BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Lịch Sử và Địa lí - Lớp 6



Phần Lịch sử

Chương 1. Vì sao phải học Lịch sử?

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: Khái niệm lịch sử và môn lịch sử, lí do cần thiết phải học lịch sử; Các nguồn sử liệu; Cách tính thời gian trong lịch sử.

Chương 2. Xã hội nguyên thủy

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: Quá trình tiến hóa từ Vượn thành người; Dấu tích người tối cổ ở Đông nam Á và Việt Nam; Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của loài người; Giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy; Đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của người nguyên thủy; Phát hiện ra kim loại và vai trò của nó; Xã hội nguyên thủy tan rã.

Chương 3. Xã hội cổ đại

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: Điều kiện tự nhiên, quá trình thành lập nhà nước, thành tựu văn hóa chủ yếu của các nền văn minh cổ đại: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại; Ấn Độ cổ đại; Trung Quốc; Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Chương 4. Đông Nam Á từ những thế kỉ tiếp giáp đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: Vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á; Quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á; Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á; Tác động của quá trình giao lưu thương mại..

Chương 5. Việt Nam từ khoảng thế kỉ VII trước Công nguyên đến đầu thế kỉ X

Đây là nội dung quan trọng trong chương trình lớp 6, thường xuất hiện trong các đề thi, chương này sẽ giải quyết các vấn đề: Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc; Chính sách cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc; Chuyển biến về kinh tế và xã hội của người Việt; nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng; Người Việt giữ gìn, tiếp thu văn hóa trong thời kì Bắc thuộc; Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán 938, Sự thành lập và phát triển, tổ chức xã hội, kinh tế, thành tựu văn hóa của vương quốc Chăm-pa và Phù Nam.

Phần Địa lí

Chương 1. Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất

Với chương 1, HS học về hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí; bản đồ, một số lưới kinh vĩ tuyến và phương hướng trên bản đồ; tỉ lệ bản đồ và tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ; kí hiệu và bảng chú giải bản đồ, tìm đường đi trên bản đồ; lược đồ trí nhớ.

HS hay mắc sai lầm trong việc phân biệt các đường kinh tuyết, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc và các bán cầu; xác định các hướng và so sánh tỉ lệ các bản đồ; phân biệt các dạng kí hiệu bản đồ.

Chương 2. Trái Đất – Hành tinh của hệ Mặt Trời

Chương này với các nội dung: Trái Đất trong hệ Mặt Trời, chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả, chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả, xác định phương hướng ngoài thực tế.

Nội dung HS hay mắc sai lầm nhất là hệ quả giờ trên Trái Đất của chuyển động tự quay quanh trục do HS hay tính sai ngày, giờ.

Chương 3. Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất

HS sẽ tìm hiểu các vấn đề về cấu tạo của Trái Đất, các mảng kiến tạo; quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi; núi lửa và động đất; các dạng địa hình chính trên Trái Đất, khoáng sản. Bên cạnh đó, rèn kĩ năng đọc lược đồ tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản.

Cần lưu ý phân biệt rõ quá trình nội sinh và ngoại sinh; tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh đến hiện tượng tạo núi; phân biệt các dạng địa hình chính trên Trái Đất theo các tiêu chí độ cao, đặc điểm chính.

Chương 4. Khí hậu và biến đổi khí hậu

Chương 4 sẽ tìm hiểu về lớp vỏ khí của Trái Đất, khí áp và gió; nhiệt độ không khí, mây và mưa; thời tiết và khí hậu, biến đổi khí hậu. Ngoài ra, rèn kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.

Chương 5. Nước trên Trái Đất

Để học tốt chương này, HS cần tìm hiểu kĩ về thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước; sông và hồ, nước ngầm và băng hà; biển và đại dương.

Chú ý có 2 vòng tuần hoàn nước: vòng tuần hoàn nước nhỏ và vòng tuần hoàn nước lớn, cấu tạo của 1 con sông chính, vai trò của nước ngầm, độ muối và nhiệt độ của các biển và đại dương trên thế giới không giống nhau.

Chương 6. Đất và sinh vật trên Trái Đất

Trong chương 6, HS cần tìm hiểu về lớp đất, sự sống trên trái Đất, rừng nhiệt đới, sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất. 

Chú ý đến các nhân tố hình thành đất.

Chương 7. Con người và thiên nhiên

Các vấn đề cần tìm hiểu trong chương 7 là: dân số và sự phân bố dân cư; mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên; bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững. Đồng thời, tìm hiểu mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở địa phương.

Chương này có nhiều số liệu, bảng số liệu, HS cần lưu ý đến tính cập nhật của số liệu; bên cạnh đó, liên hệ được với thực tiễn.