câu 1.
Phương pháp:
Rút gọn rồi xác định bậc của đa thức.
Cách giải:
M=x5+x4+1−x3+3x2−x5−x4=−x3+3x2+1M=x5+x4+1−x3+3x2−x5−x4=−x3+3x2+1.
Bậc của đa thức là 3.
Chọn A.
Câu 2.
Phương pháp:
Đoạn thẳng nào lớn hơn thì hình chiếu sẽ lớn hơn.
Cách giải:
Vì AB > AC ⇒⇒ HB > CH
Chọn D.
Câu 3.
Phương pháp:
Tính chất tổng 3 góc của một tam giác và tính chất tia phân giác của góc.
Cách giải:
Ta có: ^NMP=180∘−ˆN−ˆP=180∘−30∘−30∘=120∘ˆNMP=180∘−^N−^P=180∘−30∘−30∘=120∘
Vì MK là phân giác của góc NMP nên ^NMK=^NMP2=120∘2=60∘ˆNMK=ˆNMP2=120∘2=60∘⇒^MKN=180∘−30∘−60∘=90∘⇒ˆMKN=180∘−30∘−60∘=90∘.
Chọn C.
Câu 4
Phương pháp:
Đựa vào bất đẳng thức tam giác, tổng 2 cạnh của một tam giác luôn lớn hơn cạnh thứ ba.
Cách giải:
Đáp án đúng BC+AC>ABBC+AC>AB.
Chọn C.
Câu 5.
Phương pháp:
Nếu tại x = a, đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a (hoặc x = a ) là một nghiệm của đa thức đó.
Cách giải:
Thay các giá trị của x vào đa thức ta có:
g(2)=22+2−2=4g(2)=22+2−2=4
g(0)=02+0−2=−2g(0)=02+0−2=−2
g(3)=32+3−2=7g(3)=32+3−2=7
g(1)=12+1−2=0g(1)=12+1−2=0
Vậy x=1x=1 là nghiệm của đa thức.
Chọn D.
Câu 6
Phương pháp:
Tìm các số chia hết cho 3 từ 0 đến 30.
Cách giải:
Các số chia hết cho 3 từ tập B = {1; 2; 3; … ; 29; 30} là 3,6,9,12,15,18,21,24,27,30
=> có tất cả 10 số chia hết cho 3
Vậy xác suất để thẻ rút ra là số chia hết cho 3 là 1030=131030=13.
Chọn D.
Câu 7
Phương pháp:
P(x)P(x) nhận −1−1 là nghiệm nên P(−1)=0,P(−1)=0, từ đó ta tìm được a.
Cách giải:
P(x)P(x) nhận −1−1 là nghiệm nên P(−1)=0,P(−1)=0,
⇒(−1)2−6.(−1)+a=0⇒1+6+a=0⇒(−1)2−6.(−1)+a=0⇒1+6+a=0
⇒7+a=0⇒a=−7⇒7+a=0⇒a=−7
Vậy P(x)P(x) nhận −1−1 là nghiệm thì a=−7a=−7.
Chọn B.
Câu 8.
Phương pháp:
Sử dụng tính chất đường trung trực của đoạn thẳng: Điểm cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó.
Chứng minh hai tam giác bằng nhau.
Cộng, trừ góc.
Cách giải:
Gọi M là trung điểm của AB.
Vì D thuộc trung trực của đoạn thẳng AB nên DA = DB (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng).
Xét ΔAMDΔAMD và ΔBMDΔBMD có:
MA = MB (do M là trung điểm của AB).
MD chung
DA = DB (cmt)
⇒ΔAMD=ΔBMD(c.c.c)⇒ΔAMD=ΔBMD(c.c.c)
⇒∠MAD=∠MBD⇒∠MAD=∠MBD (hai góc tương ứng).
Tam giác ABC cân tại A nên ∠MBD=∠ACB=1800−∠BAC2=1800−4002=700∠MBD=∠ACB=1800−∠BAC2=1800−4002=700
⇒∠MAD=700⇒∠MAC+∠CAD=700⇒400+∠CAD=700⇒∠CAD=300⇒∠MAD=700⇒∠MAC+∠CAD=700⇒400+∠CAD=700⇒∠CAD=300
Chọn A.
II. Tự luận
Bài 1:
Phương pháp:
a) Thay lần lượt x=2;x=−1x=2;x=−1 vào đa thức để tính giá trị;
b) Sử dụng các quy tắc cộng, trừ đa thức;
c) Chứng minh không có giá trị của x đê đa thức nhận giá trị bằng 0.
Cách giải:
a) A(2)=2.(2)2−2+3=8−2+3=9A(2)=2.(2)2−2+3=8−2+3=9;A(−1)=2.(−1)2−(−1)+3=6A(−1)=2.(−1)2−(−1)+3=6
B(2)=24+2.22+2−1=32+8+2−1=41B(2)=24+2.22+2−1=32+8+2−1=41;B(−1)=(−1)4+2.(−1)2+(−1)−1=1+2−1−1=1B(−1)=(−1)4+2.(−1)2+(−1)−1=1+2−1−1=1.
bN(x)=A(x)+B(x)=2x2−x+3+x4+2x2+x−1=x4+(2x2+2x2)+(x−x)+(3−1)=x4+4x2+2.
A(x)+M(x)=B(x)⇒M(x)=B(x)−A(x)=x4+2x2+x−1−(2x2−x+3).
M(x)=x4+2x2+x−1−2x2+x−3M(x)=x4+2x−4
Vậy N(x)=x4+4x2+2;M(x)=x4+2x−4.
c) Ta có N(x)=x4+4x2+2 mà x4+4x2≥0⇒x4+4x2+2>0 với mọi x.
Vậy N(x) không có nghiệm.
Câu 2:
Phương pháp:
Sử dụng cách chia đa thức cho đa thức.
Cách giải:
a) A:B=(2x4−4x3+6x2+3x):2x=x3−2x2+3x+32
Thương của phép chia là x3−2x2+3x+32 dư 0.
b)
Thương của phép chia là 2x2−3x+1 dư 0.
Câu 3:
Phương pháp:
a) Chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c.
b) Chứng minh ΔABDlà tam giác cân có một góc bằng 600, rồi suy ra ΔABD là tam giác đều.
c) Chứng minh DE=DH (hai cạnh tương ứng). Mà DH=DB (giả thiết) ⇒DE=DB.
d) Chứng minh FD//AB rồi sau đó chứng minh DI//AB, suy ra I,D,F là ba điểm thẳng hàng.
Cách giải:
a) Xét ΔAHB và ΔAHD ta có:
HD=HB (gt)
AHchung
∠AHB=∠AHD=900
⇒ΔAHB=ΔAHD (c.g.c)
b) ΔABC vuông tại A,
có ∠C=300⇒∠B=900−300=600 (định lý tổng ba góc của một tam giác).
Vì ΔAHB=ΔAHD (cmt)
⇒AB=AD (hai cạnh tương ứng).
⇒ΔABD cân tại A mà ∠B=600
Do đó: ΔABDlà tam giác đều.
c) Vì ΔABDlà tam giác đều (cmt)
⇒∠DAB=600
⇒∠CAD=900−∠DAB=900−600=300
Xét ΔACD có ∠ACD=∠CAD=300.
⇒ΔACD cân tại D.
⇒CD=AD
Xét ΔDEC và ΔDHA có:
CD=AD(cmt)
∠E=∠H=900
∠CDE=∠ADH (đối đỉnh)
⇒ΔDEC=ΔDHA (cạnh huyền – góc nhọn).
⇒DE=DH (hai cạnh tương ứng).
Mà DH=DB (giả thiết)
⇒DE=DB.
d) Từ D kẻ DF vuông góc với AC(F thuộc AC), I là giao điểm của CE và AH. Chứng minh ba điểm I,D,F thẳng hàng.
Ta có:
DF⊥AC(gt)AB⊥AC(gt)⇒DF//AB(1)
Ta lại có:
∠FDC=∠HDI (đối đỉnh)
Mà ∠FDC=900−∠C=900−300=600
⇒∠FDC=∠HDI=600
Mà ∠B=600
⇒∠B=∠DHI
Mà hai góc này ở vị trí so le trong
Do đó: DI//AB (2)
Từ (1) và (2), suy ra: ∠I,D,B là ba điểm thẳng hàng.
Câu 4:
Phương pháp:
Đặt ab=cd=k⇒{a=kbc=kd. Sau đó thay vào từng vế của đẳng thức cần chứng minh, ta được cùng một biểu thức, suy ra điều phải chứng minh.
Cách giải:
Đặt xa=yb=zc=k⇒{x=kay=kbz=kc
Thay x=ka;y=kb;z=kc vào đẳng thức, ta được:
VT=(ka)2+(kb)2+(kc)2(a.ka+b.kb+c.kc)2=k2a2+k2b2+k2c2(ka2+kb2+kc2)2=k2(a2+b2+c2)k2(a2+b2+c2)2=1a2+b2+c2=VP
⇒x2+y2+c2(ax+by+cz)2=1a2+b2+c2 (đpcm)
.


- Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 10
- Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 11 - Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 12 - Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 13 - Kết nối tri thức
- Đề thi học kì 2 Toán 7 - Đề số 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay