Trắc nghiệm Tìm hiểu văn bản Thủy tiên tháng Một Văn 7 Kết nối tri thức

Đề bài

Câu 1 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một do ai sáng tác?

  • A
    Thô-mát L. Phrít-man
  • B
    Hà Thủy Nguyên
  • C
    Giuyn Véc-nơ
  • D
    Đa-ni-en Gốt-li-ép
Câu 2 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một nằm ở phần mấy của cuốn sách?

  • A
    Phần 1
  • B
    Phần 2
  • C
    Phần 3
  • D
    Phần 4
Câu 3 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một nói về nội dung gì?

  • A
    Thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất
  • B
    Vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết
  • C
    Về vẻ đẹp của hoa thủy tiên
  • D
    A và B đúng
Câu 4 :

“Sự bất thường của Trái Đất” là cụm từ do ai đặt ra?

  • A
    Giuyn Véc-nơ
  • B
    Hân-tơ Lo-vin
  • C
    En-đi Uya
  • D
    Đa-ni-en Gốt-li-ép
Câu 5 :

Theo tác giả, khi làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất cũng làm thay đổi điều gì?

  • A
    Hướng gió
  • B
    Hướng sông chảy
  • C
    Bề mặt đất liền
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 6 :

Theo tác giả, khi Trái Đất nóng hơn cũng làm thay đổi điều gì?

  • A
    Ô nhiễm không khí
  • B
    Ô nhiễm khói bụi
  • C
    Băng tan
  • D
    Tốc độ bay hơi nước
Câu 7 :

Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm, đã gây ra lũ lụt nặng nề ở đâu?

  • A
    Ấn Độ
  • B
    Pa-ki-xtan
  • C
    Băng-la-đét
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 8 :

Anh và xứ U-ên (Wales) cũng trải qua khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Bảy mưa nhiều chưa từng thấy kể từ mức kỉ lục năm bao nhiêu?

  • A
    1765
  • B
    1766
  • C
    1767
  • D
    1768
Câu 9 :

Theo tác giả, cuối tháng trước ở Xu-đăng, lũ và mưa lớn đã làm sập bao nhiêu ngôi nhà xây bằng gạch đất sét?

  • A
    23000
  • B
    24000
  • C
    25000
  • D
    26000
Câu 10 :

Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới -22*C ở đâu?

  • A
    Chi-lê
  • B
    Băng-la-đét
  • C
    Ác-hen-ti-na
  • D
    Pa-ki-xtan

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một do ai sáng tác?

  • A
    Thô-mát L. Phrít-man
  • B
    Hà Thủy Nguyên
  • C
    Giuyn Véc-nơ
  • D
    Đa-ni-en Gốt-li-ép

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản Thủy tiên tháng Một do Thô-mát L. Phrít-man sáng tác

Câu 2 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một nằm ở phần mấy của cuốn sách?

  • A
    Phần 1
  • B
    Phần 2
  • C
    Phần 3
  • D
    Phần 4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản năm trong mục 5 (Sự bất thường của Trái Đất) thuộc phần 2 (Tại sao chúng ta lại ở đây) của cuốn sách

Câu 3 :

Văn bản Thủy tiên tháng Một nói về nội dung gì?

  • A
    Thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất
  • B
    Vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết
  • C
    Về vẻ đẹp của hoa thủy tiên
  • D
    A và B đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Văn bản đã cung cấp cho chúng ta thông tin một cách đầy đủ, khoa học, chính xác về thực trạng thiên nhiên trên toàn Trái Đất. Qua văn bản chúng ta thấy rõ được vấn đề cấp bách trong việc cải thiện xu hướng cực đoan của thời tiết

Câu 4 :

“Sự bất thường của Trái Đất” là cụm từ do ai đặt ra?

  • A
    Giuyn Véc-nơ
  • B
    Hân-tơ Lo-vin
  • C
    En-đi Uya
  • D
    Đa-ni-en Gốt-li-ép

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

“Sự bất thường của Trái Đất” làm cụm từ do Hân-tơ Lo-vin đặt ra

Câu 5 :

Theo tác giả, khi làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất cũng làm thay đổi điều gì?

  • A
    Hướng gió
  • B
    Hướng sông chảy
  • C
    Bề mặt đất liền
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm, chú ý đoạn từ “Hãy quen với điều đó” đến “ở nơi khác”

Lời giải chi tiết :

Khi bạn làm thay đổi nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất, bạn cũng làm thay đổi hướng gió – và cả tình hình gió mùa trước khi bạn nhận biết được điều đó nữa.

Câu 6 :

Theo tác giả, khi Trái Đất nóng hơn cũng làm thay đổi điều gì?

  • A
    Ô nhiễm không khí
  • B
    Ô nhiễm khói bụi
  • C
    Băng tan
  • D
    Tốc độ bay hơi nước

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm, chú ý đoạn từ “Hãy quen với điều đó” đến “ở nơi khác”

Lời giải chi tiết :

Khi Trái Đất nóng hơn, tốc độ bay hơi nước cũng thay đổi – đó là lí do chủ yếu làm xuất hiện những trận mưa bão rất lớn ở nơi này và những đợt nóng khắc nghiệt hơn, hạn hán kéo dài hơn ở nơi khác

Câu 7 :

Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm, đã gây ra lũ lụt nặng nề ở đâu?

  • A
    Ấn Độ
  • B
    Pa-ki-xtan
  • C
    Băng-la-đét
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác phẩm, chú ý đoạn từ “Bốn đợt gió mùa…” đến “trên mặt đất”

Lời giải chi tiết :

Bốn đợt gió mùa, nhiều gấp đôi mọi năm, đã gây ra lũ lụt nặng nề ở Ấn Độ, Pa-ki-xtan (Pakistan) và Băng-la-đét (Bangladesh)

Câu 8 :

Anh và xứ U-ên (Wales) cũng trải qua khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Bảy mưa nhiều chưa từng thấy kể từ mức kỉ lục năm bao nhiêu?

  • A
    1765
  • B
    1766
  • C
    1767
  • D
    1768

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm, chú ý đoạn từ “Bốn đợt gió mùa…” đến “trên mặt đất”

Lời giải chi tiết :

Anh và xứ U-ên (Wales) cũng trải qua khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Bảy mưa nhiều chưa từng thấy kể từ mức kỉ lục năm 1766

Câu 9 :

Theo tác giả, cuối tháng trước ở Xu-đăng, lũ và mưa lớn đã làm sập bao nhiêu ngôi nhà xây bằng gạch đất sét?

  • A
    23000
  • B
    24000
  • C
    25000
  • D
    26000

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm, chú ý đoạn từ “Bốn đợt gió mùa…” đến “trên mặt đất”

Lời giải chi tiết :

Theo tác giả, cuối tháng trước ở Xu-đăng, lũ và mưa lớn đã làm sập 23 000 ngôi nhà xây bằng gạch đất sét

Câu 10 :

Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới -22*C ở đâu?

  • A
    Chi-lê
  • B
    Băng-la-đét
  • C
    Ác-hen-ti-na
  • D
    Pa-ki-xtan

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung tác phẩm, chú ý đoạn từ “Bốn đợt gió mùa…” đến “trên mặt đất”

Lời giải chi tiết :

Vào tháng Bảy, nhiệt độ xuống tới -22*C ở Ác-hen-ti-na

close